Cashback (tìm lại cảm xúc – 2007) là phim tâm lý – có xu hướng giáo dục giới tính, loại phim này chúng ta thấy khá nhiều từ những năm 1990 đến 2005, tất nhiên Cashback vượt xa hơn thế khi kết hợp với yếu tố nghệ thuật và các giá trị nhân văn hoặc nêu bật ý nghĩa ý nghĩa của cuộc sống; đây là một bộ phim mà bạn có thể xem lại nhiều lần khi cảm thấy “tuột” cảm xúc vì nó sẽ giúp bạn học cách dừng lại để chiêm nghiệm mọi thứ xung quanh. IMDb 7.2 , xem phim để biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.
Ý nghĩa thông điệp truyền tải
Tôi biết, nếu một bạn còn rất trẻ mà xem phim này, có lẽ cảm nhận sẽ rất khác với cách mà tôi cảm nhận (cười), vì cái “xung năng” của ham muốn xác thịt có thể cho suy nghĩ trở nên méo mó, điều này không sao cả, vì nó là chuyện rất đỗi bình thường mà bất kỳ ai cũng từng trải qua, và điều đó cũng được thể hiện khá rõ trong phim. Cũng chính ở điểm này nên nó thể hiện tính nhân văn, nghĩa là công nhận con người như là con người trong cái bản năng, nó không có điều gì quá đáng để xấu hổ hay cảm thấy kinh tởm. Từng có thời người ta rất kinh tởm những ý nghĩ được gọi là “bậy bạ” của xác thịt trần tục, họ tìm cách che lấp nó, nhưng nó chẳng hề mất đi, nó chìm sâu vào vô thức và càng khiến con người trở nên bệnh hoạn và biến thái.
Tình dục hoặc tình yêu là chủ đề muôn thuở của loài người, nó từng bị ngăn cấm, bị biến thành tội lỗi trong quan điểm của tôn giáo, ở tầm mức rộng lớn hơn, chúng ta thấy sự trở lại của những vấn đề xác thịt ở thời phục hưng qua những bức tranh nghệ thuật về khỏa thân. Tất nhiên sự “phục hưng” đó là sự tìm về vẻ đẹp chân chính của xác thịt, vì có một khoản thời gian quá dài con người cứ chìm đắm trong thế giới tinh thần, trong khi tất cả chúng ta vẫn đang ở trần thế. Tất nhiên là sau cuộc cách mạng mang tính văn hóa ấy thì có rất nhiều người sống chỉ vì xác thịt; nhưng rồi cũng đến lúc con người nhận ra rằng họ cần cả 2, là xác thịt và tinh thần, là tình dục và tình yêu, vì chỉ như thế thì cuộc sống mới đạt được sự cân bằng vốn có.
Rất thường khi, chúng ta đưa tới một quyết định vô cùng lớn lao bởi những sự kiện rất cỏn con và chẳng có ý nghĩa gì. Ben và bạn gái chia tay trong một trường hợp như vậy, dù rằng họ yêu nhau cũng được vài năm, và anh ấy biết vì sao cô ấy quyết định như thế. Đó chẳng qua là sự chọn lựa khi cô gái cảm thấy có thể chọn được một anh chàng khác tốt hơn Ben, giống như cách người ta so sánh 2 món hàng với nhau. Điều khiến Ben cảm thấy khó ngủ là anh ấy không thể quên được cô gái, và anh ấy tự hỏi cuộc tình ấy có ý nghĩa gì khi nó được xây đắp trong một quản thời gian dài rồi tan vỡ trong phút chốc, chẳng lẽ không còn gì đọng lại sau những gì mà họ từng có?
Ben quyết định làm thêm vào buổi tối, và không phải ngẫu nhiên khi bộ phim cho Ben trở thành một nhân viên của siêu thị, vì ở đó là nơi mà chúng ta có thể nhìn rõ hơn về cách mà con người chọn mua thứ họ cần. Hãy nói về cô gái là nhân viên tính tiền, cô ấy mong muốn thời gian trôi qua thật nhanh để kết thúc công việc và trở về nhà sớm, nhưng càng muốn vậy thì người ta sẽ có cảm giác thời gian trôi qua càng chậm, do đó cô ấy sợ nhìn đồng hồ. Vậy mong muốn của cô gái là được về nhà sớm và thể hiện là cô ấy sợ nhìn đồng hồ; ở đây chúng ta thấy rõ sự tương quan giữa nội dung và hình thức, và đa số chúng ta không nhận thức về điều đó, nó khiến hành động của con người trở nên lệch lạc.
Nhận thức lệch lạc sẽ khiến con người có những hành động lệch lạc và hành động đó không thay đổi được hiện thực của cuộc sống. Nếu bạn nhận thức rõ về điều bạn muốn, bạn sẽ chấp nhận thực tại như những gì sẽ phải xẩy ra hoặc tìm cách thay đổi nó một cách dứt khoát và hiệu quả, nó sẽ không còn gây ra sự đau khổ đối với bạn. Tuy nhiên việc đối diện với sự thật hoặc ước muốn thì tương đối khó khăn, con người sợ hãi sự thất bại, sợ không đạt được điều họ muốn nên họ sống trong ảo tưởng và xem ảo tưởng đó gần như sự thật khi thể hiện ra với người khác. Ví dụ như chuyện anh chàng nhân viên mời cô gái đi xem phim và không còn chuyện gì khác xẩy ra, nhưng khi anh ấy kể lại với đồng nghiệp thì nói rằng anh ấy đã ngủ với cô ấy, điều đó tạo ra sự hiểu lầm đối với Ben, vì Ben không biết được toàn bộ câu chuyện.
Bạn biết đấy, con người sống trong thời gian và chúng ta không thể dừng nó lại để ngắm nhìn kỹ hơn, chính vì vậy những sự việc liên tiếp xẩy ra sẽ kéo chúng ta trôi tuột theo nó, và nó khiến chúng ta đưa ra những hành động hoặc quyết định sai lầm. Nhưng khi chúng ta hiểu được điều này, chúng ta nên học cách “nhìn” mọi thứ chậm lại hoặc dừng hẳn, đặt biệt là với những thời điểm vô cùng quan trọng đối với chúng ta, vì nếu chúng ta vẫn cứ để nó trôi tuột đi thì có thể chúng ta sẽ không bao giờ tìm lại được, giống như Ben đã bỏ lỡ nụ hôn đầu tiên mang nhiều ý nghĩa với anh ấy khi còn là một đứa trẻ; cái phút giây đó không thể mua bằng tiền, nó không giống với chuyện các cậu bé trả 50 cent để nhìn ngắm “cái ấy”. Cũng tương tự như thế, bạn có thể mua tình dục bằng tiền nhưng tiền không thể mua tình yêu.
Ben có một người bạn thân từ nhỏ, và anh ta bị ám ảnh bởi tình dục, thế là anh ta tìm mọi cách đạt được nó trong những lần hẹn hò với các cô gái, và điều anh ấy nhận được luôn là những cái tát tai hoặc những ly nước vào mặt. Đừng cười đối với những chuyện như vậy, vì trong chúng ta, bất kỳ ai cũng từng trải qua nó vài lần, tôi không nói là sẽ giống như vậy, ý của tôi là, đôi khi bạn vừa yêu và vừa ham muốn một cô gái, nhưng vì bạn để cho ham muốn làm chủ nên cuối cùng bạn chẳng đạt được bất cứ điều gì trong 2 thứ đó.
Khi nói đến đây, chúng ta quay lại với vấn đề nhân văn. Có đôi khi những sai lầm sẽ tạo ra điều gì đó thú vị và nó khiến cuộc sống có nhiều màu sắc hơn, nó không phải chỉ mang đến nỗi đau, nó cũng tạo ra những động lực thúc đẩy con người đạt đến mục tiêu hoặc tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ. Ví dụ như trận bóng của những nhân viên trong siêu thị, họ đã thất bại thảm hại, vị “sếp” bị dập mũi và phải cố định cổ, nhưng chuyện đó cũng tạo ra một kỹ niệm đẹp và vui vẻ khi họ nhớ lại những gì đã diễn ra. Giá trị của cuộc sống không phải ở kết quả sau cùng mà ở những gì chúng ta đã trải qua, giả như họ biết rằng họ sẽ thua và họ không chấp nhận tham gia trò chơi, thì họ sẽ chẳng có gì để ghi nhớ.
Sai lầm của cuộc sống đôi khi giúp chúng ta đạt được điều chúng ta vẫn mong ước, theo cách trần tục nhất và thiên liêng nhất. Ví dụ như chuyện những nhân viên siêu thị bỏ vào giỏ của các cô gái những chai dầu gội giống “cái ấy”, và các cô gái cũng thích nó nhưng họ cảm thấy “xấu hổ” nên không chọn trước đó, “sự nhầm lẫn” khi nó ở trong giỏ hàng lúc tính tiền khiến họ đạt được điều họ muốn, đó là theo lối trần tục. Còn theo cách thiên liêng, trò đùa của những đồng nghiệp đã giúp Ben có được cuộc triễn lãm, và cuộc triễn lãm đó là cơ hội thể hiện tình yêu của Ben đối với cô gái, nó giá trị hơn ngàn lời giải thích cho sự hiểu lầm.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Thời gian là không thể dừng lại, nhưng bạn nên nhớ rằng chúng ta là con người, chúng ta có cảm xúc và tâm hồn, giống như chuyện cô gái cảm thấy thời gian trôi chậm khi muốn về sớm, hoặc giống như cách mà Ben vẽ cô gái trên những bức tranh; chúng ta có thể khiến cho thời gian dừng lại, để nhìn vào sự tuyệt diệu của khoảnh khắc đó, để chiêm nghiệm sự sống, để đừng bị thời gian kéo chúng ta theo nó và biến chúng ta thành con rối của nó. Chúng ta cũng có thể tua ngược lại dòng thời gian để ngắm nhìn những khoảnh khắc đáng nhớ đã từng diễn ra, giống như cách Ben nhắc lại quá khứ của anh ấy, tất cả chúng đều ở trong tâm trí của chúng ta. Khi chúng ta đạt được khả năng đó, sẽ khó có điều gì đáng tiếc xẩy ra, và mọi khoảnh khắc mà chúng ta đạt được trong hiện tại và tương lai đều là hạnh phúc và vĩnh cữu.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
…………………….
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Cố Gái Trong Mơ – Ruby Sparks (2012): vì sao con người cần tình yêu?
Nửa Đêm Ở Paris – Midnight In Paris (2011): cảm xúc thật vs vẻ bề ngoài
Bóng Ma Sợi Chỉ – Phantom Thread (2017): độc dược tình yêu – Nghệ Thuật
Chuyến Đi Của Tình Yêu – 303 (2018): giáo dục xã hội và giới tính cho thanh niên
Tia Nắng Vĩnh Cửu Của Tâm Hồn Tinh Khiết (2004): đồng nghĩa – khác ý
Bên Dưới Làn Da – Under the Skin (2014): ‘thức ăn’ của những vì sao – Nghệ Thuật
Giác Quan Hoàn Hảo – Perfect Sense (2011): thảm họa hay lời cảnh báo