Review phim The Lost Daughter: con rắn vô hình của đam mê

The Lost Daughter (2021) là phim tâm lý, Chí Blog sẽ phân tích vì sao phim này nằm trong danh sách đề cử “kịch bản chuyển thể hay nhất” của giải Oscar. Phim và bài viết phù hợp với những ai thích dòng phim tâm lý và nghệ thuật. Nhắc lại, bạn sẽ không tìm thấy bất cứ bài nào tương tự như thế này ở VN hay quốc tế, chỉ có duy nhất trên Chí Blog. IMDb 6.8 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Ban đầu, khi đọc thấy tựa phim thì tôi đã không muốn xem, bởi tôi cực ghét xem những phim được bắt đầu bởi sự tồi tệ ví như một đứa bé mất tích hoặc chết đi, nhưng nội dung phim không phải như vậy, đó chỉ là cách nói ẩn dụ, con gái cô ấy vẫn còn sống và trưởng thành. Thật ra thì Leda chủ động rời bỏ 2 đứa con gái và đã trở lại, nhưng những gì diễn ra trong quá khứ luôn gặm nhấm lương tâm của cô ấy trong suốt quảng đời còn lại, có rất nhiều sai lầm mà con người khó lòng vứt bỏ khi nhìn ra sự thật của nó.

Phim được bắt đầu bằng cảnh Leda thẩn thờ đi ra bờ biển với vết thương trên bụng ở phía trái, tôi ghi từ “trái” để nhắc nhở về hàm ý của nó (nếu là bạn đọc quen thuộc thì sẽ hiểu), cô ấy gục ngã, chúng ta tưởng cô ấy sẽ chết, nhưng sau đó cô ấy tỉnh lại vào sáng hôm sau (đoạn cuối phim). Đối với những phim thế này, mọi chi tiết đều mang hàm ý, đó là sự quay về, sự bừng tỉnh, còn “buổi sáng” là một sự bắt đầu mới tốt đẹp hơn.

Tiếp theo thì phim sẽ diễn giải cho chúng ta hiểu những gì đã xẩy ra. Lena là một giáo sư về văn chương với những đề tài về sự so sánh, chúng ta có chìa khóa thứ nhất là “so sánh”; chìa khóa thứ 2 là câu tôi vẫn thường dùng “hình thức khác nhau nhưng bản chất thì như nhau”; chìa khóa thứ 3 là hình tượng con rắn được gọt bằng vỏ quả cam và con búp bê của đứa bé; chìa khóa thứ 4 là chuyến du lịch – nơi mà chúng ta sẽ đến trong khoản thời gian nào đó, nhưng cuối cùng thì chúng ta phải quay về.

Leda đi du lịch để có được một nơi yên tĩnh viết đề tài sao sánh, nơi cô ấy đến là một bờ biển đẹp, người tiếp đón ở nhà nghỉ rất thân thiện và chu đáo, sau đó thì cô ấy gặp gỡ nhiều người du lịch khác nữa, trong đó đặt biệt nhất là Nina – người phụ nữ trẻ đẹp là mẹ của một đứa bé gái đáng yêu. Những gì Nina đang làm khiến Leda nhớ lại quá khứ của cô ấy, việc ngoại tình và rời bỏ 2 đứa con gái. Điều này khiến cho nỗi đau được tái hiện lần nữa với Leda và sinh ra sự cảm thông nào đó với Nina.

Giờ thì chúng ta bắt đầu quá trình so sánh. Trong xã hội có vô số các thành phần, dễ thấy nhất là những thanh thiếu niên đi đến đâu cũng thể hiện sự ồn ào và quậy phá, trong cách mà họ thể hiện, chúng ta thấy được sự thiếu tôn trọng người khác và vô giáo dục, vậy bản thân họ nghĩ gì về chính họ lúc đó? Họ nghĩ rằng họ đang thể hiện một phong cách vô cùng đặt biệt, có cá tính, bất cần đời và họ tự hào về điều đó, họ không biết họ đang làm phiền người khác và thể hiện bản chất vô giáo dục hoặc sự ích kỷ của chính họ.

Hoặc chuyện người phụ nữ có thai yêu cầu Leda chuyển chỗ, lý do có thể khiến người khác cảm thông, nhưng chọn lựa có chuyển hay không là quyền của Leda , khi Leda không đáp ứng thì họ tỏ ra một thái độ thù địch rõ ràng. Vậy các bạn có biết tại sao Leda không chuyển chỗ? Vì cô ấy đang quan sát Nina và đứa bé gái, và người chồng của Nina. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần nhìn thấy sự bắt đầu thì có thể suy ra những gì diễn biến tiếp theo, đó là lý do Leda tìm thấy con búp bê bị vứt bỏ và đứa trẻ; khi người phụ nữ lạc vào cảm xúc thì rất dễ để lạc mất con họ, hoặc khi người đàn ông lạc vào bạn bè và công việc thì rất dễ để lạc mất gia đình họ; chuyện của Leda hay Nina đều như nhau.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Người đàn ông “tốt” của xã hội, sẽ nhắc nhở bạn nhưng vẫn thỏa hiệp với cái xấu

Tại sao đứa bé cắn lên con búp bê của nó rồi vứt bỏ, sau đó lại cứ khóc lóc khi không tìm thấy búp bê? Tại sao con của Leda luôn đòi cô ấy gọt vỏ trái cam thành hình con rắn? Là do 2 đứa bé thích búp bê và con rắn vỏ cam? Không phải vậy, đó chỉ là cách mà đứa trẻ đòi mẹ, muốn được mẹ quan tâm và yêu thương chúng, vui đùa với chúng, 2 món đồ chỉ là vật trung gian, một lý do để được yêu thương. Nên khi không được đáp ứng, đứa bé vứt con búp bê và tìm một góc giận dỗi, còn con của Leda thì tự gọt vỏ quả cam, bị đứt tay khiến mẹ lo lắng. Hoặc trong góc nhìn khác, “con rắn” và búp bê là thứ mà cha mẹ ném cho đứa trẻ để nó không làm phiền họ.

Cách làm của 2 đứa trẻ, những biểu hiện của những thanh thiếu niên (họ làm vậy để gây sự chú ý từ người khác) … là những biểu hiện mang tính non nớt và sơ khai, còn ở cấp độ cao hơn như chuyện quá khứ của Leda (khi đó là tiến sĩ) thì cũng chẳng khá hơn tí nào. Lúc này chúng ta đối mặt với vấn đề mang tính trừu tượng hơn.

Leda hoặc nhóm giáo sư đều yêu thích văn chương, nên việc họ làm là phân tích và so sánh những tác phẩm đó, Leda đam mê với công việc, cô ấy khát khao sự công nhận của những người đã đạt được danh tiếng, chính vì thế, khi được gã giáo sư khen ngợi công trình của cô ấy thì cô ấy cảm thấy rạo rực, chính nó thúc đẩy đến việc phản bội gia đình; còn gã giáo sư đạo đức giả kia thì dùng sự khen ngợi đó để mồi chài những cô gái trẻ như Leda, ông ta là một con rắn độc.

Cái việc phân tích văn chương đó giống như là quá trình gọt vỏ quả cam, hãy tưởng tượng văn chương là nguyên trái cam, còn công trình của họ thì giống như cái vỏ quả cam hình con rắn, và bản thân họ thì như đứa bé gái, nó tưởng tượng cái vỏ đó như là một một con rắn thật nên yêu thích, trong khi thực tế thì  đó là thứ chơi cho vui rồi cũng vứt đi. Vậy văn chương là gì? Là thứ phương tiện chỉ ra giá trị – ý nghĩa của cuộc sống và sự sống, ví dụ như tình yêu, gia đình, con cái. Vậy thì thật đáng buồn khi Leda yêu thích chạy theo “con rắn vỏ cam” và vứt bỏ thứ bên trong mang lại sự sống của trái cam. Chồng của Nina thì quan tâm bạn bè, chồng của Leda thì quan tâm công việc, đàn ông cũng không tốt đẹp gì hơn.

Sự so sánh cũng không dừng ở đây, theo cách nào đó, đôi khi người chồng hoặc người vợ dùng những đứa con của họ như một thứ đồ vật hoặc một lý do để ràng buộc lẫn nhau, và khi không đạt được điều họ muốn, thì họ vứt bỏ chúng qua một bên. Điều này được thể hiện qua cảnh Lena tẩy rửa con búp bê, nó ọc ra thứ nước bẩn trong đầu và trong bụng, một con rết bò ra từ miệng; và chúng ta cũng liên hệ đến cảnh đứa bé gái nhỏ hơn đã sợ hãi khi gặp lại mẹ, nó yêu thương mẹ nhưng không dám nói và phải nhờ chị nó nói giúp, đứa trẻ có xu hướng tự kỷ.

Đứa trẻ không phải là một con búp bê mà chúng ta muốn vứt bỏ lúc nào cũng được, nó là máu thịt của chúng ta, là kết quả sinh ra từ tình yêu, chính xác hơn thì đứa trẻ là máu thịt và tình yêu của chúng ta, và trong đứa trẻ chính là sự sống, khi chúng ta tạo ra sai lầm, thì cũng chính là lúc chúng ta đang hủy hoại một mầm sống, những di chứng đó có thể tồn tại suốt đời của nó. Khi hiểu được điều này, lương tâm của chúng ta sẽ hối hận mãi cho những sai lầm, đó chính là lý do Lena không thể tha thứ cho bản thân dù cô ấy đã trở về sau 3 năm bỏ đi theo tình nhân.

Phía bên ngoài, những mối quan hệ xã hội, công việc, sự nghiệp … sẽ không bao giờ thay thế được gia đình và con cái, nó giống như một chuyến du lịch, giống như cái vỏ quả cam hình con rắn; đôi khi chúng ta bị nó hấp dẫn, lôi cuốn, hoặc đồng cảm, điều đó không xấu, nhưng nếu chúng ta chìm quá sâu và quên đi trách nhiệm của mình, thì sẽ giống như điều mà phim đã thể hiện, họ – những con người ngoài kia sẽ giống như cây trâm cài tóc mà Leda đã cho Nina. Leda tìm lại đứa con gái cho Nina, che giấu chuyện ngoại tình, như chỉ vì một con búp bê mà Nina dùng cây trâm đâm vào bụng Leda; cây trâm đó giống như cái răng độc của con rắn, cái răng độc của xã hội mà cũng là do chúng ta tự tạo ra cho mình khi bao che và thỏa hiệp với những việc làm gian dối.

Trong phim ở đoạn cuối có cảnh Leda lột vỏ cam bằng tay và có hình con rắn, ở góc độ khác, vì nó gắn liền với những gì mà chúng ta yêu thương nên nó cũng có giá trị của nó, hoặc như công trình so sánh văn chương, hoặc như con búp bê thất lạc. Ngoài ra thì phim có 2 người đàn ông tương tự nhau, là ông giáo sư già và vị quản lý nhà nghỉ, họ đã cảnh báo những nguy cơ sẽ xẩy ra nhưng Leda đã không chú tâm lắng nghe, họ là người tốt trong xã hội, nhưng họ chỉ tốt đến mức đó mà thôi, họ vẫn thỏa hiệp với những điều dối trá vì lợi ích của chính họ, ví như sẽ im lặng nếu Leda dùng phòng của cô ấy cho Nina ngoại tình, hoặc không ngăn cản những cô gái trẻ sa vào cái bẫy của gã giáo sư đạo đức giả.

Đó là những gì tôi hiểu được sau khi xem bộ phim này, còn các bạn thì sao? Nhớ quan tâm nhiều hơn đến Chí Blog, vì không phải trang nào cũng có bài viết như trang này, cảm ơn các bạn đã đọc bài.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Một số bộ phim tương tự:

Cá Nhỏ – Little Fish (2021): nhớ hạnh phúc – quên khổ đau

 Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách 

Bóng Ma Sợi Chỉ – Phantom Thread (2017): độc dược tình yêu

Paterson (2016): chúng ta yêu sự tầm thường 

Dinh Thự – The Nest (2020): nhà là một thực thể sống 

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bàn về điện ảnh: giải pháp cho nền điện ảnh Việt Nam

CN Th1 9 , 2022
Bài này sẽ bàn nhiều vấn đề trọng yếu mà qua đó có thể định hình cho sự phát triển của nền điện ảnh VN, nói thật lòng thì nó hơi mang tính khôn lỏi một tí khi xét về bản chất tốt xấu, nhưng vì tính khôn lỏi hoặc […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese