Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không? Tiểu thuyết: Thiên Đường Tận Thế – (Minh Chí) Mục Lục Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog Văn Học Mỹ Gatsby Vĩ Đại – F.S.Fitzgerald: con ngài và ánh trăng Lò Sát Sinh Số 5 […]
Siddhartha là một tác phẩm cần có trong tủ sách gia đình, bởi những lợi ích mà nó mang đến là rất lớn lao. Qua tác phẩm, ta thấy được sự gần gũi giữa nền triết học Đức và tư tưởng Phật giáo, đặt biệt là sự ảnh hưởng sâu […]
Dù là nhà văn Đức, tiểu thuyết của Hermann Hesse (Nobel 1946) cũng dễ đọc, dễ hiểu một cách tương đối. Tôi nói “tương đối” ở đây là khi bỏ qua những sự lồng ghép tư tưởng từ triết học hoặc thần học thì ta còn có điều gì đó […]
Nếu là người quan tâm đến các tác phẩm văn học nước ngoài, thì khó có ai không biết đến tên tuổi của Franz Kafka dù có thể chưa đọc tác phẩm của ông. Thư Gửi Bố là những lời phân trần mà Franz Kafka gửi đến người cha khi […]
Hang Động của Samarago là một tác phẩm rất hay mà tôi thích, vì đây là một phiên bản mở rộng và đa diện khi so với chuyện ngụ ngôn Cái Hang của Platon. Tác phẩm được xuất bản 2001 (trong thời đại chúng ta), sau 3 năm khi tác […]
Tập truyện ngắn Chúa Biết Sự Thật Nhưng Chẳng Nói Ngay của Lev Tolstoy gồm 6 câu chuyện mà trong ấy mỗi chuyện đều ẩn chứa những hàm ý mang tính kinh điển. Hình như rất nhiều bạn trẻ hơi bị ác cảm với 2 từ “kinh điển”, đặt biệt […]
Kính Sợ Và Run Rẩy – S.Kierkegaard là tác phẩm mà những ai muốn tìm hiểu về triết học và chủ nghĩa hiện sinh thì nên mua, tuy vậy để hiểu được những gì tác giả viết thì tương đối khó khăn đối với người Việt, vì nền văn hóa […]
Bạn có thể tìm thấy tác phẩm Gatsby Vĩ Đại này trong top 100 tác phẩm thế giới của bất kỳ trang bình chọn nào, điều đó khiến tôi khá kinh ngạc vì ấn tượng mà tác phẩm mang lại không giống như và có vẻ không sánh bằng… ví […]
Kawabata Yasunari đoạt giải Nobel 1968, tôi thường bảo rằng không thích văn hóa quá đề cao tinh thần của người Nhật, với lại đọc tác phẩm của Nhật dễ cảm thấy nặng nề bởi sự mông lung vô định của nó. Tuy nhiên trong cái không thích cũng tồn […]
Jose Saramago là nhà văn Bồ Đào Nha đoạt giải Nobel 1998, ông có một số tác phẩm nổi tiếng khác như Mù Lòa, Hang Động, 2 tác phẩm này dễ đọc và hấp dẫn hơn Mọi Cái Tên rất nhiều. Khi bạn đọc Mọi Cái Tên, bạn như cảm […]
Tác phẩm này là vở bi-hài kịch về cuộc đời của nhân vật tên Billy, một anh chàng có khả năng du hành xuyên thời gian như cách mà anh ta nghĩ, hoặc bạn có thể hiểu đó là một dạng loạn trí, các móc thời gian trong quá khứ […]
“Kẻ nào không biết rút ra bài học của 3000 năm thì chỉ sống lần hồi qua ngày” – Goethe, 3000 năm là một quảng thời gian quá dài với biết bao bài học, nhưng không dài cho lắm nếu được rút gọn trong một quyển sách chỉ có 500 […]
Ngày Cuối Cùng Trong Đời Socrates là một trong số vô cùng ít quyển sách mà khi đang đọc thì tôi cảm thấy tiếc nuối cho tôi và cho nhiều người khác, tiếc cho tôi vì phải chi được đọc sớm hơn thì có lẽ bổ ích lắm, tiếc cho […]
Bức Tranh Dorian Gray của Oscar Wilde là một tác phẩm lớn, dù chỉ có khoản 400 trang. Chữ “lớn” được tôi dùng khi nó trở thành biểu tượng mang tính kinh điển cho bản chất con người hoặc hình thái xã hội. Nếu bạn đã từng đọc những truyện […]
Thần Thoại Sisyphus là một cuốn sách triết học thuần túy viết về thuyết hiện sinh, dù được viết bằng thứ ngôn ngữ phổ thông đại chúng nhưng cũng không dễ để hiểu, nhưng lại rất quan trọng để chúng ta có một cái nhìn khái quát về chủ nghĩa […]
Tôi biết tác phẩm Người Truyền Ký Ức qua bộ phim cùng tên được sản xuất năm 2014, nội dung mô tả về một mô hình xã hội “lý tưởng” trong tương lai. Phải nói rằng tôi rất thích xem hoặc đọc về đề tài này, vì nó vạch ra […]
Nếu bạn hỏi tôi văn học nước nào giàu tình cảm, tôi không ngần ngại mà chọn Ba Lan. Tôi biết tới Henryk Sienkiewicz đầu tiên qua cuốn Quo’s Vadis – một tác phẩm nói về những nền tảng cơ bản nhất của Kito giáo và là tác phẩm quan […]
Đây là truyện thứ 2 có trong cuốn Bão của Le Clezio, tôi thích tác giả này ở chỗ ông luôn mở ra lối thoát cho những con người chịu nhiều đau khổ cùng cực. Nói cách khác thì tác phẩm của ông mang ánh sáng dù nói về bóng […]
Tôi thích nhà văn Le Clezio đoạt giải Nobel 2008 này, bởi những điều ông viết trong truyện Bão, viết về nỗi đau của con người, điều quan trọng ở đây là cách ông nêu lên những nỗi đau để rồi sau đó mang các nhân vật vượt lên chứ […]
Thật lạ lùng làm sao, khi mà nếu đọc một câu chuyện viết về những hoang mạc trên trái đất thì có thể khiến tôi khá chán chường, nhưng biến đổi nó đi, khoát cho nó một hình hài khác, một vẻ bề ngoài khác, ném vào một câu chuyện […]
Tác giả của Hoàng Tử Bé, Saint Exupery là một trong vài nhà văn mà khi có tác phẩm nào xuất bản thì tôi phải mua cho bằng được, và sau khi đọc Xứ Con Người thì tôi biết điều tôi làm là chính xác. Sẽ có vô số nhà […]
Bạn biết điều gì tạo nên sự bất tử? Đó là khi nó được xem như một biểu tượng của chân lý vĩnh hằng, từ “chân lý” được dịch sát nghĩa là “sự thật”. Khi bạn đọc một cuốn sách, các nhân vật, các diễn biến, chỉ giống như thứ […]
Có vô số nhà văn viết về những mảnh đời nhỏ bé hèn mọn, nhưng cho đến nay, tôi thật sự yêu thích chỉ có 3 người là Hector Malot, Oscar Wilde, và John Steinbeck. Qua Hector Malot ta thấy được sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau và […]
Con Sẻ Vàng (The Goldfinch) đoạt giải Pulitzer 2014, sách khổ lớn 16×24 có 900 trang, đây là một tác phẩm lớn, nội dung trả lời cho những câu hỏi siêu hình – dạng như “bản chất của sự sống là gì?”, chính tôi cũng không hiểu siêu hình là […]
Bạn có biết đặc trưng của ánh sáng là gì không? Là khi nó ở nơi nào thì mọi thứ xung quanh đều hiện rõ, kể cả bóng tối đen ngòm sau lưng chúng. Lev Tolstoy được tôn vinh là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nhân […]
Với tôi thì Đồi Thỏ là một tác phẩm lớn, vì hội đủ 2 yếu tố đó là nói lên bản chất con người và bản chất xã hội … À nhầm! Không phải của người mà là của thỏ – những con thỏ xinh xắn, yếu ớt, ngây thơ, […]
Thêm một tác phẩm văn học cần có trong tủ sách gia đình, phù hợp cho trẻ nhỏ và người lớn. Vì sống ở Việt Nam, hạn chế về nhận thức, về dịch thuật, chúng ta không có nhiều cơ hội để được tiếp xúc những tác phẩm hội tụ […]
F.H.Burnett là một trong số ít nhà văn mà nếu có tác phẩm nào được dịch thì tôi sẽ mua ngay. Vì các tác phẩm của bà tràn đầy yêu thương, mang tính giáo dục cao, rất cần thiết trong việc tạo nên một con người có phẩm giá. Nếu […]
Có bao giờ, lúc nghĩ đến những người mà bạn yêu mến đang bình an, rồi bất chợt bạn muốn nói một lời “cảm ơn” với Đấng mà bạn tôn thờ hoặc với số phận – nếu bạn không theo tôn giáo nào; tôi thường làm việc ấy mỗi ngày […]
Tôi không thích các nhà văn trong nền văn học của Liên Bang Xô Viết, tuy vậy vẫn có 2 ngoại lệ, một là Maksim Gorky, tôi chỉ đọc các truyện dành cho thiếu nhi, hai là Chinghiz Aitmatov, gần gũi thiên nhiên. Một tác phẩm chỉ có giá trị […]
Cho tới lúc này, đây là cuốn sách mà tôi đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn không chán, càng đọc thì càng hiểu rõ hơn về bản thân, con người và cuộc sống. Đây cũng là tác phẩm cần có và nên có nhất trong tủ sách của bạn, […]
Hẳn nhiều người đã từng nghe qua tên của tác phẩm này, Lolita trở thành một cái tên phổ biến để ám chỉ các bé gái dễ thương tuổi dậy thì (12-15). Đây là một tác phẩm khó cảm nhận, và thật sự khó viết review vì nó nói đến […]
Trong các trang hoặc nhóm về sách, đôi khi chúng ta bắt gặp những câu hỏi như “đọc tác phẩm nào để làm giàu tâm hồn và trái tim?” câu trả lời thường thấy nhất sẽ là Không Gia Đình, Trong Gia Đình, Những Người Khốn Khổ; tôi sẽ thêm […]
J.P.Sartre là một nhà triết học, nhà văn, ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1964 nhưng từ chối nhận giải, ông là một trong những triết gia trong phong trào hiện sinh, đặt biệt là tại Pháp những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2. Để hiểu rõ […]
John Steinbeck là một nhà văn Mỹ, ông từng đoạt giải Pulitzer với tác phẩm Chùm Nho Phẫn Nộ và giành giải Nobel văn học năm 1962, dù chỉ 1 trong 2 giải thưởng này cũng đủ nói lên tài năng của ông. Tác phẩm Của Chuột Và Người đã […]
Catch 22 là bộ tiểu thuyết có vị trí khá cao trong bảng xếp hạng top 100 của nhiều tờ báo lớn cũng như trang mạng quốc tế về sách. Quyển này tương đối dày, gần 600 trang, có 42 chương, mỗi chương là một cái tên của các nhân […]
Kể ra thì cũng 19 năm rồi, kể từ cái lần đầu tiên tôi đọc cuốn sách này, lần đọc ấy gây cho tôi một nỗi ám ảnh ghê gớm, cái âm u của nó khiến tôi chẳng muốn giở ra một lần nào nữa, tuy vậy vẫn luôn có […]
Hẳn bạn đã nghe hoặc đọc thấy rất nhiều về tác phẩm này, tôi thì nghe nhiều đến nỗi sinh ra ghét luôn, thành ra mãi tận đến bây giờ mới tìm nghe audio (vì lười giở sách ra đọc). Nghe mới hiểu đây đúng là một tác phẩm lớn, […]
Nếu có ai hỏi tôi “trong tất cả các thể loại của văn bản thuộc về chữ viết thì loại nào quan trọng nhất?” thì tôi sẽ trả lời là “lịch sử”. Vì lịch sử mang trong nó bài học sống còn của nhân loại, qua nó, chúng ta không […]
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng trên thế giới này có điều kỳ diệu hay không? Kỳ diệu như những câu chuyện cổ tích trong các sách thần thoại. Có thể lúc nào đó ta từng tin, ta ước gì mình như là hoàng tử hoặc công chúa, và […]