Review sách Thế Giới Của Sophie – Jostein Gaarder: bạn có đang sống lần hồi qua ngày?

“Kẻ nào không biết rút ra bài học của 3000 năm thì chỉ sống lần hồi qua ngày” – Goethe, 3000 năm là một quảng thời gian quá dài với biết bao bài học, nhưng không dài cho lắm nếu được rút gọn trong một quyển sách chỉ có 500 trang. Ấy thế mà có biết bao nhiêu là người vẫn lười biếng không chịu đọc cơ đấy. Quyển sách này giá trị thế nào với mỗi người chúng ta? Cá nhân tôi nghĩ rằng nó ích lợi hơn 99% số sách mà các bạn từng đọc trong đời. Điều đáng nói ở đây là những bài học cực kỳ quan trọng để nâng cao nhận thức thì được thể hiện sao cho ta có thể dễ dàng tiếp thu nhất, cũng như hàm ý tác giả ở cuối tác phẩm, khi ông muốn tìm một cuốn sách tổng quát về triết học dành cho tuổi mới lớn nhưng không thấy nên ông viết ra Thế Giới Của Sophie này. Tuy vậy, bạn đừng tưởng bở, vì vẫn còn vô số khái niệm và học thuyết sẽ làm cho cả người trưởng thành phải bối rối, đặt biệt là với tầm nhận thức có phần khiêm tốn như ở Việt Nam.

Về mặt cá nhân, tôi đọc tác phẩm này cách đây hơn 15 năm, và nó ảnh hưởng đến sự hình thành cấu trúc tư duy của tôi từ 40-50%, hiện tại là lần đọc thứ 2 để hiểu hơn và để viết bài. Với đa số con người, họ chuộng những cuốn sách nâng cao kỹ năng hơn là nâng cao nhận thức, vì họ không nhận ra một điều rất quan trọng, đó là nhận thức sẽ định hướng cuộc đời họ, còn kỹ năng chỉ giúp họ thành công trong mục đích đang hướng tới, nhưng ích gì khi cái mục đích đang hướng đến lại là sự lầm lạc? Bài học của 3000 năm giúp con người ta tránh được rất nhiều lầm lạc sẽ diễn ra trong đời. Có ai từng khảo sát tại sao bản thân ta chỉ là một công dân nhỏ bé trong một đất nhỏ bé trên bình diện thế giới hay không? Là vì hoàn cảnh? Điều đó đúng, nhưng ta vẫn có thể trở thành một “công dân thế giới” nếu nền giáo dục của ta hoặc gia đình ta đạt được cái tầm thế giới. Quá khứ là bất khả thay đổi, vậy hiện tại và tương lai thì sao? Bạn chấp nhận bản thân vẫn ở cấp độ ấy hay muốn vươn lên? Tất cả chỉ là sự lựa chọn mà thôi. Riêng tôi thì chọn đi lên, dù có vẻ hơi trễ một tí.

Vì nội dung của tác phẩm này rất đồ sộ nên tôi chỉ lượt qua một số ý chính để bạn hiểu đại khái, điều cần thiết là bạn phải đọc sách, và lưu ý rằng nội dung tác phẩm này cũng chỉ là lịch sử triết học, muốn hiểu sâu hơn thì cần đọc nhiều lắm, cuốn sách chỉ mang tính dẫn dắt ta thôi.

Chuyện kể về cô bé Sophie tình cờ được một giáo sư triết học gửi cho những bài giảng về triết học, sự bắt đầu ấy chỉ đơn giản là những câu hỏi như “Bạn là ai?”, “Thế giới bắt nguồn từ đâu?”, “Có một chất liệu đầu tiên từ đó sinh ra tất cả không?”. Sau đó là các câu hỏi “Em có tin vào định mệnh không?”, “Bệnh tật có phải là sự trừng phạt của thần linh?”, “Những lực nào đang thống trị dòng chảy của lịch sử?”. Sau đó nữa là “Có một sự thẹn thùng tự nhiên không?”… và rất nhiều câu hỏi nữa nảy sinh từ đời sống con người, đi từ thế giới khách quan bên ngoài cho đến bản thể con người. Theo dòng thời gian, từng nhà triết học đưa ra những câu trả lời rồi sau đó bị người sau chỉ ra những lập luận chưa thỏa đáng, và cứ tiếp tục cho đến tận ngày nay.

Giờ thì bạn thử nghĩ về chính bạn, nếu bạn không biết gì về dòng chảy tư duy đó, có phải bạn luôn bắt đầu từ con số 0? Hoặc những gì bạn đang tiếp thu là một mớ những khái niệm tạp nham đang trôi nổi, giống như bạn đang học lớp 1 thì nhảy vào lớp 4, nhảy lên lớp 7, nhảy thẳng vào đại học, lướt qua cả cấp độ tiến sĩ. Tôi không nghĩ bạn là thánh để có thể hiểu những gì đã học theo cách nhảy cấp đó. Thành ra có vô khối người khi trò chuyện và tranh luận thì cứ chém gió mà chẳng dựa trên cơ sở vững chắc nào, điều đó có thể là bình thường ở VN, nhưng với nếu trò chuyện với những người thuộc nền giáo dục phương tây thì sao? Chúng ta bị loại từ vòng gửi xe, vì lập luận của chúng ta ngô nghê như của những đứa trẻ, chỉ là chúng ta không tự biết đó thôi.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Lướt sơ một tí về việc nhận thức nhé. Yếu tố đầu tiên để nhận biết bạn có tiềm năng trở thành nhà triết học hay không chính là sự ngạc nhiên hay sự xao xuyến của bạn khi nhìn vào cuộc sống, điều này có nhiều ở trẻ nhỏ, còn người lớn thì đã quá quen với những gì họ thấy, tâm trí họ chai lì đến nỗi không còn đặt những câu hỏi “Vì sao” nữa. Để trả lời các câu hỏi thuộc loại “Vì sao?” và “Như thế nào?” thì con người gán ghép cho các vị thần, nhưng một nhà triết học không chấp nhận điều đó, ông muốn một câu trả lời chắc chắn hơn dựa trên lý tính, tức nó phải rõ ràng như 2+2=4 vậy.

Những triết gia đầu tiên khi nhìn vào thế giới họ thấy sự biến đổi, mọi thứ đang trôi đi, nhưng họ không chấp nhận quan điểm mọi thứ tự dưng mà có, phải có “chất liệu ban đầu” mang tính bất biến và khi chúng kết hợp lại thì tạo nên vật chất cùng muôn loài, vậy là chỉ bằng suy tư, họ biết về sự tồn tại của các nguyên tố mà không cần các công cụ khoa học như ngày nay. Sau đó là họ nhận ra sự tồn tại của “ý niệm” về sự vật trong suy nghĩ của họ và bản thân sự vật ở bên ngoài, có vị cho rằng 2 điều đó tồn tại độc lập với nhau, cái này có trước cái kia hoặc ngược lại. Theo thời gian … lướt qua … lướt qua… có vị tin rằng con người chỉ có thể hiểu được thế giới bằng lý tính, có vị lại bảo chỉ có thể bằng giác quan. Đến Kant thì ông cho rằng con người không thể biết được “vật tự thân” vì con người phụ thuộc vào không gian và thời gian, ý thức con người chỉ là nơi ghi nhận. Giác quan của bạn giống như cặp kính màu đỏ, bạn sẽ nhìn mọi thứ mang màu đỏ khi nhìn qua nó, tức bạn chỉ “thấy” được mọi thứ trong giới hạn giác quan của bạn thôi. Rồi Hegel với phép biện chứng, Marx với chủ nghĩa cộng sản, Freud với ngành phân tâm học, và ảnh hưởng của Sartre trong thời hiện đại với thuyết hiện sinh vô thần.

Tác phẩm cũng lướt qua các thời kỳ như cổ đại, trung đại (trung cổ), phục hưng, khai sáng, và cuối cùng là thời hiện đại. Bạn sẽ biết thể chế cộng hòa đã được sinh ra cách đây khoản 2500 năm ở Hy Lạp, ảnh hưởng của chữ Latinh lên toàn cõi châu Âu, và vì sao trong các tác phẩm văn học thời phục hưng người ta thích trích dẫn những câu nói bằng tiếng Hy Lạp, và chủ nghĩa tự do khai sinh ở Pháp, đó là vì sao tượng nữ thần tự do là quà của Pháp tặng Mỹ.

Bài viết cũng dài nhưng những điều muốn nói thì còn rất nhiều, tóm lại thì đây là một tác phẩm vô cùng quan trọng. Với những vấn đề đi sâu vào triết học thì tôi sẽ bàn trong những bài viết khác, và các bài viết ấy chỉ đăng trên web của tôi, nếu bạn quan tâm thì lâu lâu ghé qua đó nhé. Bài này chỉ giới thiệu chung về tác phẩm thôi. Kiến thức luôn có ở khắp mọi nơi, vấn đề là bạn có muốn tìm hiểu hay không. Thật là quá rẻ với một cuốn sách giá hơn 100 ngàn và vài ngày để đọc, tiếc là rất nhiều người vẫn thờ ơ với những món quà mà cuộc sống dành cho họ.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

………………………

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, và giới thiệu với bạn bè về Chí Blog  (Facebook) .

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Mother (2017): Chỉ có tình yêu mới tái tạo thiên đường

CN Th9 8 , 2019
Mother có IMDb 6.6, là bộ phim tâm lý – kinh dị, số điểm IMDb đó với tôi là khá thấp so với giá trị thật sự, có lẽ vì phim đã khiến nhiều người tức giận, đặt biệt là các tổ chức tôn giáo. Nếu Mẹ Trái Đất hiện […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese