High Life (2018) là một phim giả tưởng, nhưng nó nghiêng về tính nghệ thuật và triết lý hơn là giải trí, vì vậy phim khá kén người xem và rất khó hiểu – nếu bạn muốn hiểu thông điệp chứ không phải đơn thuần về mặt nội dung. Diễn biến phim khá chậm, giống như một con thuyền cứ trôi lững lờ trên dòng sông vô tận. Tất nhiên mọi thứ đều có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, với phim này thì điểm khởi đầu là tội lỗi và điểm kết thúc là sự giải thoát, nói cho đúng thì đó là chuyến hành trình cho sự thanh tẩy hơn là Lạc Ngoài Vũ Trụ – tựa phim tiếng Việt. IMDb 5.9
Phim kể về một nhóm người bao gồm các tù nhân chịu án tử hình và chung thân, và một vài người tự nguyện, họ được đưa lên một tàu vũ trụ bay đến lỗ đen để tìm nguồn năng lượng mới cho loài người. Mọi sự bắt đầu đều suông sẻ, nhưng những diễn biến tiếp theo sẽ như những gì mà chúng ta thường biết … về chính chúng ta, đó là những mâu thuẫn nẩy sinh giữa các thành viên trong nhóm, bạo lực và cái chết. Tôi rất lấy làm lạ là sau biết bao thế kỷ, chúng ta đã quá hiểu về chính mình nhưng vẫn không sao ngăn được việc rơi vào cái vòng lẫn quẫn ấy.
Điểm khởi đầu của chuyến hành trình là tội lỗi, nhưng điểm bắt đầu của bộ phim là sự sống, đó là một đứa bé và một người cha trên con tàu vũ trụ hoang vắng, khi các thành viên khác đã chết. Những cảnh tiếp theo là sự hồi tưởng lại của Monte để cho ta biết vì sao họ đang ở đó. Theo cách nghĩ thông thường, họ bị cả loài người chối bỏ và lợi dụng, nhưng khi kết hợp với cuối phim, chúng ta thật khó lòng biết được “Ai” mới thật sự bị chối bỏ và bị bỏ lại. Cũng giống như một câu nói trong kinh thánh “Viên đá người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường”.
Không đơn thuần khi tôi trích dẫn lời kinh thánh trong bài viết này, vì chuyến hành trình giống như một cuốn biên niên ký về lịch sử loài người và mang trong nó nhiều yếu tố tâm linh và tôn giáo. Như là về Monte, anh đã giết người bạn vì một con chó, khiến ta nhớ đến câu chuyện về Cain và Abel, sau đó Cain đã bị loài người ruồng bỏ. Con tàu vũ trụ giống như một trái đất thu nhỏ, và trên nó là một xã hội loài người được rút gọn.
Mỗi nhân vật với tính cách và hành động của họ đều mang tính biểu tượng, Dibs là một phụ nữ say mê khoa học, cô ấy cố gắng tạo ra một đứa bé nhờ vào thụ tinh nhân tạo nhưng đều thất bại, cô ấy chỉ thật sự thành công khi “hành động” trong tình yêu mà cô dành cho Monte. Nhân vật Ettore chết bởi hành vi bạo lực của chính anh ta, điều đó mang tính nhân quả. Boyse là một cô gái trẻ sống mà hoàn toàn không có bất cứ niềm tin gì về cuộc sống, nên cô ấy giết người rồi lái con tàu vũ trụ nhỏ vào “lỗ đen” như một cách trốn chạy và tự sát.
Những người còn lại, chết vì bệnh tật, vì bị giết, và tự sát cảm vì thấy mục tiêu mà họ theo đuổi ngày càng trở nên vô nghĩa với chính họ. Tất cả họ đều đang nói về chúng ta, xã hội chúng ta cũng giống như vậy. Trong số những con người ấy, chỉ có duy nhất Monte là có sự biến đổi về nhận thức, anh loại bỏ dần những ham muốn của thân xác và sống như một vị thánh giữa những người trần tục. Sự biến đổi đó có thể thấy qua việc Monte đã bỏ lại những con chó trên tàu số 9, trong khi trước đó anh ấy từng vì nó mà giết bạn.
Tại sao cuối cuộc hành trình đó chỉ còn lại người cha và con gái? Người cha đại diện cho lý trí và con gái đại diện cho tình yêu, và 2 điều này đều mang sự thuần khiết nhất khi xét về bản chất. Chỉ có như vậy, họ mới thành công khi nhảy qua “lỗ đen”, chúng ta không biết họ sẽ đến đâu, nhưng họ sẽ không chết như Boyse, họ sẽ tiến vào một cấp bậc cao hơn về tiến hóa, đó là một bước nhảy về chất và về tinh thần, nó khác hoàn toàn với việc con người tìm ra một thế giới mới trong khi bản chất con người thì vẫn như cũ. Và khi họ đến nơi thì cả loài người trên trái đất đã hoàn toàn tiêu biến dù xét trên phương diện thời gian hay cả tính ẩn dụ.

Tóm lại thì bộ phim đặt lại vấn đề về sự tiến hóa và tương lai của loài người, đó là sự biến đổi về tinh thần chứ không phải vật chất. Nhân loại chỉ có thể xem là tiến bộ và nhảy vào một cấp độ cao hơn khi tầm nhận thức của họ phát triển; không phải về kinh tế hay về khoa học kỹ thuật mà là về tinh thần, dù rằng khi tinh thần phát triển thì sẽ kéo theo những thứ còn lại. Quan điểm này cũng không mới và được thể hiện trong rất nhiều bộ phim, tuy vậy, như những gì chúng ta đang thấy trong cuộc sống thực, có vẻ như loài người đang đi theo hướng ngược lại, sự hủy diệt tỉ lệ thuận với sự phát triển công nghệ. Có lẽ tất cả chúng ta vẫn chưa thật sự nhận ra cái nào là chính và cái nào là phụ.
Chắc chắn sẽ có người khó hiểu và tự hỏi là tại sao họ không ở lại con tàu vũ trụ mà nhảy vào lỗ đen – nơi có thể giết chết họ. Họ làm thế vì họ thật sự vượt qua được cái tầm nhận thức xem thân xác là tất cả. Nói thế không có nghĩa là coi khinh thân xác và sự sống, mà là đến thời điểm cần buông bỏ thì nên buông bỏ, nếu không thì họ sẽ giống như nhân vật Tcherny, anh ấy không thoát ra được tình yêu với bụi đất nên anh ấy chết và hòa vào bụi đất trong khu vườn nhỏ. Ở cấp độ tinh thần như những vị thánh, họ quý trọng sự sống nhưng họ cũng không sợ “cái chết” – cái chết của thân xác. Sự sống của loài người chúng ta không phải được đánh đổi bởi vô số sự hy sinh của những vị thánh đó sao?
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Ở cảnh đầu phim, chúng ta thấy một khu vườn nhỏ tuyệt đẹp với những hoa và cây ăn quả mọc tươi tốt trên đất màu mỡ, nó khá giống với khu vườn địa đàng, nhưng xét cho cùng thì nó quá là nhỏ bé khi so với vũ trụ bao la này. Trong cảnh cuối phim, người cha và con gái nhìn nhau và mỉm cười trong ánh sáng, nếu bạn chú ý sẽ thấy họ không còn mặc đồ bảo hộ, điều đó ám chỉ tinh thần của họ đã hòa làm một với vũ trụ.
Khi chúng ta còn thân xác, chúng ta còn bị chi phối và phụ thuộc vào những điều kiện của vật chất, nhưng trong trạng thái tinh thần, chúng ta hoàn toàn tự do. Xét cho cùng thì tất cả mọi tội lỗi, ham muốn trần tục, khổ đau đều từ vật chất mà ra. Tôi không biết khi ở trạng thái tinh thần trọn vẹn và không còn thân xác thì chúng ta sẽ thế nào, chúng ta sẽ mong muốn gì? Không ai biết được điều đó, nhưng chúng ta hãy thử nghĩ về điều đó, có lẽ khi ấy ta hòa vào và ở trong Thượng Đế, và sẽ có một ý tưởng vô cùng vĩ đại nẩy sinh, một vũ trụ có sự sống bỗng xuất hiện từ hư không.
Tái bút: Hãy nhìn kỹ tấm ảnh poster phim, nó có nghĩa gì? Tại sao cánh tay người lớn mang đồ bảo hộ nắm tay đứa trẻ? Đó là để không làm “bẩn” bàn tay trẻ thơ, một bức ảnh tràn đầy ý nghĩa.
(Tất nhiên tôi không có ý kêu ngạo hoặc báng bổ khi muốn hòa vào với Thượng Đế, đó chỉ là cách nói của ngôn từ. Vả chăng, thứ quý giá và đặt biệt nhất mà con người có được là sự sáng tạo, và không có sự sáng tạo nào cao quý cho bằng mang đến sự sống – tôi nghĩ thế! )
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
………………….
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Dark City: khi quá khứ là mộng ảo
Edge of Tomorrow: hòa bình cho ngày mai
Pi (1998): Bí mật của Thượng Đế
Arrival: món quà quý nhất – trí tuệ
The Fountain (2006): suối nguồn sự sống
La grande bellezza (2013): ta thấy gì khi cúc áo cô gái mở ra?
Bicentennial Man – Người 200 Tuổi: giá trị của một con người
Interstellar: nơi nào có tình yêu thì có sự sống
Toy Story 4 (2019): khi cả thế giới cùng một mục đích
The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách
Ngày Chuột Chũi: ngày để ta bước sang xuân
Mình rất thích cách diễn giải của bạn và mình ước gì đó là cách hiểu đúng về bộ phim này nhưng thật buồn là chính đạo diễn là không xác nhận điều này nếu bạn chịu khó tìm hiểu các bài phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh dù là báo mạng hoặc video trên youtube của đạo diễn khi nói về ý nghĩa của nó. Mục đích của phim và ý nghĩa của cái kết đơn thuần chốt lại trong câu nói của đạo diễn là “What is nothing, when there is no time nor space.” – “Hư vô là gì khi không có cả thời gian và không gian” Bà cũng nói rằng vẻ đẹp của nó là nằm ở đó. Chúng ta nên tránh suy diễn dựa trên phông tôn giáo và niềm tin của bản thân bạn à mà phải dựa trên các manh mối thực sự và sự thật khách quan. Nếu bạn tìm hiểu về khoa học đủ sâu thì sẽ thấy trong hố đen thì không gian thời gian và mọi định luật vật lý đều không tồn tại cũng như trước khi có big bang thì vũ trụ là gì? – Không gì cả. Hư vô. Mọi cảm thức và nhìn nhận của chúng ta xuất phát từ ý thức của một cơ thể sống trải nghiệm trong không thời gian, trong sự vận động của vạn vật trong vũ trụ. Hố đen cũng như cái chết, tất cả đều chấm dứt và nó là có lẽ là hình thái cao nhất của ý thức, khi chấp nhận được sự hư vô và đó là ý nghĩa của cảnh cô con gái trả lời yes cho câu nói cuối cùng của người cha và cảnh đó làm ra với mục đích đó chứ không phải thể hiện rằng sau khi vào được hố đen họ vẫn sống và còn ý thức để nói những câu đó. Chính tác giả cũng nói là bà đọc rất nhiều sách khoa học về hố đen và bản chất của hố đen là cõi hư vô khiến bà có cảm hứng để làm bộ phim này. Chúng ta hóa ra lại là người đi gán ý nghĩa cho mọi thứ vì sợ chấp nhận sự hư vô.
Tái bút: Bạn đừng có dựa vào điểm IMDB vì đó là điểm trung bình của người xem đánh giá, nó rất chủ quan (bạn có thể đăng ký thành viên trên đó mà đăng bài đánh giá của bạn và để liên kết blog của bạn trên bài viết của bạn để tự giới thiệu bản thân, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh). Bạn nên quan tâm hơn đến điểm trên Rotten Tomatoes vì trên đó nó chia ra 2 cột điểm. Điểm người xem đánh giá và Điểm nhà phê bình đánh giá. Bạn cũng nên biết là nhà phê bình ở đây cũng không hẳn là người làm phim mà chỉ đơn thuần là nhà báo có hiểu biết về điện ảnh và các nhà phê bình đó có thể xuất phát điểm từ người xem bình thường có đóng góp các bài viết đánh giá chất lượng đáp ứng được các tiêu chí của Rotten Tomatoes mà được trang đó nhấc lên làm nhà phê bình. Ngoài ra một phim có điểm trung bình từ các nhà phê bình có thể cao nhưng nếu biểu tượng cà chua đỏ tức là nó không có gì mới mẻ nhưng nếu có biểu tượng cà chua dán nhãn fresh thì dù điểm thấp thì đó cũng là một phim có ý tưởng mới lạ.
Có thể bạn nói đúng, về ý nghĩa cảnh cuối của phim, hoặc cách diễn giải của tôi hihi, chúng ta thường diễn giải theo quan điểm cá nhân, còn về sự thật? Bạn có chắc những gì khoa học nói là sự thật, hoặc hố đen là hư vô? Nếu bạn hiểu khoa học thì nên biết rằng những gì mà con người đang khám phá được đánh dấu bằng những kết quả thực nghiệm trong giới hạn của họ, mà điều đó là vô cùng nhỏ bé đối với vũ trụ, cho nên người ta mới gọi chúng là “thuyết”, giả như 100 năm sau với những khả năng tân tiến hơn thì người ta lại đưa ra thuyết mới rằng hố đen không phải là hư vô mà là nơi tích tụ sự sống, khi đó thì hóa ra bài viết này của tôi lại đúng, tất nhiên bạn có thể cho rằng bình luận này của tôi là lý sự hoặc nói càn, không sao cả, đơn giản vì niềm tin của tôi và của bạn hoàn toàn khác nhau, bạn tin hư vô thì bạn cứ tin, tôi tin sự sống thì vẫn cứ tin. Về IMDb, tôi hiểu bản chất của nó, việc ghi ra chỉ là 1 thói quen tham khảo thôi, nếu bạn đọc thêm nhiều bài khác, bạn sẽ không nghĩ rằng nhận thức của tôi ngây ngô như vậy. Nhớ đọc thêm nhiều bài viết trước khi đưa ra nhiều bình luận hơn, tôi nói thật đấy, đặt biệt là các bài tôi viết về những phim nghệ thuật.
That ambiguity and tenderness can also be felt in the final exchange between Monte and Willow, where he asks her, “Shall we?” She responds with an affirmative, “Yes.” For Denis, the void that is a black hole is not a terrifying concept; instead she finds them hopeful because of how they provide “proof that the universe is a material we don’t know yet completely.” The lack of certainty is exactly the point.
https://www.thrillist.com/entertainment/nation/high-life-ending-explained-claire-denis
Speaking at the Toronto International Film Festival last year, Denis mused, “What is nothing, when there is no time and no space? I don’t know.” The power of High Life is in the risk that they take. In their final exchange, Monte asks Willow, “Shall we?” She responds with a “Yes.” The world is uncertain but they, in their bonds of love, are not, and that’s what makes High Life one of the best films of 2019 so far.
https://screenrant.com/high-life-movie-ending-black-hole-explained/
It’s a void that can be used as a backdrop to examine the human condition, or as cool contrast for lasers. In High Life, space is “the ultimate jail.”
Advertisement “There is no hope to escape,” Denis explained during a New York Film Festival screening last year.
https://www.refinery29.com/en-us/2019/04/228934/high-life-ending-explained-robert-pattinson-black-hole
Là một người tìm hiểu về điện ảnh, đọc sách dạy viết kịch bản, dạy tư duy hình ảnh và xem kha khá các cuộc phỏng vấn bằng tiếng anh các đạo diễn, diễn viên, các hậu trường phim và chuyện đằng sau của các thương hiệu phim đình đám, yêu thích viết được và làm dược phim thì mình hiểu mọi thứ trong phim là một sự sắp đặt có chủ đích. Vì cùng là một người quan tâm đến mọi mặt từ văn hóa, lịch sử, tôn giáo, kinh tế, chính trị tới khoa học, triết học và đặc biệt là khoa học thì mình thấy để thể giới xã hội tốt đẹp hơn vẫn là đóng góp bằng những hành động thiết thực nhất với nhu cầu của con người. Vậy thì nếu đóng góp đó là làm phim thì hãy làm những câu chuyện mà nếu ít tiền thì như Forrest Gump như Brokeback Mountain hoặc như bộ ba Before Sunrise, Sunset, Midnight hoặc nếu nhiều tiền thì như Chúa nhẫn hoặc Avatar vì dù đa lớp nghĩa hay không thì lớp nghĩa chủ đạo luôn nổi bật dễ thấy và dễ kết nối với đại đa số người xem và đó là cái khiến cho người ta có động lực sống tốt hơn. Như vậy mới là ý nghĩa thực sự của điện ảnh. Nếu phim quá phức tạp thì có lẽ chỉ nên xem Ted và Ted Ed hoặc The School of Life trên Youtube để hướng tới cuộc sống tích cực và đọc sách bổ sung kỹ năng làm việc thì tốt hơn nhiều.