Review phim Cloud Atlas – Vân Đồ: Con đường của nhân loại

Ngoài lề

Hiện nay nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển đến một mức độ rất cao so với suốt chiều dài lịch sử mà chúng ta biết. Có rất nhiều bí mật được khám phá nhưng vẫn chưa được công bố với đa số công chúng, đôi khi ở đâu đó ta đọc thấy một thuyết nào đấy tưởng như hoang đường nhưng rất có thể là sự thật. Bộ phim đã sữ dụng những thuyết hoặc bí mật đó làm khung nền cho các diễn biến.

Có một thuyết cho rằng loài người hiện nay thuộc về đoạn cuối của lần thứ 5 hoặc 6, tạm gọi là kỷ. Với mỗi kỷ, con người phát triển từ sơ khai cho đến khi đạt được nền văn minh rực rỡ rồi lụi tàn vì tận thế. Sau tận thế, những kẻ sống sót sẽ trở lại sự sơ khai vì hầu hết nền văn minh đã sụp đổ, và cứ thế quay vòng đến kỷ này. Một thuyết nữa là thuyết luân hồi (không riêng của Phật giáo), thuyết này cho rằng Thượng Đế tạo ra linh hồn con người, sau đó cho xuống trần gian để học hỏi những điều huyền diệu, ai có thể đạt được điều họ cần thì được trở về cùng Người, ai không đạt được thì lại tiếp tục đầu thai làm người.

Bắt Đầu

Bộ phim là sự xen lẫn giữa nhiều câu chuyện, việc này sẽ khiến rất nhiều người xem xong mà chẳng hiểu cái chi, hoặc hiểu từng câu chuyện nhưng mù mờ trong sự kết nối giữa chúng với nhau. Để dễ xem thì chúng ta cố tách các câu chuyện ra với nhau. Sau khi đã hiểu, bạn có thể thấy rằng dù không gian và thời gian cách biệt nhưng quá trình của chúng lại như nhau. Đó là sự đấu tranh không ngơi nghỉ giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối.

Bản thân mỗi con người chúng ta có cả 2 bản tính ở bên trong, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà bản tính nào sẽ trở nên vượt trội hơn. Có sự lặp lại của những nhân vật trong từng thời kỳ (như sự luân hồi), trong mỗi thời kỳ họ tuân theo bản tính của họ, liên kết các thời kỳ sẽ cho ra con đường của linh hồn họ. Như tuyến nhân vật do Tom Hanks thủ vai. Ban đầu là vị bác sĩ độc ác muốn chiếm lấy tài sản của chàng trai trẻ. Sau là tên ma cô viết sách, giết người vì tức giận. Sau đó hiện thân trong vai trò ông chủ nhà trọ tham lam nhưng không đến nỗi độc ác. Tiếp theo là vị giáo sư bao che cho cô nhà báo, ở quãng thời gian này ta thấy nhân vật có chiều hướng nghiêng về phía ánh sáng. Tiếp đến ở thời kỳ trước tận thế (người nhân bản), nhân vật này nghiêng hẳn về ánh sáng nhưng đó vẫn là sự đấu tranh trong ôn hòa. Đến giai đoạn cuối cùng sau tận thế, để có thể sống sót nhân vật buộc phải đối mặt với cái ác trong sự đối lập sống – chết. Ngoài ra còn có tuyến nhân vật (cha vợ chàng trai) trước hay sau vẫn là hiện thân của sự tham lam và ác độc . Có tuyến nhân vật (cô vợ – người nhân bản) không tham gia vào sự tranh đấu thiện – ác mà trọng tâm họ đặt ở tự do – tình yêu – gia đình.

Một điểm nữa là sự tương quan giữa địa vị xã hội với bản tính thiện ác trong từng nhân vật. Ngoại trừ thời gian sau tận thế, đa số các kẻ độc ác đều đứng trong nhóm người thống trị. Còn nhóm đấu tranh cho công lý là những con người bị áp bức (nô lệ) hoặc trung gian (dân chúng). Tùy theo cường độ của sự đối lập mà vai trò kẻ bị áp bức trở thành cao hay thấp. Ở giai đoạn sắp tận thế, cô gái nhân bản trở thành nhân vật mấu chốt trong cuộc chiến và cuối cùng trở thành biểu tượng thần thánh cho nhóm người thiện lương sau tận thế.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Bộ phim cũng cho chúng ta thấy cường độ phát triển giữa thiện và ác trong quá trình phát triển. Thời gian qua đi, cái ác ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và tinh vi hơn, sự độc ác đạt đến mức độ khủng khiếp hơn. Từ cái ác trong cá nhân, đến gia đình, đến tập đoàn, và cuối cùng nó phát triển đến tầm đảng phái – chính phủ .Từ sự ác độc của cá nhân là giết người cướp của, đến âm mưu cho nổ nhà máy điện hạt nhân, và mức tận cùng của sự vô luân là nhân bản con người để biến họ thành nô lệ rồi dùng chính thịt của họ làm thức ăn cho họ. Khi loài người đi đến sự khủng khiếp này cũng chính là lúc cáo chung cho nền văn minh nhân loại.

Cái thiện và ác vẫn luôn tranh đấu với nhau nhưng điều gì quyết định tận thế đến và không? Đó chính là kết quả của cuộc chiến, trong phim kể lại nhiều câu chuyện giống nhau, nhưng trong ấy lại có một câu chuyện có kết quả khác với những cái kia. Đó là cuộc chiến cuối cùng để giải phóng người nhân bản – một cuộc chiến mà bên chiến thắng là cái ác. Còn những câu chuyện kia, dù có người phải chết nhưng cái thiện luôn chiến thắng. Càng đi đến điểm cuối thì cái thiện càng khó thắng cái ác và sự hy sinh càng nhiều hơn, cho đến khi bất lực với cái ác.

Những kẻ mạnh tin rằng “mạnh được yếu thua”, số ít trong những người còn lại thì tin tưởng vào chân lý và đi theo cũng như hy sinh vì nó. Nhưng qua cái kết của bộ phim chúng ta thấy được gì? Những kẻ tin vào sức mạnh sẽ tồn tại, nhưng sự tồn tại đó hiện diện trong một thế giới đầy hận thù và mê muội, chính họ tạo dựng để rồi cũng chính họ tận diệt mình. Còn những con người đấu tranh cho chân lý thì cuối cùng sẽ đến được thiên đường – trong phim là một hành tinh khác tươi đẹp, còn trái đất thì con người chết dần vì chất độc do họ tạo ra, hoặc trở thành một thứ quái thai nào đó.

Phim có một câu nói rất hay:

“Tại sao con người luôn lặp lại những lỗi mà hắn từng mắc phải?” Lịch sử của con người cứ luôn lặp đi lặp lại, sự tham lam, chiến tranh, nô lệ, sự áp bức, mất tự do, vô cảm…mọi thứ tác tệ mà con người có, chúng cứ sinh ra rồi mất đi rồi lại sinh ra. Loài người chúng ta cứ giẫm mãi vào những vết xe đổ ấy. Tại sao vậy?

Ngoài lề

Trong cái thiện, trong chân lý, trong sự thật, trong tự do, trong tình yêu… thì ta mới thật sự thấy mình sống như một con người. Nếu không có những điều ấy thì con người cũng chỉ là máy móc hay công cụ cho những dục vọng.

Bộ phim không chỉ là một bộ phim mà như một lời tiên tri cho xã hội loài người. Với sự phát triển của công nghệ thì sự tàn phá càng trở nên khủng khiếp hơn. Với sự tranh đoạt ngày càng khốc liệt mà những ai muốn chiến thắng thì phải có nhiều thủ đoạn hơn và độc ác hơn, sẽ khiến cái ác trở nên tinh vi hơn, khó tiêu diệt hơn. Nhìn vào trái đất này, chúng ta mỗi ngày lại tàn phá với tốc độ nhanh hơn. Những nước nghèo tự tàn phá bởi sự ngu dốt, những nước giàu tự cho là thông minh tìm mọi cách tàn phá ở nước khác chứ không phải nước họ, nhưng đó cũng chỉ là cách tự lừa mình dối người. Khi trái đất hấp hối thì mọi người từ thiện đến ác hoặc cả những người vô tâm đều phải chết. Nếu trước hay sau cũng phải chết thì tại sao không sống và chết như một con người với những giá trị cao quý của nó?

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Người 200 Tuổi – Bicentennial Man (1999): giá trị của một con người
The Truman Show (1998): … quyển lịch phát sóng đâu rồi?
Hitler Trở Về – Look Who’s Back (2015): một xu hướng đang thành hình
Thời Khắc Sinh Tử – In Time (2011): khi con người sở hữu thời gian
I Origins (2014): khoa học và niềm tin
Equilibrium (2002): vô cảm là cái giá để được hạnh phúc?

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Bicentennial Man - Người 200 Tuổi: giá trị của một con người

T6 Th2 8 , 2019
Tôi rất thích bộ phim này, nếu có cuộc bầu chọn cho tính nhân văn về nội dung thì sẽ không ngần ngại chọn Bicentennial Man. Phim nói về con đường của một robot phải đi để trở thành con người chân chính. Khi nói về con người, có vẻ […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese