Review phim The Fountain (2006): suối nguồn sự sống

The Fountain có IMDb 7.2 , phim là sự kết hợp nhiều yếu tố tình cảm – giả tưởng – tâm linh – lịch sử, chính vì thế nó mang tính khiêu chiến với bất kỳ ai, bằng giới hạn của mỗi người, chúng ta hãy thử diễn giải bộ phim này.

Phim là sự kết hợp của 3 câu chuyện, chính: hiện thực + giả tưởng, phụ 1: hư cấu + lịch sử + tôn giáo, phụ 2: truyền thuyết + tâm linh. Tuy rằng bối cảnh khác nhau nhưng nội dung đều hướng đến một chủ đề duy nhất, đó chính là sự sống.

Trước khi giải quyết vấn đề, cần nói một chút về tôn giáo, theo phân tích trong cuốn Thế Giới Của Sophie thì nền văn hóa Ấn-Âu tin vào sự luân hồi của linh hồn, còn văn hóa Semit (Do Thái, Ả Rập) thì tin rằng lịch sử tiến theo một đường thẳng. Phim là sự kết hợp của cả 2, bạn không cần phải ngạc nhiên về điều đó, cho dễ hiểu thì có thể lấy ánh sáng làm ví dụ, nó vừa là sóng vừa là hạt, và nó luôn chuyển động, thật ra thì đó chỉ là một thuyết mà các nhà khoa học đề ra dựa trên kết quả thực nghiệm, thực tế thì chúng ta chẳng biết ánh sáng là gì (cười), vì chúng ta chẳng thể làm ánh sáng đứng yên và chẳng có loại kính hiển vi nào nhìn rõ nó. Nói vui một chút, nếu chúng ta khiến ánh sáng đứng yên thì không biết ta nhìn nó bằng gì, vì thứ khiến ta nhìn thấy lại là ánh sáng đập vào mắt.

Thomas là trưởng khoa của của viện nghiêng cứu, anh muốn tìm ra phương pháp chữa bệnh ung thư não cho vợ là Izzi, nhưng tiếc thay khi anh tìm ra phương pháp thì Izzi đã qua đời. Trong câu chuyện về vị nữ hoàng thì giáo chủ và giáo hội của ông ta cũng là một khối u đối với đất nước Tây Ban Nha, và vị nữ hoàng muốn hiệp sĩ của mình tìm ra cây sự sống để cứu lấy đất nước. Hay vị tu sĩ của văn minh Maya cũng thế. Ở đây chúng ta phải đối diện với đề tài muôn thở của con người, đó là sự sống và cái chết. Chúng ta ai cũng phải chết, đó là những gì chúng ta thấy, cái chết khiến chúng ta sợ hãi, vì nó cướp đi những gì mà ta yêu thương, do đó chúng ta muốn sống, sống mãi mãi. Liệu bất tử có phải là một khả dĩ có thể đạt được? Để trả lời câu hỏi này cần giải quyết vài câu hỏi khác:

Mục đích của con người là sự bất tử? Sai, mục đích của con người không phải sự bất tử, mà là được sống hạnh phúc, dù là ở dạng linh hồn hay thể xác. Sống hạnh phúc và sự bất tử là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau dù có liên quan nhau. Hãy nhớ đến vị giáo chủ, mục đích cuối cùng của ông ta là tin vào sự bất tử của linh hồn, vì vậy ai trái với niềm tin đó đều là dị giáo. Ta thấy được kẻ tin vào sự sống lại gây ra sự khổ đau và cái chết cho nhiều người khác, nếu sự bất tử mà ông ta tin lại mang đến sự đau khổ thì sự bất tử đó còn có ý nghĩa gì? Bất tử để vào địa ngục sao? Thành ra sự sống là vô nghĩa nếu không mang đến hạnh phúc.

Đâu là suối nguồn của sự sống? Đó chính là sự hy sinh, đôi khi con người phải chấp nhận cái chết nhất thời thì mới có được sự sống vĩnh cữu. Sự hy sinh đó là tự nguyện chứ không phải bắt buột nhé, nếu không thì chẳng khác nào vị giáo chủ kia. Mà con người chỉ tự nguyện hy sinh khi có tình yêu. Con người cần học được cách bỏ qua cái trước mắt để hướng tới cái lâu dài. Thomas đã có một cơ hội để cứu lấy người vợ khi anh tìm ra thuốc chống sự lão hóa, nhưng vì anh quá sợ hãi đối với khối u nên cứ châm châm vào nó. Anh không hiểu thứ thuốc anh vừa tìm ra là thứ thuốc mang tính thần diệu mà ung thư chỉ là một trong vô số căn bệnh nó có thể chữa. Chúng ta đang nói đến ngọn và gốc, phần đông chúng ta chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc. Các vấn đề trong xã hội cũng vậy, con người tập trung nghiêng cứu chữa bệnh ung thư, trong khi đó nguyên nhân tạo ra ung thư là ô nhiễm môi trường, thức ăn có độc, xã hội biến chất… thì chả ai quan tâm. Nâng cao nhận thức, cải tạo xã hội loài người là phương thuốc trị vạn bệnh, tránh được vạn phương thức đưa đến cái chết và kể cả ung thư. Sau khi vợ chết thì Thomas mới nhận ra cái chết cũng là một căn bệnh cần phải chữa.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Chúng ta nên đối diện với cái chết như thế nào? Chết là một hiện thực không thể thay đổi, có lẽ ngày nào đó con người sẽ tìm ra phương thuốc trường sinh, nhưng đó là một việc vô cùng khó khăn và lâu dài. Chúng ta không bao giờ đầu hàng cái chết, nhưng sự sống sẽ thành vô nghĩa nếu chúng ta cứ sợ hãi nó mà quên đi rằng mình đang sống, dù là ngắn ngủi. Lẽ ra Thomas phải dành nhiều thời gian hơn cho vợ, mang đến hạnh phúc cho cô, nhưng vì anh quá sợ mất cô nên anh toàn sống trong đau khổ. Đức Jesus từng nói “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”, tạm thời không nói đến “sống đời đời”, khi con người quá yêu quý mạng sống thì họ đã đánh mất trong khi họ đang sống rồi, hãy nhìn những người sống mà cứ sợ bệnh, sợ chết, sợ khổ …; rồi khi ăn gì, uống gì, làm gì đều phải tính toán kỹ lưỡng từng li từng tí, sợ mập, sợ ốm, sợ độc. Đâu cần phải làm quá thế, không thấy sống vậy rất mệt mỏi sao?

Vậy cuối cùng thì con người có thể bất tử không? Có thể, khi con người học được cách sống sao cho đúng. Vòng luân hồi diễn ra chỉ để chúng ta học được điều đó, khi học được, con người tự sẽ thoát khỏi luân hồi. Hay theo quan điểm của Kito giáo, kiếp này là sự chuẩn bị cho kiếp sau vĩnh cữu. Mà muốn học được thì con người cần phải có tình yêu, như đã được thể hiện trong phim, tình yêu là động lực giúp Thomas tìm ra phương thuốc chống lão hóa – phương thuốc trường sinh.

Một số biểu tượng trong phim:

Chiếc nhẫn: nó là biểu tượng của hình thức, của thân xác, vật tượng trưng cho tình yêu. Khi Thomas đánh mất chiếc nhẫn thì tình yêu của anh dành cho Izzi sẽ không còn? Còn, tình yêu đó vẫn còn trong anh. Izzi chết đi thì cô thật sự chết? Cô ấy không chết, cô vẫn sống trong Thomas. Cái tinh thần ấy giống như vết xăm trên da thịt, giống như sự tiếp nối của quyển sách do Thomas viết tiếp, chẳng thể mất đi, nó thuộc về linh hồn.

Cây sự sống và cây khôn ngoan: cây nào quý hơn cây nào? Tất nhiên là cây sự sống quý hơn, nhưng khi con người u mê thì họ cần sự khôn ngoan trước, sau khi có được sự khôn ngoan thì họ mới biết quý trọng sự sống. Nhưng để tiêu hóa được trái của cây khôn ngoan thì có vẻ loài người cần một thời gian rất dài, cho đến giờ vẫn chưa tiêu hóa hết. Mong là chúng ta tiêu hóa hết trước khi cái chết của thân xác diễn ra, hoặc loài người tiêu hóa hết trước khi tận thế. Thật ra thì chúng ta có thể hiểu tận thế hoặc ngày phán xét theo 2 nghĩa, thứ nhất là thế giới loài người tận diệt (và Thượng Đế phán xét), thứ 2 là con người nhảy lên một cấp độ nhận thức mới – cũng là sự kết thúc của cấp độ cũ.

Kết phim: dù là hiểu theo cách nào đi nữa, từ hiện thực đời sống, cho đến tâm linh, hoặc phương diện khoa học… thì chẳng có sự sống nào không bắt nguồn từ sự hy sinh. Hãy nhớ đến những người đã mang lại ánh sáng cho thế giới loài người chúng ta, nếu không có họ thì có lẽ bây giờ chúng ta vẫn là những con khỉ sống trong rừng và chẳng hiểu sống nghĩa là gì, họ chết để chúng ta được sống và biết sống, đến lượt chúng ta cũng cần phải thế, ta chính là sự tái sinh của họ, và những thế hệ sau này là sự tái sinh của ta, tất nhiên là “sự chết” cũng bị truyền lại từ những kẻ không biết “sống”, tất cả chỉ là một. Nếu ta không dám hy sinh cho sự sống, sẽ chẳng có sự tái sinh nào hết, loài người tịt ngòi, nó sẽ giống như một ngôi sao bị vỡ vụn ra thành nhiều mảnh một cách từ từ, không có ngôi sao mới nào. Còn khi ngôi sao chết bằng cách sụp đổ vào trong, thì bùm … một vụ nổ lớn và ngôi sao mới hình thành.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

……………

Hạnh Phúc Của Lazzaro – Happy as Lazzaro (2018): hạnh phúc của thánh
Ngôi Lều Huyền Bí – The Shack (2017): tha thứ để được hạnh phúc
Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách
Thủy Quái – Leviathan (2014): Khi sự huyền bí không còn
Hằng Số Pi – Pi (1998): Bí mật của Thượng Đế
Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, những gì tôi nói không chắc đã đúng, nhưng tạm thời tôi chỉ có thể diễn giải như thế.

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, và giới thiệu với bạn bè về Chí Blog (Facebook).

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Không tự giới hạn: thế giới đầy những mặt nạ và chim mồi

T4 Th9 11 , 2019
Sau 18 năm tham gia internet, tôi chứng kiến từng bước phát triển của nó, điều đó giống như chứng kiến một con người từ thuở thiếu thời đến khi trưởng thành, đáng tiếc là về bản chất thì nó giống rặc con người, tức sự trưởng thành được đánh […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese