Review ý nghĩa phim My Name Is Sara: biết mình là ai

My Name Is Sara (Tôi Tên Sara – 2020) là phim tâm lý lấy bối cảnh thế chiến thứ 2, nội dung cho chúng ta thấy nhiều sự thật về con người và xã hội trong giai đoạn này, trong đó có những mặt tối và sáng, có cái ác và cái thiện, có sự ngu muội lẫn sự khôn ngoan, và nhiều điều nữa. Tuy phim có rất ít những hành động hoặc bước ngoặc mang kịch tính nhưng thông điệp truyền tải được tôi đánh giá cao, là một bộ phim hay. Tất nhiên là giá trị một bộ phim đối với người xem thì phụ thuộc vào sự đánh giá mang tính chủ quan của người đó, nếu tôi thấy hay nhưng bạn thấy dở thì đừng bảo là tôi xúi bạn xem nhé! IMDb 5.4 (117 vote)

Phim kể về Sara – một thiếu nữ Do Thái đang chạy trốn sự lùng bắt của Đức quốc xã, cô ấy dùng giả danh của một người bạn và đến một ngôi làng để nương nhờ, may mắn thay, gia đình đầu tiên mà cô ấy gặp được là những người tốt và họ cho cô ở nhờ cùng với phụ việc. Hãy xem phim để biết thêm chi tiết, hoặc tiếp tục đọc bài.

Phân tích ý nghĩa thông điệp

Phim này giống một số rất ít bộ phim tôi từng viết, nó ẩn chứa khá nhiều thông điệp trong những tình tiết đơn giản, mà để nhìn thấy được thì cần nhiều kinh nghiệm (xem phim) và suy luận. Trước tiên hãy nói về thông điệp chính, đó là biết mình là ai và đang ở trong hoàn cảnh nào, điều gì là quan trọng nhất? Với Sara, điều quan trọng nhất là sống sót, cô ấy biết bản thân là người Do Thái và đang ở trong hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm. Do đó việc cần phải làm là phủ định hoàn toàn cái nguồn gốc Do Thái ban đầu, nhưng đó không phải là việc dễ dàng gì, khi mà người Do Thái tự biến họ thành một dân tộc có những nét đặt trưng riêng rất dễ bị nhận diện.

Việc Sara “biết mình là ai” là điều kiện tiên quyết tạo ra cơ hội để những người có lòng tốt lựa chọn sự giúp đỡ, vì việc giúp bao che người Do Thái là một hành động cực kỳ nguy hiểm và có thể mang đến cái chết cho cả gia đình họ, dù là đối với những người tốt, họ sẽ chọn giúp đỡ kẻ khôn ngoan hơn là ngu ngốc. Rất ít người xem phim hiểu được lòng tốt của những người dám chứa chấp người Do Thái là lớn lao như thế nào, vì họ không đứng ở vị thế của người trong cuộc để nhìn sự việc. Một cô gái Do Thái khác đã tự tìm đường chết khi không có được sự khôn ngoan như Sara.

Hoặc khi chúng ta nhắc đến người anh của Sara, dù trong cơn nguy hiểm mà anh ta vẫn thể hiện một thứ đức tin mù quáng, chúng ta không biết điều gì khiến anh ta bị lộ, nhưng không khó để đoán, đó là do sự mù quáng và ngu muội. Hay việc đôi vợ chồng đã thử Sara bằng cách cho cô ấy ăn thịt lợn, với đạo Do Thái thì lợn là loài bẩn thỉu và không được ăn, Sara vẫn ăn, tất nhiên làm thế nghĩa là phạm luật, Sara cũng biết làm “dấu thánh giá” và thuộc kinh của Kito giáo (Chính Thống). Tất cả những điều đó tạo nên một lớp ngụy trang hoàn hảo để được bảo vệ.

Khi phân tích sâu xa hơn về tâm lý con người, đôi vợ chồng cho ở nhờ cũng không chắc chắn 100% Sara là người Do Thái, nhưng chỉ cần cho họ một lý do để nghi ngờ Sara không là Do Thái thì đủ để họ tự có cái cớ cứu giúp cô bé. Điều này được lặp lại trong chi tiết người phụ nữ mà Sara gặp ở chợ, có lẽ bà ấy nhận ra Sara không phải là cô bé mà cô ấy dùng tên giả, nhưng vẫn dẫn đến nhận thân với một bà lão đã lú lẫn, việc đó giúp lớp ngụy trang thêm đáng tin cậy, đó là một phụ nữ tốt.

Nơi nào mang đến sự sống thì nơi đó là nhà của Chúa, sự khác biệt chỉ do con người tạo ra

Có thể có vài người cho rằng những điều Sara làm thể hiện sự thiếu đức tin đối với đạo Do Thái. Không phải vậy, đức tin vào Thiên Chúa dù là trong bất cứ đạo nào cũng vậy, chẳng liên quan gì đến sự khác biệt thuộc về vẻ ngoài, còn các luật nền tảng thì tôn giáo nào cũng đều công nhận hết. Tôn giáo là nơi mang đến sự sống và sự khôn ngoan chứ không phải cái chết vô nghĩa, chính việc biết làm dấu và biết đọc kinh đã cứu Sara, vậy những hành động đó cũng thuộc về Thiên Chúa, chúng ta có thể đảo chiều suy luận, nếu đạo Chính Thống bị bắt hại và nương nhờ vào một gia đình Do Thái, thì những nghi thức của đạo Do Thái cũng sẽ thuộc Thiên Chúa vì đã giúp kẻ nương nhờ được sống sót. Dù là đạo Do Thái hay Chính Thống giáo đều là những vòng tay mở rộng của Thiên Chúa đối với con người.

Nhưng nhờ đâu mà Sara biết các nghi thức của Chính Thống giáo? Đó là nhờ vào một người bạn quen thân từ thuở nhỏ của Sara, chi tiết này mang hàm ý, là con người và tôn giáo không nên tạo ra sự nghi kỵ lẫn nhau mà nên hòa thuận với nhau, như cách mà 2 đứa trẻ đã trở thành bạn bè. Đó là điều mà cả 2 dân tộc lớn là Do Thái và Đức đã không hiểu được, bản thân mỗi dân tộc này đã tự tạo ra sự cô lập đối với thế giới chung quanh, hậu quả là một dân tộc biến thành kẻ thủ ác, còn dân tộc kia trở thành nạn nhân; Đức thì cho rằng dân tộc họ là thượng đẳng, Do Thái thì tự hào dân tộc họ là được “Chúa chọn”. Đó là những niềm tin thiếu lòng vị tha và hết sức mù quáng, nếu bạn có điều gì tốt đẹp, hãy chia sẻ cùng người khác để họ cũng được có như bạn, họ sẽ yêu quý bạn, còn nếu bạn dựa vào cái đang có mà coi khinh kẻ khác, họ sẽ thù ghét bạn. Nhiều dân tộc khác tỏ ra ghét cả Đức và Do Thái không phải là không có lý do, và nó cũng tạo tiền đề cho sự bất hạnh đến với cả 2 dân tộc này.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Khi xem phim, ắt hẳn nhiều người sẽ căm ghét người vợ vì những điều cô ấy đã làm, nhưng thử hỏi chúng ta dựa vào đâu để đưa ra sự phán xét về họ, Sara sẽ càng không thể, vì sự giúp đỡ của gia đình này là hết sức lớn lao với cô bé, vì thế, dù là nói dối, nhưng đó cũng là một lời nói dối chân thành, nó là sự trả ơn, là sự giúp đỡ khiến gia đình hảo tâm này không bị đổ vỡ. Đức Jesus từng nói “Đừng phán xét để không bị phán xét”.

Thế nào mới là sự mạnh mẽ? Khi Sara muốn theo đoàn du kích, một mặt là để chống lại người Đức, mặt khác là rời bỏ gia đình ấy để họ không bị nguy hiểm, nhưng vị linh mục đã nói rằng ông ấy cũng mạnh mẽ mà không cần trở thành du kích. Sau đó những hành động của vị linh mục đã minh chứng cho điều đã nói, ông ấy đã hy sinh cho một đứa trẻ được sống. Đối với sự mạnh mẽ, con người thích chọn lựa sự giết chóc hơn, nhưng cứu người cũng thể hiện được sức mạnh. Tôi không khuyến khích chúng ta trở thành cừu non bị giết hại mà không chịu phản kháng, nhưng hãy đặt sự giết chóc trong sự lựa chọn cuối cùng.

Trong phim này có một chi tiết khá thú vị về sự khác biệt trong cách nhìn cuộc sống của nam và nữ. Khi gia đình Sara chia tay nhau để bỏ trốn, người cha dặn con trai một lời kinh nếu gặp nguy hiểm, người mẹ thì bảo con gái có thể làm mọi thứ để được sống sót. Cuối cùng thì đứa con trai đã chết, còn Sara thì được sống, sự việc này nói lên điều gì? Rằng nam giới thích theo đuổi sự lý tưởng, còn nữ giới thì xem trọng hiện thực cuộc sống, đó là lý do tại sao khả năng sinh tồn của phụ nữ cao hơn nam giới rất nhiều. Các bạn nam giới nên suy nghĩ về điều này, chiến tranh cũng do nam giới tạo ra và cũng chính họ lao vào giết nhau, khi có dịch bệnh thì cơ thể nam cũng “yếu” hơn nữ, trong sự chịu đựng về sức bền, cả tâm lý lẫn sinh lý thì nam cũng kém hơn nữ, nhưng trong bất cứ thứ gì thì đàn ông cũng nghĩ họ hơn phụ nữ, có giống như điều mà cả dân Đức lẫn Do Thái đang nhìn nhận về chính họ hay không?

Hiện thực của phim còn thể hiện ở chỗ không cố gắng tô son trét phấn đối với kẻ chiến thắng, người tốt cũng có điểm lỗi lầm, ví dụ như chi tiết bọn phát xít cướp lương thực của nông dân vào ban ngày, lính du kích thì cướp của họ vào ban đêm, người chịu khổ lớn nhất vẫn là dân chúng. Cuối cùng thì Sara theo đoàn du kích để quay lại nơi cô ấy đã ra đi, chống lại người Đức, tìm lại những người thân, vì không ai chấp nhận bản thân cứ mãi là nạn nhân của cái ác, con người đến lúc phải nhận ra điều đó và đứng lên chống lại cái ác, giống như một đứa trẻ phải trưởng thành và học cách bảo vệ bản thân, trở lại với tên thật của mình. Đó cũng là ý nghĩa của tựa phim Tôi Tên Sara.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

……………………..

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Rũ Bỏ – Unorthodox (2020): thoát khỏi truyền thống

Tân Giáo Hoàng – The New Pope (2020): con người cần phép màu

Đấng Messiah – Messiah (2020): con người có tiếp tục đóng đinh?

Mê Cung Thần Nông – Pan’s Labyrinth (2006): những người lớn “trẻ con”

Cậu Nhóc Bé Nhỏ – Little Boy (2015): dịch chuyển một ngọn núi

1917 : khi người muốn thành chuột 

Vũ Điệu Tử Thần – Suspiria (2018): vũ điệu loài giun đất

Danh Sách Của Schindler – Schindler’s List (1993): khi ánh sáng tàn lụi và được thắp lên

Một Thời Ở Anatolia – Once Upon a Time in Anatolia (2011): ánh sáng thiên thần trong đêm

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim The Painted Bird: đứa trẻ câm lặng

T5 Th5 7 , 2020
(1k) The Painted Bird (Con Chim Bị Bôi Sơn – 2019) là phim lấy đề tài về đệ nhị thế chiến, nhưng trong suốt chuyến hành trình đó của đứa trẻ, chúng ta như đang trải qua cả một quá trình lịch sử của loài người. Khi nhắc đến từ […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese