Review phim Love Exposure (2008): Faust và Jesus của Á Đông

Love Exposure (2008) là phim hài của Nhật, “chống chỉ định” với những khán giả có tư tưởng bảo thủ hoặc đầu óc bệnh hoạn, vì phim dùng nguyên liệu chính là tôn giáo và tính dục để thể hiện nội dung cùng thông điệp, với Chí Blog – “website duy nhất đa vũ trụ lượng tử giải mã phim nghệ thuật” thì đây là bộ phim rất hay, nó giúp chúng ta hiểu được sự biến đổi của người Nhật nói riêng và xã hội con người nói chung, sữ dụng tôn giáo để nói về tinh thần, sữ dụng tính dục để nói về xác thịt, kết hợp 2 điều đó thì nó tạo ra một thông điệp vừa mang tính hiện sinh vừa giữ được những giá trị vĩnh cữu thuộc về tinh thần, mặc dù phim dài 4 tiếng nhưng xem rất thú vị, bạn có thể xem trên Youtube. IMDb 8.0 , bài viết liết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Tôi sẽ nói qua thông điệp chính trước, sau đó diễn giải chi tiết sau. Trước tiên, nói về tôn giáo mà ở đây là Công Giáo, về nam giới thì hình ảnh tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể thấy là Đức Jesus, còn về nữ giới là Mẹ Maria đồng trinh, vậy một câu hỏi dành cho tất cả chúng ta, là chúng ta cần một Đức Jesus chỉ tồn tại trong nhà thờ và bị treo trên thập giá hay một Đức Jesus có trong đời thực với vai trò là người cha hoặc người chồng hoặc người con của chúng ta? Tương tự với hình ảnh Mẹ Maria cũng vậy, các bạn có muốn một người mẹ hoặc một người vợ hoặc đứa con gái có đức hạnh như thế? Tất nhiên câu trả lời là phần sau, nghĩa là chúng ta cần một người thân trong gia đình có được phẩm hạnh lý tưởng như Đức Jesus và Mẹ Maria, đặt biệt là trong thế giới hỗn loạn ngày nay, chính điều này đã thể hiện một thông điệp mang tính hiện sinh và nhân văn, nhưng để có được điều đó thì không phải là chuyện dễ dàng gì, bởi vì tất cả chúng ta đều là con người, để đạt được phẩm hạnh thì con người phải trải qua nhiều thử thách vô cùng khắc nghiệt, quá trình đó giống như cuộc khổ nạn của Đức Jesus, phải chịu đau khổ cùng cực, “chết đi” và “sống lại”.

Ở phần giới thiệu tôi có nói là phim “chống chỉ định” với người bảo thủ là vì khi kết hợp hình ảnh tôn giáo với yếu tố tính dục mà ở đây là hành vi chụp ảnh quần lót phụ nữ của nam chính thì nó sẽ trở thành sự “báng bổ” đối với biểu tượng mà nhiều người tôn kính là Đức Jesus và Mẹ Maria, hoặc chuyện một vị linh mục lại có vợ. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu sâu hơn về Công Giáo, về cuộc đời của Đức Jesus, thì nên biết rằng Đức Jesus cũng từng bị những thầy tư tế trong đạo Do Thái cười chê và phỉ báng vì đã kết bạn với “bọn thu thuế” và “phường gái điếm” vốn được xem là những con người tội lỗi, cho nên tôi mới đặt tiêu đề bài viết là “Faust và Jesus của Á Đông”, Faust đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” để sau chuyến hành trình thì anh ấy tìm được sự giác ngộ, hoặc câu nói của Đức Phật “ta không vào địa ngục thì ai vào” cũng có ý như thế, chỉ có tự thân đi vào địa ngục mới có thể cứu được chúng sinh đang chìm đắm trong đó.

Còn đối với những người có đầu óc bệnh hoạn thì sao? Khi xem phim, họ chỉ chăm chăm vào những cảnh chụp ảnh quần lót của phụ nữ và thấy thỏa mãn với những suy nghĩ đầy sự dâm dục của họ, họ sẽ chẳng hiểu phim nói gì. Sự khao khát tính dục của xác thịt là điều hết sức tự nhiên và cần được nhìn nhận, nam giới có thích nhìn quần lót của phụ nữ không? Chắc chắn là có, nhưng ngoài bản năng của loài thú thì chúng ta còn có nhận thức của con người, cho nên nhìn nhận là một chuyện, việc học cách kiềm chế cái bản năng thú vật đó lại thì là một chuyện cũng cần phải rèn luyện, để đừng vì quá đam mê nó mà chúng ta trở thành kẻ phạm tội, hủy hoại bản chất “người” của mình và của người khác. Nói cách khác, sự “dâm dục” không phải tội lỗi nếu dùng nó để mang đến hạnh phúc và sự thăng hoa trong đời sống, nhưng sẽ là tội lỗi nếu khiến cho người khác khổ đau, chúng ta cần phân minh rõ ràng 2 trường hợp đó.

Còn về cấu trúc phim, hãy chú ý đến “bộ 3” mà tôi vẫn thường nói; 3 nhân vật chính gồm nam chính Yu, nữ chính 1 Yoko, nữ chính 2 Aya; 3 người cha và 3 “người mẹ” thuộc về 3 gia đình; 3 biểu tượng tôn giáo gồm người cha linh mục, những vị linh mục, và vị linh mục của giáo phái 0. Tiếp theo là các biểu tượng như tượng Mẹ Maria, Thập giá, tượng Đức Jesus và thập giá ở phía sau, những viên đạn, ảnh chụp quần lót, thanh gươm, …

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Thập giá ngày nay là xi măng cốt thép chứ không phải bằng gỗ như ngày xưa á, nên phải cả gia đình tụ lại mới vác nổi, rất may là Đức Jesus không đến trong thời đại này của chúng ta

Vào chi tiết, phim bắt đầu qua lời kể của Yu về cuộc sống và gia đình của cậu ấy, đó là một gia đình Công giáo ngoan đạo, cha như Thánh Giuse, mẹ như Mẹ Maria, và con như Đức Jesus, nhưng tiếc thay người mẹ lại bị bệnh chết sớm, điều may mắn là trước khi ra đi thì người mẹ đã trao lại cho đứa con một tinh thần sống vô cùng tốt đẹp, đó là bức tượng Mẹ Maria và mong muốn con mình tìm được một người vợ có phẩm hạnh như thế. Sau khi vợ mất, người cha không tìm thấy niềm vui trong đời sống gia đình nên đã trở thành linh mục để phục vụ cộng đồng, và bởi vì ông ấy là người tốt nên những gì ông giảng về tình yêu thương đã cảm hóa được một phụ nữ có đời sống buông thả, bà ấy quyến rũ ông ấy và ông đã “gục ngã”, tuy vậy quan hệ của họ là lén lút. Ngay tại điểm này, chúng ta tự hỏi là ông ấy có phạm tội hay không? Về luật tôn giáo thì ông ấy phạm vào trọng tội, về mặt đạo đức thì tôi nghĩ rằng không, vì ông ấy là một người chồng tốt, cha tốt, và linh mục tốt, không những vậy, ông ấy đang giúp cho một người phụ nữ “ăn chơi” thoát khỏi cuộc sống trụy lạc.

Nhưng cái mâu thuẫn nẩy sinh từ việc phải chọn 1 trong 2, hoặc từ bỏ chức vụ linh mục phục vụ cộng đồng, hoặc từ bỏ người vợ mới trong hạnh phúc cá nhân, người vợ mới này không cảm thấy hạnh phúc khi phải sống trong sự lén lút không được công nhận, bà ấy bỏ đi. Thế là tâm tính của người cha thay đổi, ông ấy có cái nhìn cực đoa về xã hội, nhìn đâu cũng thấy “tội lỗi”, và người phải chịu sự cực đoan này chính là Yu, ông ấy buộc Yu phải “xưng tội” thật nhiều, trong khi Yu là một thiếu niên hết sức ngoan hiền, thế là cậu ấy bắt buộc phải bịa đặt ra những “tội lỗi” không có thật để làm hài lòng người cha, điều buồn cười là bởi vì bị buộc “xưng tội” mà giờ đây cậu ấy phạm vào cái tội nói dối. Thật ra thì cái sự mâu thuẫn này tôi đã từng trải qua khi còn nhỏ, tôi như Yu trong phim, được dạy rằng thường xuyên “xưng tội” và “rước lễ” mới là con ngoan của Thiên Chúa, thế là khi đi xưng tội thì tôi phải cố nghĩ ra mình đã phạm tội gì, nào là “nói tục chửi thề n lần, không đọc kinh hôm kinh mai n lần”, trong khi gần như tôi không “nói tục chửi thề” và cái việc không đọc kinh cũng chẳng phải là tội lỗi dù là xét về luật tôn giáo, chính góc nhìn cực đoan về tội lỗi khiến cho con người phải gắn liền với tội lỗi.

Bởi vì là cha con, nên người cha nhận ra Yu đang nói dối, thế là ông ấy muốn nghe đứa con “xưng tội” ra những “tội lỗi” thật, cái trò đùa hài hước này lại thăng cấp, Yu chủ động “phạm tội” thật để có tội mà xưng, cậu ấy ức hiếp những đứa trẻ, tham gia ăn cắp xe, tham gia những nhóm thanh niên quậy phá, và xa hơn nữa là tham gia câu lạc bộ chụp ảnh quần lót phụ nữ – là thứ tội lỗi “nguyên thủy” của loài người. Điều thú vị ở đây là Yu phạm rất nhiều “tội lỗi” trong một tâm thế là tâm hồn cậu ấy hoàn toàn trong sáng, và mục đích chính là làm hài lòng người cha. Yu đã “phạm tội” nhiều đến nỗi người cha hoàn toàn từ bỏ và không trở về nhà, cấm cậu ấy vào nhà thờ.

Có một điều mà chúng ta phải dành sự khâm phục đối với người Nhật, đó là trên bất cứ phương diện nào dù tốt hay xấu, thì họ có thể biến nó thành một thứ nghệ thuật thật sự, ví như nghệ thuật chụp lén quần lót phụ nữ trong phim, Yu trở thành một đại sư về nghệ thuật chụp lén, cậu ấy giỏi đến nỗi đã “truyền cảm hứng” đó cho đám bạn sống không có mục đích, cái hay của bộ phim là thể hiện được một tinh thần hoàn toàn không có sự dâm dục thông qua một hành vi bị lên án là biến thái và dâm dục, như đoạn Yu cá độ với đám bạn, thứ họ tìm kiếm là vẻ đẹp nghệ thuật về sự “dâm dục” trong những bức ảnh chứ không phải vì sự ham muốn dâm dục bệnh hoạn, Yu thua trong lần cá độ và phải giả gái, nhờ đó mà cậu ấy thắng trong việc tìm ra “Maria” cho cuộc đời mình, cậu ấy đã “cứng”.

Trước khi bàn tiếp thì chúng ta phân tích về cảnh “cứng” thường xuất hiện trong phim (mặc dù tôi là nam giới nhưng thấy cảnh này vẫn cảm thấy rất tởm), khi chụp lén quần lót các cô gái, Yu và đám bạn đã không “cứng” nó thể hiện rằng tinh thần họ vẫn trong sáng, khi Yu gặp Yoco thì cậu ấy đã “cứng”, nhưng cái “cứng” này lại thể hiện cái sự ham muốn của nửa này bản thể gặp được nửa kia bản thể nên có sự khao khát về xác thịt, nghĩa là có sự xác định bởi ý thức, chứ không hoàn toàn mang tính thú vật là con đực gặp con cái nào cũng sẽ “cứng”, nên biết rằng con người với con vật khác nhau chủ yếu bởi ý thức và không ý thức.

Trong tất cả các cảnh “cứng” trong phim này, không có cảnh nào mang hàm ý dâm dục thật sự, với Yu thì đó là khát khao xác thịt với người yêu lý tưởng mà cậu ấy luôn tìm kiếm từ sau lời nhắn nhủ của người mẹ đã mất, còn cảnh “cứng” của người cha của Aya là thể hiện cái bạo lực của nam tính, nếu nói về sự dâm dục thật sự thì đó là người cha của Yoko nhưng chúng ta không thấy cảnh ông ta “cứng”, nghĩa là cũng giống như hành vi chụp lén quần lót, cảnh “cứng” dù là hình thức cho sự “dâm dục” nhưng không hề mang bản chất của sự dâm dục – đây là một điều cực kỳ khó làm đối với điện ảnh, kể cả với điện ảnh phương tây, tuy nhiên chúng ta có thể tìm thấy sự tương đồng trong phim này với bộ phim Somewhere (2010) đoạt giải Sư Tử Vàng mà tôi đã review, trong cảnh nhân vật chính cần 2 chị em song sinh múa cột để ru ngủ.

Bài khá dài, phần còn lại sẽ tóm gọn một chút. Tiếp theo là chuyện kể của Yoko, đây là một cô gái hết sức trong sáng – tự lập – mạnh mẽ, vì có một người cha trụy lạc và dâm dục nên cô ấy có rất nhiều “mẹ” và thay “mẹ” liên tục, cha là biểu tượng của tội lỗi “nguyên thủy”, những người “mẹ” là biểu tượng của sự trụy lạc và sự hỗn loạn của xã hội, cho nên Yoko sớm nhận ra những sự xấu xa trong thế giới con người, chúng ta có thể thấy nó qua hình ảnh của những viên đạn bay loạn khắp nơi, và tất nhiên, khi thế giới tràn đầy tội ác thì con người ta khao khát trở thành hoặc muốn tìm thấy “siêu anh hùng” trong đời thực, cho nên khi Yoko bị vây quanh bởi bọn thanh niên độc ác và được Yu giải cứu trong hình ảnh người phụ nữ áo đen thì cô ấy cảm thấy rung động và thần tượng và nhớ nhung, Yoko đã biết “yêu”, nghĩ mình đang “yêu”, nghĩ bản thân là người “đồng tính”. Khi này phim cũng ám chỉ sự nhầm lẫn trong tình yêu, sau đó là sự nhầm lẫn trong cách nhìn về “tội lỗi” khi Yoko cảm thấy kinh sợ Yu và tin tưởng vào Aya và giáo phái của cô ta, chỉ sau khi nhìn rõ tất cả sự thật thì Yoko mới thật sự yêu Yu và giải cứu Yu như Yu đã từng giải cứu cô ấy.

Trong câu chuyện của Aya thì chúng ta thấy tính tàn bạo và sự hủy hoại thăng cấp đến mức tận cùng, cô ấy có một người cha vô cùng bạo lực và độc ác, cho nên cô ấy hoàn toàn không có mẹ, hoặc có thể hiểu rằng người mẹ đã bị người cha giết chết, cái nữ tính bị tiêu diệt hoàn toàn trong gia đình này từ thể xác cho đến tâm hồn, người cha chỉ sống trong cái bản năng của thú dữ, niềm vui của ông ta là hành hạ đứa con gái, và sau khi Aya đủ mạnh mẽ đã quay ngược lại giết chết ông ta. Sau khi người cha chết thì trong tâm hồn Aya chỉ còn lại duy nhất một thứ đó là thù hận và mong muốn được trả thù và hủy hoại tất cả mọi người, hủy hoại mọi sự tốt đẹp đang tồn tại và sự tốt đẹp mà cô ta thấy là gia đình của Yu và tình yêu của Yu dành cho Yoko. Nếu trước đó cha của Aya tiêu diệt hết phần nữ tính thì sau đó Aya tiêu diệt hết phần nam tính bằng sự dối trá và sự thăng cấp về “tội lỗi” của con người.

Giờ chúng ta phân tích về tổng thể, Yu xuất thân trong một gia đình đạo đức truyền thống nên cậu ấy hiểu được cái gì là tội lỗi và biết đâu là giới hạn để không rơi vào tội lỗi, cậu ấy cũng đã “đắm chìm” trong “tội lỗi” với một tâm hồn hoàn toàn trong sáng, không những thế, Yu còn giữ được ánh sáng từ người mẹ đã mất, nên cậu ấy luôn thấy rõ được sự thật. Yoko có một người cha dâm dục nhưng ông ta vẫn còn có một ranh giới nhất định về đạo đức, dù có ham muốn đối với con gái nhưng chưa thật sự hủy hoại con gái, và Yoko còn có nhiều “mẹ” và may thay có một người “mẹ” khá tốt là mẹ kế của Yu, nghĩa là Yoko nhận ra sự xấu xa của xã hội nhưng vẫn giữ được hy vọng về sự tốt đẹp của nó bằng sự ngây thơ, nên cô ấy mới nhìn lầm Yu và bị Aya lừa. Aya có hoàn cảnh tồi tệ nhất, chỉ có duy nhất sự hủy hoại, cái chết và hư vô.

Cảnh mang tính biểu tượng nhất trong phim là 4 người cố vác thập giá trong khi Aya thì đứng trên đỉnh núi nhìn xuống và cười cợt, cuối cùng thì “ai tìm gì thì sẽ thấy”, những điều Aya làm là “tự sát” nên sau khi sự thật phơi bày thì cô ấy tự sát; cảnh biểu tượng thứ 2 là tượng Đức Jesus đứng đưa tay ra và cây thập tự ở phía sau, nghĩa là Đức Jesus lúc này đã sống lại và hiện ra với các tông đồ, Ngài đã rời khỏi thập giá, lúc này trên tay Ngài vẫn còn dấu đinh là minh chứng cho cuộc khổ nạn trước đó, Đức Jesus tương ứng với nhân vật Yu; biểu tượng thứ 3 là tượng Mẹ Maria của người mẹ đã trao lại cho Yu, bức tượng tương ứng với Yoko, khi bức tượng này bị Aya đập nát, tượng trưng cho một “Maria” đã bước vào đời thật, sau đó Yoko đã đến bệnh viện tâm thần giải cứu Yu.

Đối với tôn giáo, cha của Yu là một vị linh mục chân chính, ông ấy yêu gia đình, yêu giáo dân, đôi khi ông ấy sai lầm, chỉ vì ông ấy là con người chứ không phải thánh; những vị linh mục là đại diện cho tôn giáo của thể tục, bản thân họ không có tình yêu thật sự, qua việc họ đã từ chối giải cứu Yoko và gia đình của Yu, thứ họ muốn bảo vệ là tổ chức của họ chứ không phải con người; vị “linh mục” của giáo phái 0, đây là biểu tượng của quỷ dữ đội lớp tôn giáo, được xây dựng bởi dối trá và tiền của bất chính, được luật lệ xã hội bảo vệ.

Nếu liên hệ đến nước Nhật nói riêng và xã hội con người nói chung, chúng ta cũng thấy được sự tương ứng, trước đó chúng ta thấy được một nước Nhật phát xít – hình ảnh người cha của Aya, sau đó là một xã hội hoàn toàn chạy theo phát triển kinh tế, nó dập tắt phần lớn cảm xúc mang tính cá nhân của con người ở cả nam tính và nữ tính, đàn ông và phụ nữ chỉ có công việc, làm việc đến chết, đàn ông không thể “cứng” và phụ nữ không biết yêu; khi xuất hiện một mặt cực đoan thì sẽ sinh ra mặt cực đoan khác để đối trọng, đó là lối sống dâm dục và buôn thả qua hình ảnh người cha của Yoko và những người “vợ” của ông ta, công nghệ sex của Nhật đứng đầu thế giới hen; cuối cùng thì chỉ có một thành phần rất nhỏ trong xã hội là còn nhận ra những giá trị chân chính và trường tồn, đó là hình ảnh của Yu và gia đình cậu ấy, tình yêu của Yu dành cho Yoko và sự giác ngộ của Yoko ở cuối phim.

Bài viết đến đây đã quá dài và tôi cũng quá mệt nên có thể dừng lại ở đây, tóm lại thì sau bộ phim này thì tôi đã hiểu tại sao có khá nhiều bạn trẻ VN (mà đa số là có hiểu biết) lại thích văn hóa Nhật, vì văn hóa Nhật tràn đầy sức sống, cực kỳ sáng tạo nghệ thuật và dám đối diện với sự thật chứ không giả tạo, mặc dù xã hội Nhật còn mang đầy rẫy những căn bệnh tinh thần của người Á đông, ngay tại chính điểm này, tôi đánh giá văn hóa Nhật hoàn toàn vượt qua văn hóa Hàn, vì văn hóa Hàn còn mang trong mình quá nhiều sự giả tạo, họ đang chạy theo văn hóa của phương tây với tràn đầy sự chết chóc và già cỗi, chỉ thấy được mặt tối của xã hội, và cũng vì thế mà văn hóa Hàn đang bao phủ thế giới; nếu bản thân người Nhật nhận ra căn bệnh của chính họ và tự chữa lành (như bộ phim này), thì họ hoàn toàn có thể tạo ra một đối trọng đối với sự suy đồi đạo đức của con người thời nay, nếu tìm hiểu kỹ, có rất nhiều ý tưởng sáng tạo xuất phát từ văn hóa Nhật và phương tây đã “mượn” về để phát triển.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, bạn nào đọc thấy bài viết có giá trị thì nhớ mời mình “cà phê” nhé, để mình có thêm động lực viết bài.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức

Bài review phim Nhật:

Gia Đình Đạo Tặc – Shoplifters (2018): bản chất của gia đình là gì? – Cành Cọ Vàng

Không Ai Biết – Nobody Knows (2004): giá phải trả cho sự phát triển

Đứa Con Của Thời Tiết – Weathering With You (2019): kệ con.. khỉ nó thời tiết

Hương Vị Của Trà – The Taste of Tea: vẻ đẹp của văn hóa Nhật – Nghệ Thuật

Review phim Suzume (2023): đè con “trùng” xuống, kẻo nó chui ra

Review phim Belle (2021): khi linh hồn cất tiếng ca

Review Phim Cure (1997): Khi con người bị cột chéo tay chân

Review phim Drive My Car: nhận ra và chuyển giao sự cô độc

Review phim Departures: tẩm liệm, cho người chết hay người sống?

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Confession (2010): cánh bướm đùa cơn bão

T2 Th9 4 , 2023
Confession (2010) là phim giật gân của Nhật, thường thì Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” sẽ không viết bài cho phim có nhiều chết chóc thế này, nhưng sau khi được một bạn giới thiệu và xem xong thì nghĩ nên viết một […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese