Hiện tại và tương lai điện ảnh Việt có khá nhiều dự án tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc – đây cũng là định hướng củ chính phủ, mà lịch sử của chúng ta là sự nối liền không dứt của vô số trận đánh lớn nhỏ để chống giặc ngoại xâm hoặc nội chiến, có thể nói rằng VN tuy là một nước nhỏ, nhưng khả năng thiện chiến thuộc top hàng đầu thế giới, ấy là tôi đánh giá đối với quá khứ khi cuộc chiến phụ thuộc vào con người chứ không phải công nghệ của vũ khí thời hiện đại. Do đó việc phân tích về phong cách đánh trận cho chính xác là vô cùng quan trọng, và ngay tại điểm này, sẽ có rất nhiều biên kịch hoặc đạo diễn rơi vào bẫy tư duy kiểu lối mòn, suy diễn sai sẽ tạo ra lỗ hổng cho kịch bản và phim.
Lỗi tư duy này được hình thành bởi những bộ phim lịch sử của TQ hoặc phương tây, đó là chiến tranh theo kiểu dàn binh đánh giáp lá cà. Bởi vì VN là một nước nhỏ, luôn dùng ít thắng nhiều, dùng vũ khí “thô sơ” thắng quân địch có trang bị hoàn hảo, cho nên phong cách đánh trận của người Việt phải là kiểu dùng trí tuệ, linh hoạt – thiên biến vạn hóa, di chuyển thần tốc và cơ động, đánh du kích, phục binh; sẽ không có chuyện dàn bộ binh và cùng xông lên, nếu có thì phía quân lực phe ta có ưu thế gì đó vượt trội, ví dụ như voi, kỵ binh (ngựa) chưa bao giờ là thế mạnh của VN, và chỉ có tượng binh mới khắc được kỵ binh lẫn bộ binh.
Vậy thế nào mới là tư duy đúng đắn? Đó là dựa trên những cơ sở thực tế, là địa hình, VN ít có bình nguyên dạng đồng cỏ rộng lớn, nếu có thì nó kiểu đầm lầy thích hợp trồng lúa nước, địa hình này không thích hợp cho kỵ binh và bộ binh, những con đường vào VN phải xuyên qua rừng hoặc đồi núi – thích hợp để phục kích, đường mòn nhỏ hẹp khiến quân địch dù lực lượng rất lớn buộc phải kéo dài đội hình nên rất dễ bị cắt đoạn, đầu đuôi khó hỗ trợ nhau.
Các bạn có biết vì sao vóc dáng của người Việt không cao lớn mà thon gọn và dẻo dai linh hoạt? Vì chúng ta là con cháu của “loài chim” và của “Sơn Tinh” – chúng ta là chúa tể của núi rừng, chúng ta là thợ săn, là những kẻ đi săn, núi rừng là nhà của chúng ta và là “đầm lầy” là “mê cung” là “bẫy rập” chết chóc dành cho quân địch. Khi phân tích đến đây thì kinh phí để làm phim lịch sử đã giảm rất nhiều, tiền chỉ cần đổ vào việc quân địch đồ bộ thế nào khi hành quân, còn khi đánh trận, nó sẽ diễn ra kiểu cục bộ trên phạm vi nhỏ hẹp như phim 300 Chiến Binh nhưng địa hình là rừng núi rậm rạp.
Bởi vì vóc dáng của người Việt thon gọn và linh hoạt nên phong cách chiến đấu sẽ là tầm xa hoặc cận chiến, nếu bạn có chơi game thì đó là phong cách của dòng đạo tặc – thợ săn – tự nhiên. Từ đó vũ khí chính sẽ là cung, nỏ, lao, dao găm, mác, bẫy rập, độc dược, điều khiển thú rừng và côn trùng. Nếu cần tham khảo thì phong cách chiến đấu ẩn vào rừng núi kiểu Ninja, chiến binh phim Avatar, người bộ lạc phim Prey (2022), lính ẩn áo đen Hoàng Kim Giáp (2006), thậm chí có thể tham khảo ngũ độc giáo và ngũ hành kỳ (Ỷ Thiên Đồ Long Ký) trong kiếm hiệp của Kim Dung, cái gì “mượn” được thì cứ mượn, từ phim cho đến kiếm hiệp hoặc game hoặc biệt kích trong chiến tranh hiện đại.
Vấn đề lớn nhất và khó nhất ở đây là các trận chiến trong phim lịch sử là trận chiến cấp quốc gia, nghĩa là quy mô lớn, sự phối hợp của mấy ngàn người hoặc vạn người (dù thực tế diễn viên không nhiều đến vậy), thì việc thể hiện phải khiến khán giả cảm thấy quy mô của nó rộng lớn dù chiến đấu thể hiện là mang tính cục bộ. Vì vậy sự phân loại binh chủng phải rõ ràng, sự phối hợp nhịp nhàng và khéo léo của các binh chủng với nhau chứ không phải đánh loạn xà ngầu như giáp lá cà. Quá trình đó như tạo mồi nhử, dụ địch vào bẫy, chia cắt, phối hợp binh chủng, phối hợp cá nhân, ẩn thân dưới mặt đất, trên mặt đất, trên cây, dưới nước, và tất nhiên trong vài hoàn cảnh phải có đánh giáp lá cà nhưng phải có biện pháp khắc chế kỵ binh hoặc bộ binh của địch hợp lý, có thể tham khảo phim Trái Tim Dũng Cảm (Braveheart – 1995).
Khi xem phim Việt tôi khá nản với lối tư duy hời hợt, dựng phim cho có, không phải kiểu cứ xông lên anh dũng giết địch là có thể chiến thắng, đã vậy dùng ít thắng nhiều, xây dựng chiến trận mà không hợp lý thì cả bộ phim lịch sử đó vứt sọt rác ngay, bỏ cái tư duy kiểu anh dũng xông lên mà nên đặt trọng tâm ở trí tuệ, cho nên khi làm phim thì nhất thiết phải được sự tư vấn của các chuyên gia quân sự trong quân đội VN.
Những gì tôi diễn giải ở trên đều có cơ sở, ví như hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, truyền thuyết nỏ thần của An Dương Vương, truyện cổ tích, phong cách đánh trận trong chiến tranh hiện đại, mưu lượt thường dùng trong lịch sử là vườn không nhà trống – ẩn thân núi rừng; dù không liên quan nhưng VN có cái giỏi khác là thiện sữ dụng cỏ cây làm thuốc, và biết loại rau nào có thể ăn, cho nên phim lịch sử cũng nên cố gắng thể hiện việc con người VN sống hòa vào thiên nhiên – một xu hướng rất quan trọng với văn hóa hiện tại và tương lai, không phải ngẫu nhiên mà Avatar trở nên đình đám như vậy.
Vấn đề này bàn đến đây thôi, hôm nào rảnh sẽ bàn tiếp về vấn đề thông điệp và nội dung phim lịch sử cần có, nếu chỉ trang phục và trận chiến làm tốt thì đó chỉ là phim tài liệu.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Bàn về điện ảnh: cách tạo trang phục cho phim lịch sử VN
Bàn về điện ảnh: thuần Việt – hiện sinh – đạo tự nhiên
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?