Review phim Messiah (series): con người có tiếp tục đóng đinh?

Phim Messiah (series – 2020) đặt cho chúng ta một câu hỏi hết sức quan trọng, liệu chúng ta có còn niềm tin về sự huyền bí mầu nhiệm trong thời hiện đại? Có vô số người từng tự tin nói rằng, nếu họ sống vào thời kỳ mà các vị thánh hoặc tiên tri sinh ra, thì họ sẽ không như những con người của thời đại ấy, sẽ không xua đuổi, đóng đinh hoặc ném đá các Ngài. Điều đó là thật chăng? Khi đứng ở vị thế của thời đại sau phê phán con người ở thời đại trước là điều hết sức dễ dàng, thì đây, một Messiah đến trong thời đại này, chúng ta sẽ nghĩ gì? Đó sẽ là màn kịch hay là sự thật? Khó phân định lắm thay! IMDb 7.7

Phim bắt đầu trong hoàn cảnh cuộc chiến ở Sirya đang diễn ra, một đứa trẻ hỏi người mẹ về Thiên Chúa, phải chăng Thiên Chúa đã không thương yêu họ nên mang người cha ra đi, người mẹ đáp rằng “Chúa có kế hoạch khác cho con, Ngài sẽ tiết lộ cho con khi con sẵn sàng”. Vài năm sau, đứa trẻ đã lớn và chôn cất người mẹ đã chết vì chiến tranh, cậu ấy bước ra phố và thấy một người đang đứng trên bục cao rao giảng về Thiên Chúa, một cơn bão cát kéo đến và quân nổi dậy đang bắn phá thành phố. Tôi sẽ không đi sâu vào các chi tiết trong phim mà chỉ nêu ra vài điểm trọng yếu để bạn đọc dễ hình dung về thế giới phức tạp và đa cực của chúng ta.

Nếu có một nơi mà người dân đạt được đức tin mạnh mẽ nhất về sự tồn tại của Thiên Chúa – Thượng Đế – Đấng Sáng Tạo thì đó phải là khu vực Trung Đông, nơi mà đức tin đạt đến mức độ cực đoan và hầu hết chiến tranh nổ ra đều bắt nguồn từ niềm tin tôn giáo. Đó cũng là nơi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới nên tạo ra sự tranh giành sức ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới, nhưng cũng chính tại nơi đây, chủ nghĩa tiêu dùng hoặc theo đuổi sự thỏa mãn vật chất lại có sự ảnh hưởng thấp nhất, con người sống hoàn toàn dựa vào niềm tin tôn giáo, họ căm ghét các nước phương tây và cho rằng con người ở những nước giàu đang sa vào tội lỗi và trụy lạc và rời xa Thiên Chúa. Đó cũng là lý do các thành phần cực đoan thường chọn phương tây là nơi khủng bố.

Ngược lại, lợi ích từ dầu mỏ và sự phát triển của tôn giáo cực đoan khiến các nước lớn không thể ngó lơ những gì đang diễn ra ở Trung Đông, không những thế, họ còn góp phần thúc đẩy những mâu thuẫn trong khu vực để dễ dàng nhúng tay. Vậy điều gì sẽ xẩy ra khi một con người tự nhận là Messiah – vị cứu tinh của nhân loại – một tiên tri của Thiên Chúa? Tổ chức CIA của Mỹ sẽ nghĩ gì về người đàn ông này? Họ tự hỏi rằng liệu anh ta có phải do một tổ chức nào đó dựng lên để tạo ra một cuộc thánh chiến trên quy mô toàn cầu? Họ muốn biết anh ta là ai và từ đâu đến, quá khứ của anh ta như thế nào, mục đích thực sự là gì?

Nếu người này là một Messiah thật, thế giới này có đóng đinh một lần nữa không?

Người đàn ông tự nhận là Messiah xuất hiện theo cách vô cùng bí ẩn như có phép lạ, cũng như Đức Jesus, “anh ấy” đã chữa lành vết thương cho người khác giữa chốn đông người, giảng lời Thiên Chúa với hàng ngàn người và dẫn dắt họ rời khỏi vùng chiến sự để đến biên giới – nơi được quốc tế kiểm soát, sau đó “anh ấy” để họ ở đấy và xuất hiện gần tâm bão ở một thị trấn của Mỹ, nơi mà cả thị trấn đều bị bão tàn phá và còn lại duy nhất ngôi nhà thờ là còn đứng vững. Khi chứng kiến những phép lạ đó, chúng ta có tin không? Hay đó chỉ là sự sắp đặt có tính toán từ một tổ chức nào đó? Vì chúng ta đã chứng kiến quá nhiều “sự phi thường” được tạo ra bởi những nhà ảo thuật tài ba, bởi chúng ta nghe đâu đó rằng con người cũng có thể tạo ra những cơn bão. Nhưng nếu đó là sự thật thì sao? Nếu người ấy quả thật là Đấng Messiah thì sao?

Khi “anh ấy” đến với vị linh mục, ông ta phải đối diện với một thử thách vô cùng lớn lao trong đức tin, giữa điều mà mà ông ta thấy với niềm tin cũ, và khi ông ấy tự nhận là người đại diện của “Messiah” và dẫn đầu cuộc hành trình của đám đông, điều đó được tạo ra bởi một đức tin mới hay là sự say mê quyền lực cùng với sự ảnh hưởng nhờ vào “Messiah”? Vị linh mục ấy sẽ có cảm giác thế nào nếu ông ấy không điều khiển được “Messiah” như ý muốn và bị bỏ rơi? Và những con người đã đi theo đấng “Messiah” này, họ đến là do đức tin hay là sự cầu may? Họ có còn tin hay không, khi điều họ xin không được đáp ứng? Rốt cuộc thì lý do gì mà con người có được một đức tin? Đức tin đó mạnh mẽ hay yếu đuối?

Còn về phía chính phủ và các tổ chức tôn giáo lớn, họ sẽ nhìn nhận về “Messiah” này ra sao? Sẽ công nhận hay phủ nhận? Sẽ ủng hộ hay tìm cách triệt hạ? Đối với các tổ chức tôn giáo thì khó nói, nhưng về phía chính phủ hoặc các chính trị gia thì có thể đoán rằng họ chẳng có thứ gọi là đức tin, họ có thể làm mọi thứ với ý nghĩ rằng điều đó sẽ tạo ra sự “ổn định” về chính trị, vì với thứ quyền lực mà họ có, họ đã tự xem họ là “Đức Chúa Trời” đối với con người trong xã hội.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Rồi thì các tổ chức tôn giáo theo nhiều quan điểm khác nhau ở Trung Đông sẽ làm gì? Ủng hộ hay phản đối “Messiah”? Và số phận những con người từng đi theo “Messiah”, các tổ chức có lợi dụng họ để tạo ra sức ảnh hưởng hoặc biến điều đó thành tác nhân tạo ra một cuộc thánh chiến trên quy mô lớn?

Có một điều mà chúng ta cũng cần đặt vấn đề, chắn chắn vị “Messiah” này có nguồn gốc từ đâu đó, và khi nguồn gốc ấy được phơi bày, thì con người sẽ nhìn nhận vị “Messiah” này như thế nào đây? Sẽ giống với thời kỳ Đức Jesus đi giảng đạo không? Rằng vị ấy chỉ là con của người thợ mộc ở một làng nhỏ thuộc Nazareth, nên vị ấy chỉ là một con người tầm thường. Vậy thì sự tầm thường hay phi thường được đánh giá trên cơ sở nào?

Bạn thấy đó, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho quan điểm và niềm tin đối với mỗi người chúng ta, để từ đó mà chúng ta phải xét lại toàn bộ nền tảng của đức tin. Sẽ đơn giản hơn nếu vị “Messiah” này chỉ là một tiên tri giả, nhưng giả sử “Messiah” này quả đúng là một tiên tri thật, thì liệu vị sứ thần của Thiên Chúa sẽ làm gì trong một thế giới phức tạp, loạn lạc, kém niềm tin như ngày nay? Và với con người của ngày nay, phải thực hiện những phép lạ lớn lao cỡ nào mới có thể khiến cho họ tin? Hay đức tin chỉ có sẵn trong trái tim của một số người ít ỏi nào đó? Nhưng có một điều mà chúng ta có thể dự đoán, con người càng có nhiều tri thức, hoặc địa vị càng lớn thì đức tin càng kém cỏi, vì họ suy nghĩ quá nhiều và quá tin vào sự xét đoán của chính họ.

Vâng, đây chỉ là một bộ phim, nhưng nếu chúng ta cố gắng suy tư và trả lời cho tất cả các câu hỏi mà tôi đã đặt ra trong bài viết này, chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi lớn lao về cách nhìn thế giới và bản thân mình, và đó mới là lợi ích lớn nhất mà bộ phim này mang tới.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Cậu Nhóc Bé Nhỏ – Little Boy (2015): dịch chuyển một ngọn núi

Ngôi Lều Huyền Bí – The Shack (2017): tha thứ để được hạnh phúc

Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách

Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi

Tân Giáo Hoàng – The New Pope (2020): con người cần phép màu

Dặm Xanh – The Green Mile (1999): gánh nặng của phép màu

Hạnh Phúc Của Lazzaro – Happy as Lazzaro (2018): hạnh phúc của thánh

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim See (series): nhìn bằng mắt hay trái tim?

CN Th5 3 , 2020
Nếu xét vì tính tổng thể, thì See (Thấy – series – 2019) là phim được tôi đánh giá khá cao, từ cốt truyện mới lạ đặc sắc, ý tưởng, hình ảnh, hành động, phiêu lưu, cho đến ý nghĩa thông điệp. Đây là một bộ phim vừa thỏa mãn […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese