Archive (Trí Tuệ Nhân Tạo – 2020) là phim giả tưởng, diễn biến chậm và nhạt nhưng thông điệp lại vô cùng sâu sắc. Vấn đề ở đây là sự nhạt nhòa đó được tạo ra là sự cố ý mà thông điệp phim muốn truyền tải, đó cũng là điều khiến tôi khâm phục đối với nền điện ảnh phương tây, họ có những phim thị trường, nhưng họ cũng không loại bỏ những kịch bản mang tính nhân văn, nếu bạn có nhiều thời gian, thử trải nghiệm phim này, còn nếu không, chỉ cần đọc bài của tôi là đủ. IMDb 6.4 – số điểm đạt tầm này là do ý nghĩa phim kéo lên, xem phim để biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.
Phân tích ý nghĩa thông điệp
George là một kỹ sư chế tạo AI, anh ấy là một người luôn tích cực trong công việc nên nhận được một hợp đồng làm việc tại Nhật ở một trung tâm bên sườn núi tuyết vô cùng hẻo lánh. George có một người vợ xinh đẹp và luôn vui tươi. Nhưng ngay từ cảnh đầu phim, chúng ta thấy anh ấy đang chạy một mình trong khu rừng băng giá, chúng ta có thể hiểu rằng đã có chuyện gì đó diễn ra với người vợ, có lẽ cô ấy đã chết trong một tai nạn.
Phần còn lại của phim là mô tả cuộc sống của George ở nơi nghiêng cứu mà chỉ có duy nhất mình anh ấy là con người, những thành viên còn lại là các AI, “01” với tâm trí như đứa trẻ 6 tuổi, “02” giống một thiếu niên, và một robot khá hoàn hảo đang trong quá trình thử nghiệm. George thường xuyên bị hối thúc bởi tập đoàn thuê anh ấy nghiêng cứu, bởi hợp đồng gần hết hạn mà anh ấy vẫn chưa hoàn thành công việc được giao, và vì họ không thấy được thành quả gì từ nghiên cứu của George.
Đến cuối phim, khán giả sẽ bật ngữa ra khi biết George lại chính là người “đã chết” về mặt thể xác trong vụ tai nạn khi anh ấy đi cùng người vợ. Vậy thì thông điệp là gì?
Đầu tiên là sự phê phán tính cá nhân trong bản chất con người George, khi anh ấy còn sống, anh ấy chỉ tập trung vào công việc, thời gian dành cho người vợ tương đối ít, để rồi khi người vợ “đã chết” (thật ra cô ấy vẫn còn sống), George lại tiếp tục lao vào công việc với mục đích tạo ra AI hoàn hảo để phục sinh người vợ bằng cách ghép những ký ức của cô ấy vào tâm trí AI.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Như vậy, dù là khi còn sống hay sau vụ tai nạn và sống trong máy tính, thì cuộc sống của George chỉ có công việc với công việc. Khi còn người vợ thì không biết quan tâm, để rồi sau đó cố vớt vát lại những điều đã mất, một cuộc sống nhạt nhòa giống như robot. Vấn đề không chỉ ở điểm này, lẽ ra cuộc sống trong máy tính của George đã được duy trì nếu anh ấy không che giấu họ nghiên cứu của mình, đó là một hành vi ích kỷ và tư lợi.
Thật ra chỉ cần báo với họ khả năng của AI “01” mà anh ấy đã tạo ra, thì họ đã cho George thêm thời gian, sau sự thành công của AI hoàn hảo, anh ấy có thể bước ra ngoài đời thực bằng thân xác của một AI, nhưng George không biết bản thân đang sống trong máy tính, hậu quả cũng do tính tư lợi mà ra, và việc “không biết” của George là không đủ để biện hộ cho hành vi lợi dụng nguồn lực của tập đoàn trong việc duy trì sự sống của anh ấy trên máy tính hoặc nguồn lực cho nghiêng cứu AI.
Chúng ta thấy gì ở những AI do George tạo ra? Đó là sự tương phản trong cách sống giữa 3 AI là robot và bản thân George là con người. “01” thì có cả ngày để đi dạo trong trạm nghiêng cứu, điều “01” thích nhất là được xem phim hoạt hình; “02” thì có những giấc mơ, đôi khi phụ giúp George sửa máy móc, thời gian còn lại là ngắm cảnh thác nước và núi rừng hùng vĩ, khi ở trạm thì “02” nghe những bản nhạc tuyệt vời; còn AI-cô gái thì có được cảm xúc của một người trưởng thành, “cô ấy” biết vui – buồn – hờn giận – ngạc nhiên – tình yêu.
Còn bản thân George, đời sống của anh ấy nhạt nhẽo như cái cảm giác chúng ta trải nghiệm trong bộ phim này, anh ấy giống robot hơn cả một robot thực thụ. Điều đáng tiếc ở đây chính là, quá trình tạo ra AI của George không dạy cho chính anh ấy giá trị của cuộc sống, 3 AI là tổng hợp quá trình trưởng thành của con người, trẻ thơ – thiếu niên – trưởng thành. Và như chúng ta thấy, điều mà George có thể nhận được là sự kết thúc, bắt đầu là cái chết của thân xác, sau đó là cái chết của tinh thần khi máy tính chứa anh ấy ngừng hoạt động. Khi con người không hiểu giá trị sống thì họ không thật sự sống trong quá khứ và hiện tại, và sẽ không có cơ sở để duy trì sự sống đó trong tương lai.
Còn người vợ thì sao? Cô ấy luôn luôn sống. Ở đây chúng ta bàn về cả 2 trường hợp, thứ nhất, như cái kết của phim, cô ấy sống sau vụ tai nạn và có đứa con gái, theo cách nào đó thì nếu cô ấy chết già, sự sống của cô ấy cũng được nối tiếp qua đời sống của đứa bé gái; thứ 2, giả sử như cô ấy chết sau vụ tai nạn, nghĩa là George còn sống, thì sự sống của cô ấy cũng sẽ được duy trì qua thân xác AI do George tạo ra. Các bạn thấy đó, dù hiểu theo cách nào, dù thân xác chúng ta là gì, là xác thịt cũng được, là robot cũng thế, tất cả chúng chỉ có giá trị khi có khả năng lưu trữ và tiếp nối sự sống, nếu không thì mọi “thân xác” chẳng có giá trị gì.
AI hoàn hảo được George chế tạo thành công nhờ vào tình yêu, anh ấy yêu vợ vì những kỹ niệm mang bản chất của sự sống, nhưng sự thất bại của anh ấy ở chỗ tình yêu đó là ích kỷ và tư lợi. Trong khi đó thì người vợ lại trái ngược với George, cô ấy quan tâm và mang lại niềm vui cho anh ấy, và tôi nghĩ rằng việc tập đoàn có thể duy trì “sự sống” của George trong máy tính cũng nhờ người vợ thuyết phục, hoặc chi phí do cô ấy trả, nhưng nguồn lực là có giới hạn, nếu trong thời gian hạn định mà George không trả lại cho cuộc sống thứ gì đó có giá trị về sự sống, thì George sẽ bị loại bỏ, George đã tạo ra được thứ có giá trị nhưng chỉ giữ cho riêng anh ấy nên bị loại bỏ là chuyện tất yếu.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Top 250 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Kiếp Ảo – Upload (Series 2020): khi thiên đường mua bằng tiền – new
Trò Chơi Ảo Giác – TRON: Legacy (2010): trò chơi – sự sống – hủy diệt
Người Máy Trỗi Dậy – Ex Machina (2015): thông minh hay khôn lỏi
Nâng Cấp – Upgrade (2018): nâng cấp hay hạ cấp?
Người 200 Tuổi – Bicentennial Man (1999): giá trị của một con người