Review phim ý nghĩa The Assistant: phun phí cuộc đời

The Assistant (người trợ lý – 2020) là phim tâm lý tả thực, nó khiến người xem cảm thấy chán chường và nhạt nhẽo, có lẽ kịch bản đã đơn giản hóa vài điều có trong hiện thực, nhưng bằng cách đó, phim đã mô tả cho chúng ta thấy sự vô nghĩa trong cách mà con người ngày nay đang sống, nó chẳng có giá trị gì cả. Tuy nhiên con người khó lòng mà nắm bắt thực tại khi họ ở trong thực tại đó, trừ phi họ nhìn nó trong góc nhìn của người ngoài cuộc. IMDb 6.2 , xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Gần như 2/3 bộ phim chẳng có sự kiện gì đặt biệt xẩy ra, người xem sẽ tự hỏi “chuyện gì đang diễn ra ở đây?” khi các tình tiết trong phim rời rạc và vụn vỡ, lời nói của các nhân vật trong phim giống như mảnh ghép của nhiều bức tranh chẳng liên quan gì nhau, và quả thật nó chẳng liên quan gì cả, nó chỉ là công việc mà từng người đang thực hiện, và khi họ đi ngang cô gái, cô ấy nghe được vài lời về nó.

Jane là một trợ lý của nhân viên cao cấp, cô ấy đến văn phòng từ rất sớm để chuẩn bị mọi thứ, và sau khi hoàn tất công việc trong ngày thì trời đã tối hẳn. Jane phải làm gì trong ngày? Mọi thứ khi xét về nhu cầu con người, gần giống với một nhân viên tạp vụ, cô ấy chuẩn bị các thiết bị văn phòng, đặt đồ ăn cho các đồng nghiệp, photocopy tài liệu, rửa bát đĩa, tiếp điện thoại của khách hàng, đặt vé máy bay và khách sạn cho những nhân viên đi công tác, điều phối lịch công tác của “sếp” cho các nhân viên cấp dưới, đón tiếp khách hàng … và nhiều việc khác.

Điều đáng nói ở đây là “chẳng có gì đáng để nói” trong cách mà con người giao tiếp hoặc đối xữ với nhau, phần lớn thời gian là sự im lặng, và chúng ta có cảm giác Jane đang tiếp xúc với những cái máy chứ không phải con người, họ chỉ làm việc và ăn uống. Nếu phải tìm điều gì đó thật sự có ý nghĩa trong đời sống ấy của Jane, thì đó là những lần gọi điện về cho người mẹ. Hãy tưởng tượng, một ngày của Jane hoặc các nhân viên khác đã trôi qua trong sự vô nghĩa, chỉ tồn tại công việc và công việc, hầu hết thời gian trôi qua để phục vụ cho sự tồn tại, để duy trì công việc và có chi phí cho sự tồn tại đó, họ không “sống”.

Ngày nay, sở làm là nơi dạy con người vứt bỏ lương tâm để được sinh tồn

Nếu có chuyện gì đó đặt biệt, thì đó là vị nhân viên cao cấp là “sếp” của Jane, ông ấy luôn vắng mặt trong văn phòng, và mọi nhân viên cấp dưới luôn trong tư thế “chuẩn bị sẵn sàng” cho công việc điều phối và thay ông ấy giải quyết mọi vấn đề, kể cả những chuyện liên quan đến gia đình của ông ấy. Trong phim, chúng ta thấy cảnh người vợ của “sếp” mang đến 2 đứa trẻ và nhờ Jane chăm sóc, đứa trẻ lớn hơn, cô bé đó không thể hiện giống như những đứa trẻ bình thường mà chúng ta thường thấy, hành động của cô bé như của một loài động vật hoang dã, và cô bé không nói mà kêu như loài thú.

Điều đặt biệt thứ 2 là những “bí mật” của vị nhân viên cao cấp này, và nó gần như không phải là chuyện bí mật đối với các nhân viên cấp dưới, kể cả với Jane. Đó là những mối quan hệ với phụ nữ, họ có thể là nhân viên cấp dưới của ông ấy, họ cóthể là đối tác của công ty, và như cách mà phim ám chỉ, những phụ nữ này bị ông ấy lạm dụng tình dục. Đó là một chuyện sai trái và đáng kinh tởm đối với Jane nên cô ấy đã báo cáo chuyện đó đến “phòng nhân sự” của công ty, có cả chuyện một cô gái trẻ trở thành nhân viên mới và được chuyển đến khách sạn để gặp “sếp”.

Vậy vị trưởng phòng nhân sự đã giải quyết chuyện đó thế nào? Ông ấy hỏi Jane liệu có quan tâm đến tương lai của cô ấy, và có muốn giữ công việc đang có? Tất cả họ đều biết những chuyện mà vị “sếp” đã làm, nhưng họ đều im lặng, không những thế, họ còn giúp Jane viết một email “xin lỗi” vị nhân viên cao cấp vì cô ấy đã tố cáo ông ấy. Đó là cách mà những người “đi trước” đã truyền thụ cho Jane để cô ấy có thể tồn tại trong thế giới ngày nay, phải học cách im lặng đối với những điều sai trái, phải bỏ qua lương tâm và đạo đức để có thể sinh tồn.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Những chuyện kinh tởm thế này không phải chỉ có trong phim, nó rất thực tế trong đời sống thật, và có vẻ như tất cả chúng ta rất giỏi trong việc học cách im lặng để giữ lấy lợi ích thuộc về phần chúng ta. Điều đó hoàn toàn khác biệt với những lý tưởng mà mỗi con người khi mới bắt đầu bước vào cuộc sống, khi ấy chúng ta còn lương tâm, còn ảo tưởng về một tương lai rực rỡ, cái ảo tưởng đó giống như của cô nhân viên mới (được đưa đến khách sạn), cô ấy từng là tiếp viên trong một cửa hàng thức ăn nhanh, với cô ấy thì chuyện được nhận vào vị trí “trợ lý” của một công ty lớn sẽ giúp cô ấy có một tương lai rực rỡ, và cô ấy có thể hy sinh “thân xác” để đạt được điều đó.

Liệu “sự hy sinh” của cô gái có xứng đáng hay không? Đó chỉ là ảo tưởng, vì sau vài tháng thì cô gái cũng sẽ bị “đá” ra khỏi công ty, vì vị “sếp” sẽ không để một rủi ro còn tồn tại trong tương lai của ông ấy; Trong khi đó Jane là một nhân viên giỏi, được đào tạo bài bản và đã học được cách “im lặng”. Khi chúng ta nhìn vào tất cả những điều mà Jane đã trải qua trong một ngày làm việc, thì điều đó có xứng đáng hay không? Phần lớn chúng ta bị mắc kẹt trong chuyện duy trì sự tồn tại, và chúng ta cứ tưởng đó là tương lai tốt đẹp, trong khi sự thật thì nó đang giết chết đời sống và tâm hồn của chúng ta.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

…………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Có Nên Chăng Chấm Dứt – I’m Thinking Of Ending Things (2020): không bao giờ! Đó là câu trả lời – new

Chìa Khóa Về Nhà Tôi – The Occupant (2020): gia đình “hoàn hảo” thời hiện đại – new

Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006): chúng ta là những Harold

Cô Gái Cùng Bầy Ngựa – Horse Girl (2020): vụn vỡ và vẹn toàn – new – Nghệ Thuật

Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Cashback: dừng lại để ... cảm nhận cuộc sống

T4 Th1 27 , 2021
Cashback (tìm lại cảm xúc – 2007) là phim tâm lý – có xu hướng giáo dục giới tính, loại phim này chúng ta thấy khá nhiều từ những năm 1990 đến 2005, tất nhiên Cashback vượt xa hơn thế khi kết hợp với yếu tố nghệ thuật và các […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese