Review ý nghĩa phim Ida: không có gì ở phàm trần

Ida (2013) là phim nghệ thuật của Balan, lấy đề tài hậu thế chiến thứ 2, phim chỉ sữ dụng 2 màu trắng đen, thời lượng ngắn 82 phút, nội dung rất đơn giản. Tuy nhiên có điều gì đó không đơn giản ở bộ phim này, đó là nó được giới phê bình đánh giá rất cao và mang về rất nhiều giải thưởng ở các LHP quốc tế (wikipedia nói vậy – cười). Từ cốt truyện đơn giản, cảnh quay đơn giản, lời thoại ít, màu đen trắng … suy ra phim được xây dựng theo phong cách tối giản; phong cách tối giản nhưng được đánh giá cao … nên suy ra phim có nhiều hình ảnh mang tính trừu tượng; nếu đã là “trừu tượng” thì người xem cần phải tự “não bổ” thì mới có thể hiểu được ý nghĩa phim. Tính ra thì chỉ với đoạn giới thiệu này có lẽ tôi đã tự “não bổ” quá nhiều thì phải! À, nhưng như vậy còn tốt hơn là khen nức nỡ bằng những từ ngữ không rõ ràng và sáo rỗng. Để xem những gì tôi phân tích trong bài này có thật sự hợp lý hay không, hên – xui. IMDb 7.4

Phim kể về một nữ tu sắp thực hiện lời khấn “trọn đời” nhưng sau đó được biết rằng bản thân là một người Do Thái và tên cô là Ida; sau đó cô ấy phải đến gặp “người dì” để tìm lại hài cốt của cha mẹ đã chết trong chiến tranh. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.

Phân tích ý nghĩa thông điệp

Có một điều tôi vẫn thường nói rất nhiều trong các bài review phim, đó là đừng chỉ tập trung vào nội dung – hình thức bên ngoài, và mọi thứ mà phim đang thể hiện là đang nói về chúng ta, là chính chúng ta chứ không phải ai khác, vì phim được sản xuất là cho chúng ta xem, không phải cho những con người trong quá khứ xem, lịch sử cũng trở thành vô giá trị nếu người đọc (tại thời điểm họ đọc) chẳng rút ra được điều gì từ đó. Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi người chúng ta. “Nói về chúng ta” là chiếc chìa khóa vĩnh cữu và vạn năng đầu tiên dùng để hiểu ý nghĩa phim.

Phim được sản xuất ở Balan, nếu có sự bình chọn về quốc gia nào vẫn giữ được một tinh thần Kito giáo nền tảng nhất ở Châu Âu thì tôi không ngại ngần lựa chọn Ba Lan mà không phải Ý hoặc Pháp, điều này có lẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong văn học, ví như cuốn Quo Vadis của Henryk Sienkiewicz mà tôi yêu thích. Vì thế màu sắc đức tin tôn giáo là không thể thiếu trong phim này.

Cảnh đầu phim cho chúng ta thấy một nữ tu đang sơn lại bức tượng Chúa Jesus ở trong nhà kho và chúng ta thấy mấy con gà cũng sống ở đó; lúc này hãy nhớ lại việc Chúa Jesus được sinh ra ở đâu và vào mùa nào trong năm. Bức tượng được các nữ tu vác ra ngoài và đặt ở giữa sân trong mùa tuyết lạnh, một vòng tròn của lối đi bao quanh nơi đặt bức tượng là không bị phủ tuyết, còn ngoài ra thì khoản rộng bao la phía ngoài là màu trắng xóa, bầu trời cũng ảm đạm.

Trong dòng tu này có nhiều tu sĩ nữ, nhưng sắp khấn trọn đời thì có 3 người, tại sao là con số 3? Và như những gì chúng ta được xem tiếp, thì Ida đã rời dòng tu để tiến vào “trần thế” một đoạn thời gian; nói cách khác thì Ida là một biểu tượng mang hình ảnh của Chúa Jesus, chuyến đi của cô ấy là hành trình của “cuộc thương khó”, cô ấy là một người Do Thái nhưng lại là nữ tu của Kito giáo. Điều cần quan tâm tiếp theo là chúng ta sẽ thấy gì trong chuyến hành trình đó.

Khi xem phim tôi thấy một điều rất đặt biệt về khung ảnh, đó là góc nhìn luôn được nâng cao hơn để cho thấy một khoản không rất rộng ở phía trên các nhân vật. Đối với đoạn đầu ở dòng tu thì khoản không phía trên được treo những tranh ảnh về Thiên Chúa, bên ngoài tòa nhà của dòng tu là cây thập tự. Nhưng từ khi Ida tiến vào thành phố, khoản trống phía trên con người không có gì cả, nếu có thì là các biển hiệu quảng cáo ở ngoài phố, hoặc tranh của các chính trị gia ở trong phòng.

Gần như không còn thấy biểu tượng nào của tôn giáo dù là cơ quan chính phủ hay bệnh viện; trừ ngôi nhà thờ, nhưng lại không thấy ai bên trong, chỉ có vị linh mục đang dọn dẹp và Ida đang cầu nguyện. Có một cảnh Ida bước xuống khỏi xe và quỳ gối cầu nguyện trước hình thánh giá, nhưng lại được đặt ở vùng ngoại ô, và chỉ có người phụ nữ ở vùng ngoại ô đó là còn tin vào Thiên Chúa với lời chúc tốt lành cùng lời xin bình an cho đứa bé; từ lúc vào thành phố thì không ai còn nhân danh Thiên Chúa ngoại trừ người dì của Ida.

Hiện tại đức tin chỉ còn tìm thấy ở vùng ngoại ô

Con người trong thành thị sống thế nào? Họ sống rất nhàn nhã và hạnh phúc, thứ trước tiên chúng ta thấy là thuốc lá, sau đó là rượu, sau nữa là thưởng thức âm nhạc trong quán bar; có 4 mức độ cho âm nhạc, cổ điển khi ở nhà, sâu lắng để thưởng thức, lãng mạn cho khiêu vũ, và sôi nổi cuồng loạn khi khách bắt đầu say; sau đó họ ra về và có lẽ là sẽ diễn ra cảnh trên giường trước khi chìm vào giấc ngủ sâu. Đó là một cuộc sống rất “ý nghĩa” hen.

Con người đối xữ với con người thế nào? Lạnh nhạt, đó là điều chúng ta thấy, các lời thoại vô cùng ngắn gọn. Khi Ida hỏi về gia đình của cô ấy, cánh đàn ông đều trả lời “không biết”, họ thật sự không biết hay cố tình lẫn tránh quá khứ? Chỉ có những người phụ nữ là đưa ra những chỉ dẫn có giá trị.

Sự việc diễn ra với cha mẹ Ida và đứa con của người dì có ý nghĩa gì? Người đàn ông trong bệnh viện đã cứu họ, nhưng con của ông ấy lại giết họ, người đàn ông đó cũng sắp chết; việc này cũng giống với sự việc diễn ra trong tòa án, một người đàn ông đã sữ dụng thanh gươm của người cha để giết người, nói cách khác, cha ông ấy dùng gươm để bảo vệ tổ quốc, còn ông ta thì thành kẻ giết người. “Nói về chúng ta” – các bạn còn nhớ chứ? Cha ông xây dựng, con cháu đập phá.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Khi Ida thấy tất cả những điều đó và gặp được tình yêu của chàng trai chơi kèn, cô ấy đã dao động đối với việc khấn “trọn đời”. Nhiều người bảo rằng Ida đã đánh mất đức tin, thật sự thì không phải vậy, đức tin của một nữ tu không dễ bị đánh mất như thế, ai nói vậy thì cho thấy họ chẳng hiểu gì về niềm tin tôn giáo. Việc đó xuất phát từ lời của người dì, rằng Chúa Jesus không trốn ở một nơi, Ngài đã đến với thế gian và thích làm bạn với những kẻ tội lỗi, đó là một ý tưởng đối với Ida, sự thật là tu ở dòng tu kín hay ở ngoài đời thì cũng như nhau, vì Thiên Chúa ở khắp mọi nơi.

Ida đã quay lại thế gian và trải nghiệm cuộc sống như một con người, cô ấy hút thuốc, uống rượu, mặc quần áo đẹp, yêu đương. Nhưng như cuộc trò chuyện với chàng trai, Ida hỏi “tiếp theo sẽ làm gì?”, anh ta bảo rằng hãy theo anh ta đi khắp nơi, nuôi chó, kết hôn, mua nhà, và “sống như mọi người”. À! “Sống như mọi người” với những thứ vừa liệt kê, những điều đó là chưa đủ đối với Ida, vì nó trống rỗng. Một ngày nào đó các bạn sẽ hiểu về cái gọi là “sự trống rỗng” mà tôi vừa nói, hoặc bạn có thể trải nghiệm sự nhạt nhẽo đó bằng cách mà bộ phim đã cho chúng ta thấy, tất cả đều thuộc về “xác thịt”, chẳng có thứ gì thuộc về “tinh thần”.

Thế giới ngày nay có giống điều tôi vừa nói? Đó là lý do vị đạo diễn bảo là ông ấy không làm phim lịch sử (mấy bài review khác bảo là ông ta từng nói vậy – cười). Những con người từng có một đức tin về Thiên Chúa hoặc điều tốt đẹp thì đều sắp chết, giống ông già trong bệnh viện, hoặc những người còn sống thì tự sát như người dì – khi mà những điều tốt đẹp từng có đã mất hết. Vậy thì Ida ở lại “trần thế” để làm gì? Ida có thể “cứu” ai khi họ hầu như không còn đức tin? Hiện tại khác với thời Chúa Jesus, ngày xưa con người dù chìm trong tội lỗi nhưng họ vẫn còn đức tin, còn ngày nay thì kể cả đức tin cũng không tồn tại. Cho nên cảnh cuối cùng mà chúng ta thấy là Ida bước trở về nơi mà cô ấy đã ra đi với những bước đi rất mạnh mẽ và kiên định.

Vài chi tiết ẩn dụ khác, khi Ida vào thành phố, cô ấy ở trên cao, khi tiếp xúc với con người thì cô ấy “đi xuống”; khi người con trai đến chỉ nơi chôn xác thì anh ta “lên cao”; khi anh ta thú tội giết người, lúc đó anh ấy ở “dưới mặt đất”, và “cái hố” đó cũng do chính anh ta đào cho anh ta qua hành vi tội lỗi.

Trong phim có một chi tiết châm biếm hơi sâu cay, đó là chuyện người mẹ của Ida thường làm các ô cửa sổ nhiều màu ở chuồng bò; nhưng các bạn biết đấy, mấy con bò thì mù màu, chúng chẳng phân biệt được gì đâu; thâm độc hơn nữa là bộ phim này được làm theo cách trắng đen – vậy bạn nghĩ biên kịch và đạo diễn so sánh nhân loại như thứ gì? Đừng cảm thấy kinh ngạc về điều đó, các bộ phim so sánh loài người với đủ thứ, nhẹ nhàng nhất là trẻ con, sau đó là xác sống, sau nữa là thua cả khỉ (phim hành tinh khỉ), rồi cừu, lợn. Thật ra thì so sánh là chuyện của họ, còn chúng ta là gì và thật sự là gì thì khó mà nói, việc họ so đúng hay sai phụ thuộc vào cách chúng ta sống và tầm nhận thức của chúng ta. Vậy thì chúng ta là ai? Mỗi người hãy tự trả lời câu hỏi này.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

…………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

7 tội lỗi chết người – Se7en (1995): đời mà! phải không?!

Chìa Khóa Về Nhà Tôi – The Occupant (2020): gia đình “hoàn hảo” thời hiện đại 

Vùng Hủy Diệt – Annihilation (2018): ung thư hay tiến hóa?

Chuyến Tàu Băng Giá – Snowpiercer (2013): sự cân bằng dối trá

Equilibrium (2002): vô cảm là cái giá để được hạnh phúc?

12 Con Khỉ – 12 Monkeys (1995): Mon(day) – keys giải mã Enddate

Thủy Quái – Leviathan (2014): Khi sự huyền bí không còn

Hạnh Phúc Của Lazzaro – Happy as Lazzaro (2018): hạnh phúc của thánh 1k

Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi 1k

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

100 vấn đề cơ bản - bài 1: con người là đất sét

T5 Th10 1 , 2020
Khi bắt đầu viết loạt bài này, tôi không có tham vọng nói về điều gì đó quá cao xa, nhưng tôi nghĩ ít ra thì nó sẽ có ích lợi dù là nhỏ mọn đối với người đọc, nó sẽ giải phóng tư duy và giúp người đọc đạt […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese