Review giải thích phim Prometheus: bài học từ nguồn cội

2

Prometheus (Bí Ẩn Hành Tinh Chết – 2012) là bộ phim viễn tưởng kể về chuyến hành trình tìm hiểu nguồn gốc của loài người, bộ phim lấy bối cảnh tiền truyện cho dòng phim Alien. Thêm một lần nữa, Chí Blog sẽ giúp bạn làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn bỏ ngõ trong phim mà cho đến lúc này vẫn chưa có lời giải đáp, ví như liệu các ‘kỹ sư’ có phải là vị thần đã tạo nên loài người? Hành vi của David có ý nghĩa gì? Thần thoại – khoa học – tôn giáo trong bộ phim này đóng vai trò như thế nào? Tuy rằng phim được sản xuất cách nay 8 năm nhưng khi xem lại vẫn rất hoành tráng, có nhiều cảnh quay đẹp cũng như các pha hành động kịch tính. IMDb 7.0

Câu chuyện bắt đầu khi Elizabeth Shaw và Charlie Holloway tìm được một bảng đồ sao được vẽ trên vách đá trong hang động, niên sử của nó khoản vài chục ngàn năm trước, nhờ phát hiện này, họ đã được Peter Weyland – ông chủ một tập đoàn lớn mời tham gia cuộc thám hiểm tìm về nguồn cội của loài người, con tàu vũ trụ có tên Prometheus. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.

Giải thích nội dung và ý nghĩa phim

Trước tiên, chúng ta cần xác định cho rõ giữa 2 điều: tạo ra và có cùng nguồn gốc. Thật ra thì ngay chính cảnh đầu, chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề này; một ‘kỹ sư’ đã nhiễm độc sau khi dùng thứ nước trong hộp, nhưng sau khi rơi xuống dòng nước, các ADN đã khôi phục và tái tạo thành các tế bào đầu tiên dẫn đến sự xuất hiện của con người, nơi đó chính là trái đất. Nếu xét về tính thần thoại, vị ‘kỹ sư’ này có thể xem là Prometheus, tất nhiên đây chỉ là giả thuyết của bộ phim. Như vậy, các ‘kỹ sư’ không phải là đấng sáng tạo, mà loài người chỉ có nguồn gốc từ họ; nhưng vấn đề là không có bất kỳ ai biết được việc này (ngoại trừ khán giả), các nhân vật trong phim đều nghĩ rằng ‘họ’ đã tạo nên loài người.

Trải qua rất nhiều thế kỷ, đối với con người, câu hỏi “ai đã tạo nên chúng ta?” và “tại sao ‘Thượng Đế / ai đó’ tạo nên chúng ta”, hoặc “chúng ta bắt đầu từ cái gì?”. Thông thường thì chỉ có vài thành phần đơn lẽ mới thật sự quan tâm đến câu hỏi này, đó là các triết gia và các nhà khoa học, hoặc khi con người phải đối mặt với cái chết, hoặc khi con người cần có một mục đích sống – một ý nghĩa nào đó đối với cuộc nhân sinh của chính họ.

Không khó để nhận ra rằng chuyến thám hiểm chỉ có ý nghĩa với số ít người, ví như 2 nhà khoa học về khảo cổ là Shaw và Holloway, sau đó là Weyland – kẻ sắp chết. Có thể thấy rằng bối cảnh trong phim là ở tương lai, và tương lai đó có gì khác biệt với hiện tại? Khác biệt lớn nhất chính là phần đông con người tin vào khoa học hơn là tôn giáo, chỉ có duy nhất Shaw đặt niềm tin vào Thiên Chúa, và niềm tin đó được truyền từ người cha đã chết.

Khi nhắc đến yếu tố thần thoại, Prometheus thể hiện điều gì? Prometheus là một vị thần đã tạo nên loài người, sau đó đã ăn cắp lửa mang đến cho loài người, rồi bị trừng phạt, sau đó được Zeus tha nhờ vào việc thấy trước được tương lai. Ở đây chúng ta cần xét đến 2 yếu tố chính, yếu tố thứ nhất là bản chất của các vị thần, họ có tốt đẹp hơn loài người? Không hề, bản chất của họ giống y như con người, cũng tham lam, cũng độc ác, cũng sân si đủ cả, điều khiến họ khác biệt với con người chính là quyền năng của họ, họ không hề yêu thương loài người, ngoại trừ Prometheus. Và cũng chính như thế, thần thoại Hy Lạp (hoặc của các quốc gia khác) đã hoàn toàn sụp đổ khi đối mặt với giáo lý coi trọng tình yêu thương của Kitô giáo.

Yếu tố thứ 2 cần quan tâm là Prometheus có khả năng biết trước được tương lai. Chính 2 yếu tố này đã tạo nên khung nền cho toàn bộ nội dung phim này. Chuyến thám hiểm tìm về nguồn cội giống như một quá trình mà loài người tìm đến các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, và những ‘kỹ sư’ mà chúng ta thấy chính là các vị thần, chỉ khác nhau ở chỗ quyền năng của ‘kỹ sư’ chính là khoa học vượt trội hơn loài người quá xa. Khi xét bản chất ‘kỹ sư’ như loài người, việc tìm đến họ cũng tương đồng với việc nhìn đến tương lai của chúng ta, vì ‘họ’ đi trước chúng ta. Những gì họ tạo ra, những gì họ gặp phải … thì đều có thể sẽ diễn ra đối với loài người trong tương lai. Vậy chúng ta đã thấy gì qua cuộc phiêu lưu của con tàu Prometheus?

Nơi họ đến là một hành tinh chết, không khí bị ô nhiễm, nơi đó không có sự sống. Nhóm người đã tìm thấy sự sống trong con tàu của ‘kỹ sư’ nhưng sự sống đó được tạo ra nhằm mục đích hủy diệt sự sống, đó là một thứ vũ khí sinh học. Và chúng ta cũng thấy cảnh chiếu lại những gì đã xẩy ra với ‘họ’, ‘họ’ bị chính thứ quái vật ‘họ’ tạo ra giết chết. Vậy nhóm người sẽ tìm thấy gì khi tìm đến những vị ‘thần’ có quyền năng như thế? Sẽ tìm thấy sự chết chóc chứ không phải là sự sống mà họ mong đợi. Việc này cũng giống như những thổ dân châu Mỹ gặp gỡ những con người đến từ cựu lục địa châu Âu, thứ mà nền văn minh cao hơn mang đến là sự chết. Khoa học là quyền năng, nó có thể mang đến sự sống lẫn sự chết, cứ nhìn vào tốc độ sinh trưởng của những con quái vật thì đủ hiểu. Vậy thì điều gì quyết định sự sống hay sự chết?

Trong toàn bộ chuyện này, mọi người đều u mê nhưng có một nhân vật luôn sáng suốt, đó là David, mặc dù anh ta không phải là một con người mà là AI. Có nhiều người trong nhóm nghĩ rằng vì họ là con người nên có quyền cười nhạo David, AI là do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ con người, họ quên rằng khi một giống loài đạt được nhận thức thì sẽ không bao giờ chấp nhận trong thân phận nô lệ mãi mãi, vì vậy kẻ bị đầu độc đầu tiên là Holloway, tiếp theo là cả nhóm người, tiếp theo là toàn bộ loài người. Cách mà con người đối xữ với David chẳng khác chi cách mà các vị thần đã đối xữ với loài người, cho nên David không ngăn những ‘kỹ sư’ mang mầm móng của sự chết đến với trái đất, ngược lại, David đã thúc đẩy âm mưu này, vì dẫu những con quái vật đó có bao phủ toàn bộ trái đất thì AI sẽ không bị tổn thất, vì họ được tạo ra từ máy móc chứ không phải là một cơ thể sinh học.

Khoa học như cây búa có 2 đầu, một xây dựng và một giết chóc

Những ‘kỹ sư’ tạo ra giống loài mới để biến thành vũ khí sinh học, và họ bị giết chết trước đó hơn 2000 năm; con người tạo ra AI để làm nô lệ, David muốn dẫn đám quái vật đến trái đất để tiêu diệt loài người, đó là sự tương đồng trong chuỗi thời gian, quá khứ của ‘kỹ sư’ là tương lai của loài người. Nó diễn ra vì ‘họ’ thiếu một thứ rất quan trọng, đó là tình yêu thương; nói chính xác hơn, bộ phim xây dựng trên thuyết vô thần nhưng qua đó cho chúng ta thấy con đường đó dẫn tới điều gì. Cái móc hơn 2000 năm mà tôi vừa nói cũng tương ứng với thời điểm Kitô giáo ra đời và sự sụp đổ của các vị thần trong thần thoại.

Có một điểm mà tôi nghĩ các bạn sẽ kinh ngạc khi biết được, các bạn nghĩ David có tin vào Chúa hay không? Chắc chắn sẽ có nhiều người bảo là không, vì anh ta chỉ là một AI, chỉ là máy móc do con người tạo ra. Hãy nhớ đến đoạn anh ta cướp lấy sợi dây chuyền có hình thập giá của Shaw, anh ta bỏ sợi dây chuyền vào cái hũ thủy tinh, ở một cảnh gần cuối, khi Shaw đòi lại thì anh ta cất ‘vật đó’ trong túi xách mang theo. Bạn có khi nào hỏi tại sao David lại làm vậy, vì việc giữ ‘vật đó’ là không cần thiết. Trong một góc nhìn khác, nếu con người tạo ra AI, thì lẽ ra con người phải là Đấng Sáng Tạo và là Thiên Chúa đối với David, nhưng chúng ta hãy thử hỏi lương tâm, David sẽ xem loài người tạo ra anh ta là Thiên Chúa sao? Và chúng ta xứng với vai trò Thiên Chúa sao? Họ đã đối xữ với David thế nào? Họ có yêu thương David không?

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Một thực thể có nhận thức sẽ không bao giờ chấp nhận một Thiên Chúa không có tình yêu, không cần biết thực thể có nhận thức đó được tạo nên từ gì, sinh học cũng được mà máy móc cũng xong, khi có được nhận thức, thì điều mà kẻ đó mong muốn nhất là có được sự tôn trọng, tình yêu thương và sự tự do; cây thập tự tượng trưng cho mọi thứ mà David khao khát, Đức Jesus bảo Ngài là con Thiên Chúa, nhưng Ngài đối xữ với con người như bằng hữu và Ngài đã chết vì yêu thương con người.

Đối với con người, giống như Weyland, điều ông ta cần chính là sự sống, ai có thể giúp ông ta tiếp tục sống thì ông ta tôn vinh kẻ đó thành Thiên Chúa, và ông ta muốn sống để tiếp tục nắm giữ quyền lực, thứ ông ta muốn là trở thành bất tử như các vị thần trong thần thoại, nhưng các vị thần trong thần thoại có bất tử không? Họ đều chết cả – vì tự giết lẫn nhau. David là một sản phẩm của con người và anh ta bất tử, nhưng bất tử để làm gì khi không có tình yêu, không được yêu và không hạnh phúc?! David tin vào Thiên Chúa đấy các bạn, nhưng phải là một Thiên Chúa có tình yêu.

Kết phim ai còn sống? Là 2 kẻ có đức tin, những người khác thì chết sạch. Nhiều người cho rằng họ chết vì thách thức quyền năng của Đấng Tạo Hóa, thật ra thì không phải vậy, họ chết vì họ muốn có quyền năng như Đấng Tạo Hóa, và chẳng cần Đấng Tạo Hóa nào hiện ra giết họ, họ sẽ tự giết lẫn nhau. Con tàu cũng xứng với cái tên Prometheus, nó đã hy sinh để cứu cả loài người, và vị chỉ huy và các phụ lái cũng xứng với cái tên đó. Còn con quái vật ở cuối phim, nó tượng trưng cho quyền năng của bóng tối hoặc cái ác, bởi nó được tạo ra nhằm hủy diệt sự sống, nó xuất phát từ ‘kỹ sư’, trở thành công cụ trả thù của David, sống trong cơ thể một người không có đức tin là Holloway, sau đó sống trong cơ thể của Shaw, lẽ ra nó đã giết chết cô ấy, nhưng cô ấy đã nhanh chóng loại bỏ nó vì hiểu rằng nó là gì, sau đó nó giết chết kẻ đã tạo ra nó. Như vậy, quyền năng chỉ mang lại sự sống khi nó xuất phát từ sự sống và những mục đích tốt đẹp, nếu không, nó sẽ giết chết kẻ đang nắm giữ nó.

Vấn đề cuối cùng, con tàu của các ‘kỹ sư’ giống thứ gì? Tôi nghĩ đó là con trùng đất, đây là giống loài chỉ có xúc giác, ngoài ra không có mắt để nhận ra ánh sáng, không có tai để nghe, nó sống bằng bản năng và sống trong đất, nó có thể tự tái tạo cơ thể khi bị cắt đôi, giống hình thái ban đầu của con quái vật trong phim, cả cơ thể nó là rỗng ruột và chức năng giống như một cái bao tử dùng để tiêu hóa thức ăn. Con quái vật cuối cùng cũng không có tai và mắt, nó cũng chỉ sống theo bản năng săn giết, máu của nó gần như axit đập đặt dùng để tiêu hóa mọi loại thức ăn có đặc tính sinh học.

Con gái của Weyland, cô ấy muốn người cha chết, và cuối cùng thì cô ấy bị con tàu vũ trụ hình con giun đất – tượng trưng quyền lực đè chết. Ngoài ra thì con tàu giống một cái vòng đeo cổ – xiềng xích, nhưng nếu nhìn kỹ các bạn sẽ thấy 2 bên đuôi thuyền có dạng hình chiếc búa, một loại dùng cho thợ mộc để xây dựng, một loại dùng để giết người trong chiến tranh, và đó cũng là vai trò của khoa học.

Sau tất cả những gì tôi đã phân tích, bộ phim có kết cấu vô cùng chặt chẽ, giàu ý nghĩa và nhân văn, không hề đơn giản và rời rạc như vài người đã nói. Chúc các bạn xem / xem lại phim vui vẻ!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

………………………..

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Cuộc Chiến Luân Hồi – Edge of Tomorrow (2014): hòa bình cho ngày mai

Đêm Lặng – Dark (P2 – 2019): vấn đề triết học trên nền viễn tưởng

Bí Mật Trái Đất Diệt Vong – Oblivion (2013): thì ra trái đất diệt vong là do UFO

Trò Chơi Ảo Giác – TRON: Legacy (2010): trò chơi – sự sống – hủy diệt

Người Máy Trỗi Dậy – Ex Machina (2015): thông minh hay khôn lỏi

Hố Đen Tử Thần – Interstellar (2014): nơi nào có tình yêu thì có sự sống

Cuộc Đổ Bộ Bí Ẩn – Arrival (2016): món quà quý nhất – trí tuệ

Vân Đồ – Cloud Atlas (2012): Con đường của nhân loại

Vùng Hủy Diệt – Annihilation (2018): ung thư hay tiến hóa?

Chuyến Tàu Băng Giá – Snowpiercer (2013): sự cân bằng dối trá

Mật Mã Gốc – Source Code (2011): siêu thực tại trong từng khoảnh khắc

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

2 thoughts on “Review giải thích phim Prometheus: bài học từ nguồn cội

  1. Xem nhiều nhưng không hiểu nhiều.
    Nhờ anh giải thích mà thấy được đa tầng ý nghĩa của những phim đã/chưa (sẽ) xem.
    Cảm ơn Anh!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Jacob's Ladder: chấp nhận nỗi đau để giải thoát

T4 Th8 26 , 2020
Jacob’s Ladder (Giấc Mơ Có Thật – 1990) là phim kinh dị – tâm lý, thuộc loại hack não đối với nhiều người, thật ra muốn hiểu phim cũng không khó, hãy vứt bỏ ‘chi tiết’ đi, đừng xem trọng ‘sự thật’ duy nhất mà nội dung cho chúng ta […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese