review phim Minority Report: mắt thấy chưa hẳn là thật

Minority Report (Báo Cáo Thiểu Số – 2002) là phim giả tưởng về một thế giới tương lai khi mà con người có được hệ thống dự đoán có thể ngăn chặn tội ác phát sinh. Điều này có thể trở thành hiện thực nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, nhưng cũng như lời của Danny Witwer trong phim rằng con người không hoàn hảo, sẽ luôn xuất hiện lỗ hổng ở đâu đó trong hệ thống, liệu điều đó có phải là sự thật khi có quá nhiều báo cáo về sự hoàn hảo gần như tuyệt đối? Bộ phim tuy đã cũ nhưng những vấn đề mà phim đề cập thì vẫn luôn mới. IMDb 7.6

Phim kể về John Anderton là chỉ huy điều hành hệ thống dự báo tội ác của Mỹ trong một tương lai không xa, John hoàn toàn xứng đáng với vị trí của anh ấy, và anh ấy luôn nỗ lực cho công việc, quyết tâm chăn chặn tội ác phát sinh, anh ấy không muốn bất kỳ ai trở thành nạn nhân giống anh ấy, vì anh ấy từng mất đi đứa con yêu thương vào 6 năm trước. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.

Phải nói rằng khoa học công nghệ là một công cụ vô cùng tuyệt vời nếu con người biết vận dụng nó vào những mục đích tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy điều đó trong phần đầu của bộ phim, một thành phố với hệ thống giao thông không có điểm nào để chê, báo cáo về tỉ lệ tội phạm được giảm đến mức thấp nhất khi có “Precogs” gồm 3 người đột biến có thể dự đoán được tương lai nhờ vào những giấc mơ của họ, khi những hình ảnh họ thấy được xuất thành dữ liệu để các nhân viên trong “Precogs” phân tích và ngăn chặn tội ác trước khi nó phát sinh. John luôn ước ao rằng “Precogs” xuất hiện trước khi con trai anh ấy bị bắt cóc, vì vậy anh ấy gần như đặt niềm tin hoàn toàn vào “Precogs”. Trong thời gian tưởng chừng như mọi chuyện được vận hành hoàn hảo để chuẩn bị cho việc áp dụng trên toàn nước Mỹ thì Danny Witwer xuất hiện, Danny là một nhân viên thuộc bộ tư pháp, anh ấy là người rất thông minh và có nhiều năng lực giống John, tuy nhiên, do quá khứ từng làm việc trong ngành điều tra tội phạm nên anh ấy không tin vào sự hoàn hảo của con người.

Những diễn biến tiếp theo của phim là hàng loạt những chứng minh rằng quan điểm của Danny là hoàn toàn đúng, điều này không nói lên rằng John dại dột hơn Danny, mà chỉ vì John từng trải qua một nỗi đau quá lớn, con người càng sống trong đau khổ thì ước mơ về thiên đường hạnh phúc càng mãnh liệt, từng bị tổn tương bởi tội ác thì càng mộng tưởng về sự hoàn hảo của “Precogs”… cho đến khi chính John trở thành nạn nhân của hệ thống này. Điều đó cũng nhắc nhở chúng ta rằng, mộng tưởng là cần thiết nhưng con người nên giữ lại một ít sự hoài nghi cần thiết để ngăn chặn những sai lầm đáng tiếc có thể phát sinh. Khi John ở vào địa vị là người hành pháp thì rất khó để hiểu được cảm giác của những kẻ bị bắt khi tội ác chưa phát sinh. Dẫu những dự đoán có chính xác đến thế nào đi nữa thì đứng trước nhiều sự lựa chọn thì con người vẫn có thể chọn lấy điều tốt đẹp, nếu chỉ dựa vào dự đoán để kết tội họ thì chẳng khác nào đã tước đi quyền lựa chọn của họ, đó là một sự bất công đối với nhiều người.

Giống như lời người phụ nữ – đồng sáng lập “Precogs” đã nói, bất kỳ sinh vật nào, khi mạng sống của ‘nó’ bị đe dọa thì điều ‘nó’ ưu tiên nhất luôn là bảo vệ sự sinh tồn của ‘chính nó’, hành động phản kháng của John đã chứng minh điều này khi chính anh ấy trở thành nạn nhân của “Precogs”. Trong quá trình trốn chạy của John, chúng ta thấy được bộ mặt không hoàn hảo của xã hội tương lai mà trước đó chúng ta tưởng là hoàn hảo. Luôn luôn có cách để lách luật, nếu hệ thống kiểm soát con người bằng công nghệ kiểm tra tròng mắt thì người ta có thể thay mắt, nếu bị kiểm soát hành vi bởi những camera thì trốn đến khu vực không có camera, nếu tội ác bị phát hiện bởi những hình ảnh được nhìn thấy bởi “Precogs” thì kẻ thủ ác có thể làm giả hiện trường. Điều cốt yếu là kẻ thủ ác hiểu hệ thống đó vận hành thế nào để có thể lừa dối nó.

Hãy tin tưởng vào cô gái, tin vào những cảm xúc tốt đẹp trong tâm hồn chúng ta để tìm thấy hạnh phúc

Từ những suy luận đó đưa chúng ta đến kết luận gì? Dù con người có xây dựng được một hệ thống hoàn hảo đến thế nào đi nữa, thì luôn tồn tại một ‘thiểu số’ những kẻ thủ ác không thể hoặc khó phát hiện, đó chính là những kẻ nắm giữ và vận hành hệ thống đó. Nếu con người tin tưởng tuyệt đối vào những ‘báo cáo’ hoàn hảo do họ đưa ra, sẽ có một ngày người đó sẽ trở thành nạn nhân cho điều mà họ tin tưởng.

Tựa phim dịch ra tiếng Việt là ‘Báo Cáo Thiểu Số’, nó ám chỉ về những báo cáo không hoàn hảo khi hệ thống được vận hành, và những báo cáo dạng này thường được che giấu vô cùng cẩn thận. Vấn đề này tồn tại trong mọi hệ thống do con người xây dựng nên, từ hệ thống quản lý xã hội cho đến những tôn giáo lớn hoặc báo cáo tài chính của một tập đoàn nào đó. Nếu con người luôn phản kháng khi mạng sống bị đe dọa thì ‘hệ thống’ cũng sẽ phản ứng đúng y như vậy nếu lợi ích của nó bị đe dọa. Và khi con người hoặc ‘hệ thống’ phản kháng, người đó / nó có thể sẽ gây ra những tội ác mới, sau đó sẽ biện hộ rằng tội ác đó cần được thực hiện vì mục đích cao cả để ‘hợp lý hóa’ mọi chuyện phát sinh; khi này chúng ta gặp lại câu ‘cứu cánh biện minh cho phương tiện’ – đây là lối ngụy biện rất thường thấy trong xã hội của chúng ta.

Báo Cáo Thiểu Số thường được bảo mật với lý do ‘vì lợi ích chung’, nhưng xét cho cùng thì nó chỉ là vì lợi ích của một thiểu số nhất định – những người nắm giữ hệ thống, khi chúng ta xem truyền thông, lâu lâu lại phát sinh những bí mật được tiết lộ bởi một nhân viên mật vụ hoặc gián điệp nào đó, nhờ vậy chúng ta mới hiểu được phần nào phần chìm của cái xã hội mà chúng ta đang sống.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Bộ phim cũng có sự ám chỉ mơ hồ về tôn giáo, đó là 3 người trong “Precogs”, tại sao là 3 người? Tại sao là 2 nam và một nữ? Tại sao đôi khi cô gái lại có lúc bất đồng quan điểm với 2 anh em song sinh? Tại sao John chỉ thật sự hiểu ra mọi chuyện sau khi tiếp xúc với cô gái? Tại sao cô gái lại giàu cảm xúc và cảm thấy đau đớn khi nhìn thấy tội lỗi của con người? Không khó để trả lời nếu bạn có chút hiểu biết về Kitô giáo, và bạn sẽ biết cô gái là biểu tượng cho vị nào trong Thiên Chúa 3 ngôi. Từ đây dẫn chúng ta đến 2 khái niệm về cuộc sống đó là ‘tất định’ và ‘tự do ý chí’, vì trong Kitô giáo tin tưởng rằng ‘mọi sự đều được Thiên Chúa định trước’, vậy thì cuộc sống là ‘tất định’ hay ‘tự do ý chí’?

Thật ra thì đây là một câu hỏi không lời đáp vì chúng ta không thể biết được tương lai, tuy nhiên cũng giống như bộ phim thể hiện, nhờ “Precogs” mà con người thấy được một phần tương lai, tương lai đó có thể xẩy ra, nhưng ý nghĩa thật sự của nó là như thế nào thì chúng ta khó lòng biết được, và nó sẽ dẫn đến đâu, là tội ác và oán hận hay sự tha thứ và yêu thương thì đều do chính chúng ta lựa chọn. “Precogs” có thể là biểu tượng về tôn giáo, cũng có thể là biểu tượng cho khoa học, và cô gái là biểu tượng cho tình yêu thương và sự tha thứ – phần cảm tính theo chiều hướng tốt đẹp của con người.

Kết phim khi John đối diện với vị sáng lập “Precogs”, John đã cho ông ấy 2 lựa chọn, một là của lý trí và một là của lương tâm – cảm tính, ông ấy đã chọn theo lương tâm. Việc chúng ta sống trong một thế giới ‘tất định’ hay ‘tự do ý chí’ cũng không quan trọng lắm, nhưng điều chúng ta nên tin tưởng là chúng ta vẫn luôn tự do trong mọi lựa chọn để có thể chọn những điều mang đến sự tốt đẹp và sự thật, và khi đó chọn lựa của chúng ta cũng có thể là ‘tất định’, điều đó cũng chả sao, vì dù gì thì chọn lựa ấy giúp chúng ta đạt được hạnh phúc trong cuộc sống, vậy là đủ rồi.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

……………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách

Hằng Số Pi – Pi (1998): Bí mật của Thượng Đế

Ngôi Lều Huyền Bí – The Shack (2017): tha thứ để được hạnh phúc

Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006): chúng ta là những Harold

Thành Phố Bóng Đêm – Dark City (1998): khi quá khứ là mộng ảo

Hố Đen Tử Thần – Interstellar (2014): nơi nào có tình yêu thì có sự sống

Thảm Họa Diệt Vong – Cloverfield (2008): cuộc sống thật đẹp khi camera không rung

Lucy Siêu Phàm – Lucy (2014): khi nghệ thuật đá đểu khoa học (cười)

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

review phim The Invisible Guest: thế giới những diễn viên tài năng

T5 Th9 3 , 2020
The Invisible Guest (Sát Thủ Vô Hình – Contratiempo – 2017) là phim thuộc thể loại trinh thám, khi xem, bạn có cảm giác bản thân như một con rối bị thủ phạm dắt mũi đi từ giả thuyết này đến giả thuyết khác, từ bất ngờ này đến bất […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese