Talk To Me là phim kinh dị – huyền bí, vô cùng tận khó hiểu, nhưng với siêu siêu anh hùng Chí Blog – “website duy nhất gì đó nghệ thuật” thì dễ hiểu như bỡn dù rằng vì “mù” tiếng Anh nên chỉ có thể coi phim “câm”, lâu lâu hiểu được vài từ như sorry – papa – mummy – fine. Thật may là cách thể hiện nội dung qua hình ảnh của điện ảnh phương tây rất tốt và “cốt truyện” trên wikipedia nên vẫn đủ thông tin để giải mã thông điệp phim. IMDb 7.5 phim hay nên coi, bài viết tiết lộ nội dung phim.
Kinh phí chỉ 4.5 tr usd, doanh thu hơn chục lần, kịch bản tốt và đạo diễn giỏi là hốt bạc, các nhà làm phim ở VN thèm không? (nói nhỏ tí: mình có kịch bản hay á, đừng cho ai biết nghen)
Ý nghĩa thông điệp truyền tải
Thật sự mà nói thì để hiểu được phim này cũng không khó, nếu đã đọc thật kỹ những bài review trên Chí Blog cho những bộ phim sau: The Empty Man – The Dark And The Wicked – Cure (1997) – Decision To Leave – GAIA (2021) – Midsommar – 1408 (2007) – The Unholy (2021) – Aftersun – …, có link đính kèm cuối bài viết. Tất cả những gì tôi chỉ ra trong bài viết này hoặc mọi bài viết khác đều là “ngôn ngữ điện ảnh”, chúng không chỉ là sự phân tích thôi đâu. Vậy bạn cần chú ý những “ngôn ngữ” nào trong phim này? Ánh sáng, bóng tối, ngọn nến, con Kangaroo, 2 câu “thần chú”, bàn tay, cánh cửa, cây kéo, con mắt, sự chọn lựa, vết bánh xe . Trước tiên chúng ta thống kê vài nhân vật trong phim: nữ chính – Mia, bạn thân – Jade, em trai bạn thân – Riley, bạn trai của bạn thân – Joss.
Cảnh đầu tiên mà chúng ta thấy là một thanh niên xông vào cánh cửa và muốn cứu đứa em trai khỏi trò chơi “gọi hồn” nguy hiểm nhưng bị em trai đâm, sau đó thì người em này cũng tự sát, khởi đầu phim thường là sự cảnh báo cho diễn biết toàn bộ nội dung sau đó, và các bạn nghĩ sự việc đó thì những thanh thiếu niên chơi trò “gọi hồn” có biết không? Chắc chắn sẽ biết vì nó bị rất nhiều người quay bằng điện thoại, thế nhưng họ vẫn chơi trò này, họ muốn tìm chết, vậy thì cái chết sẽ đến với họ. Tiếp theo là cảnh Mia và Riley thấy con Kangaroo nằm bị thương giữa đường, họ đã không cứu nó, tôi đố các bạn chứ tại sao con Kangaroo lại bị xe tông? Vì nó băng qua đường! Sai! Là bởi vì ánh sáng – thứ “ánh sáng” do con người tạo ra trên những chiếc xe, con vật này nó biết con đường nguy hiểm khi băng qua vào buổi tối, và nó chỉ băng qua khi được “ánh sáng” soi đường, nhưng tiếc thay, nó tin lầm vào thứ “ánh sáng” này, đó là cái bẫy tạo ra tai nạn cho nó.
Câu hỏi tiếp theo, tại sao những thanh thiếu niên thích chơi trò “gọi hồn”? Đó là bởi vì tất cả họ giống như con Kagaroo kia, đang đi trong bóng tối, họ không kết nối được với gia đình, không kết nối được với nhau, không kết nối được với trái tim của chính họ, và cuối cùng là không thể kết nối với Thượng Đế (hoặc chánh niệm) là biểu tượng cho thứ ánh sáng thật – phim không nói gì đến tôn giáo thì chính là sự “không kết nối” á. Khi không thể kết nối được với bất cứ thứ gì xung quanh, họ sẽ dùng những thứ như ma túy, rượu bia, những trò phù thủy để tạo ra sự kết nối với môi trường xung quanh và với chính họ. Những gì tôi vừa nói ứng với toàn bộ những gì đang đã diễn ra trong phim và cái kết của phim: Mia thấy gia đình người bạn hạnh phúc bên nhau, nhưng ánh sáng vụt tắt, cô ấy thấy người cha, cô ấy gọi và chạy theo, ánh sáng lại vụt tắt, cô ấy chìm hoàn toàn vào trong bóng tối, cuối cùng thì cô ấy thấy ánh sáng của một ngọn nến, đó không phải là “ánh sáng” soi đường, mà là từ trò chơi “gọi hồn” của những thanh thiếu niên như cô ấy, thế là vòng lặp tiếp diễn mãi mãi.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Đó là thông điệp chính của phim, giờ chúng ta thử phân tích sâu hơn nữa nhé. Hãy nhìn bàn tay “gọi hồn”, bạn có nhớ đâu đó cũng có 1 bàn tay như thế, trong một bức tranh nào đó? Đúng rồi! Đó là bàn tay của con người trong bức tranh “Creazione di Adamo” thể hiện câu chuyện Thiên Chúa tạo ra Adam theo hình ảnh của Ngài, thế nhưng trong phim này nó hàm ý rằng con người tác tạo ra quỷ dữ theo hình ảnh của chính họ, đó là là lý do tôi nói nếu bạn đọc qua bài về phim The Empty Man thì sẽ hiểu phim này, không thật sự có con quỷ nào cả, cánh tay đó kết nối với cái bàn – một thứ vô tri vô giác, nếu có sự phản hồi hoặc con quỷ thì thứ đó đang tồn tại trong tâm hồn (vô thức) của người chơi.
Vậy thì “quỷ dữ” ở trong mỗi chúng ta từ đâu mà ra? Nó đến từ những người thân trong gia đình, bạn bè, xã hội, tôn giáo, từ cách mà họ đối xử với chính họ và với chúng ta, những chọn lựa mang tính duy lợi và vô tránh nhiệm và vô cảm, những quan niệm sai lầm về tội lỗi, sự đỗ lỗi, sự cắt đứt quan hệ, sự xa lánh, sự không tha thứ, không tình yêu.
Ví như chuyện của Mia, mẹ của cô ấy bị trầm cảm, thay vì ở bên vợ thì người cha thường xuyên vắng nhà, bỏ lại người vợ với đứa con gái là Mia, thế là biết bao “bóng tối” từ người mẹ chuyển sang Mia, chuyện này cũng giống với sự vắng mặt của người cha trong suốt bộ phim, và ông ấy chỉ xuất hiện để đọc lá thư tuyệt mệnh của người mẹ trước khi tự sát, đây là một người cha vô trách nhiệm, chắc chắn khi người cha vắng mặt thì người mẹ đã bơm vào đầu đứa con gái những hình ảnh tồi tệ nhất về chồng, đó cũng là những ảo giác mà Mia đã thấy trước khi dùng kéo đâm vào cổ người cha, kéo là biểu tượng của sự cắt đứt và chia lìa. Hoặc trong tai nạn của Riley, lỗi một phần là từ Mia, nhưng Jade không có lỗi sao? Chính cô ấy đã đồng ý cho em trai tham gia trò chơi “gọi hồn”, trước hay sau thì Riley cũng sẽ ngồi vào ghế, rồi khi tai nạn diễn ra, tất cả họ xúm lại đỗ lỗi cho Mia.
Hoặc trong cảnh con Kangaroo bị tai nạn, Mia đã lái xe bỏ đi, cô ấy không dừng lại để cứu nó, cái lựa chọn mang tính tư lợi – vĩ kỹ – vô trách nhiệm đó là từ đâu? Chúng ta học nó từ mọi người xung quanh, mặc dù chúng ta biết làm vậy là sai. Hoặc về quan niệm tội lỗi, Mia yêu thầm Joss vốn là người yêu của Jade, tình yêu đó là sai? Không! Tình yêu đó không sai và không phải tội lỗi, nó là cảm xúc trong sáng bên trong mỗi con người chúng ta, nó chỉ sai khi ta dùng thủ đoạn để hại người và chiếm đoạt thứ không phải của mình, nhưng quan niệm xã hội lại cho rằng tình yêu đó là tội lỗi, cho nên chúng ta mới có cảnh Mia thấy một mụ già kinh tởm đang mút chân của Joss, trong khi thực tế thì cô ấy đang làm chuyện đó, nghĩa là bởi vì tình yêu, Mia thấy bản thân biến thành quỷ dữ.
Khi chúng ta chọn lựa và hành động sai, chúng ta biết mình sai, khi người khác hành động sai, chúng ta biết là họ sai, hành động trôi qua nhưng cách chúng ta nhìn chính mình và người khác có trôi qua không? Không! Tất cả đều còn tồn tại trong vô thức. Tuy nhiên hình ảnh về chính chúng ta và người khác không chỉ là những thứ xấu xa mà còn có những điều tốt đẹp, vậy tại sao người chơi đều gặp “quỷ”? Đó là bởi vì bản chất trò chơi là “gọi hồn”, chính xác hơn là gọi “quỷ dữ” chứ không phải gọi “Thượng Đế”, bạn gọi “ai” thì “ai” sẽ đến, giả như bạn gọi “Thiên Thần” thì bạn nghĩ bạn sẽ thấy gì? Nếu lúc đó tôi gặp một con quỷ thì tôi sẽ bảo nó “Ê quỷ cút đi, tao không gọi mày, trở về địa ngục chơi đi cưng!”, nếu tôi thấy Thiên thần thì tôi sẽ nói “Xin Ngài chỉ cho con ánh sáng trong cuộc đời”, ví dụ thế; cho nên tiêu đề bài viết tôi mới dùng câu nói của Đức Jesus “Ai tìm thì sẽ thấy, gõ cửa thì cửa mở cho”, cái bọn nhóc tì trong phim gọi quỷ, nên khi con quỷ từ trong vô thức họ nhảy ra, nó sẽ đóng các cánh cửa chứ không phải mở ra hen.
Điều tôi vừa nói cũng ứng với con mắt – “mẹ cho em con mắt màu đen, để nhìn đời cũng toàn màu đen”, con mắt là cửa sổ của tâm hồn, khi “nhập hồn” những thứ đen tối nhất trong tâm hồn người chơi nhảy ra ngoài làm chủ thân xác họ, nhớ cái màu đen giữa bông hoa ở cuối phim Midsommar không nào? Y chang! Giờ đến 2 câu thần chú là “nói với tôi” và “tôi cho phép bạn vào”, Thật ra thì … bạn nên hiểu ngược lại câu đó, nó trở thành “tôi nói với bạn” và “tôi cho phép bạn ra”. Cho nên sau câu “thần chú” đầu tiên, không phải linh hồn nào khác đang nói mà chính là những chiều sâu tăm tối nhất của người “bị nhập” đang nói, đến câu thứ 2 thì là những hình ảnh tối tăm (hoặc cách nhìn) về mọi người xung quanh đang tồn tại trong người “bị nhập” đang thể hiện ra bên ngoài, lấy diễn giải của tôi đối chứng với những người “bị nhập” thì sẽ biết.
Mia yêu thầm Joss nhưng người bạn thân thiết nhất và quan tâm cô ấy nhất là Riley, ngược lại cũng thế, cho nên khi Riley bị nhập thì Mia lại tưởng là người mẹ nhập vào, nhưng tại sao đến câu “thần chú” thứ 2 thì Riley lại tự hại bản thân? Vì sâu trong tâm hồn Riley hiểu rằng thứ mà mọi người xung quanh mang đến cho cậu ấy chính là đang làm hại cậu ấy, ví như chuyện không cứu con Kangaroo, chuyện người bạn của chị mời thuốc, chuyện người chị và bạn chị rủ vào cuộc “gọi hồn”, sẽ thế nào nếu những hình ảnh này làm chủ thân xác của cậu ấy, tất nhiên là họ sẽ làm cậu ấy bị thương, cho nên chúng ta mới thấy cậu ấy tự đập đầu vô tường.
Tiếp theo chúng ta bàn đến quan niệm “cứu” hoặc “giúp đỡ”, thế giới chúng ta rất lạ, khi chúng ta gặp một con vật bị thương sắp chết, chúng ta không cứu nó khỏi chết mà giúp nó chết nhanh hơn bằng ý nghĩ “làm vậy để nó khỏi phải đau đớn hơn”, đó là cách mà Mia “cứu” con Kangaroo, cô ấy lái xe vòng qua và chạy đi, Mia đối xử với con vật đó thế nào thì người khác cũng đối xử với cô ấy y như vậy, trong cảnh sau khi Mia bị xe tông, các bạn có thấy cái vết bánh xe trên đường chứ, nó thể hiện rằng chiến xe đã dừng lại trước cô ấy và nó lái vòng qua, hoặc nói chuyện hiện thực đi, chúng ta nuôi những con vật lấy thịt bằng cách cho nó đứng 1 chỗ và thức ăn tổng hợp đưa tới miệng, con vật tăng cân và bị làm thịt, và chúng ta cũng được nuôi dưỡng giống y như vậy, thức ăn nhanh đưa tới miệng, những thông tin xàm xí đưa tới mắt, chúng ta “hưởng thụ” và làm việc như nô lệ để trả nợ, chúng ta bị “vặt lông” và bị “làm thịt”.
Sau khi xem phim và đọc kỹ bài này, các bạn hãy đọc kỹ tất cả những bài khác trên Chí Blog, tất cả những gì tôi viết đều liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất – tất cả là 1, bài này diễn giải cho bài kia, bài kia làm rõ hơn bài nọ, đó là những quy luật đang bao phủ lên thế giới của chúng ta. À nhưng bạn đâu xem trọng chúng nhỉ? Vì nếu bạn thật sự xem trọng thì tức tốc mở điện thoại lên và mời tôi “ly cà phê” rồi á, vì bạn sẽ không đọc được những bài thế này từ bất kỳ nơi nào khác trong đa vũ trụ lượng tử.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức
Review phim The Empty Man: thêm lần nữa, khán giả bị lừa
Review phim The Dark And The Wicked: tình yêu và sự chết
Review Phim Cure (1997): Khi con người bị cột chéo tay chân
Review phim Decision To Leave: khi xã hội muốn tự sát
Review phim GAIA: “Abraham” của thời đại mới – sự thối rữa
Review ý nghĩa phim Midsommar: bóng tối giữa bông hoa
Review phân tích sâu phim 1408: nỗi đau – oán hận – địa ngục
Review phim The Unholy: phép màu trong thế giới không đức tin
Review phim Aftersun (2022): tự do không nơi chốn
Em rất thích những bài phân tích của anh, em theo dõi anh khá lâu rồi, nhưng giờ mới nhắn tin. Những bài viết của anh, đối với em vô cùng giá trị, vì em được tiếp cận thêm góc nhìn khác. Em hy vọng rằng, một ngày nào đó được gặp anh để học hỏi anh nhiều hơn. Cám ơn anh rất nhiều, chúc anh có nhiều sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã thích những bài viết trên Chí Blog, mình cũng mong ngày nào nào đó sẽ gặp bạn và nhiều người khác nữa để trò chuyện và chia sẻ về cuộc sống, trong ngắn hạn thì chưa vì cuộc sống cá nhân còn chưa ổn định nên rất lười ra ngoài gặp gỡ bạn bè. Chúc bạn mọi điều tốt lành nhé.
Em cảm ơn anh rất nhiều.