showing up (2022): hai thái cực bổ trợ nhau của cuộc sống

showing up (2022) là phim nghệ thuật khá nhẹ nhàng chỉ dành cho những khán giả muốn hiểu sâu vào bản chất cuộc sống, diễn biến phim khá chậm nhưng mang nhiều ý nghĩa, Chí Blog – “website duy nhất đa vũ trụ lượng tử giải mã phim nghệ thuật” đã phải chờ rất lâu để được thấy phim này “trên mạng” sau khi xem trailer của nó trên Youtube. Bạn biết đấy, đôi khi chỉ cần xem trailer thì bạn sẽ biết phim đó thuộc loại nào, nhưng với dòng nghệ thuật thì quá khó khăn để bạn có thể xem được nó khi ở VN. IMDb 6.3 , bài viết tiết lộ nội dung phim. Một số bạn đọc mới nói rằng khi đọc các bài review của tôi thì không khác gì đang kể lại nội dung phim, nhân bài này tôi cũng nói rõ luôn là các bạn này không thích hợp đọc bài trên Chí Blog khi không nhận ra sự khác biệt trong bài tôi viết và các bài khác trên mạng hen.

Phim kể về Lizzy là nhân viên văn phòng của một trường giảng dạy nghệ thuật, công việc của cô ấy có lẽ vừa là trợ lý vừa là người chuyên làm các tờ rơi quảng cáo cho trường. Lizzy thuê nhà trọ của Jo (Hồng Châu – diễn viên gốc Việt mà tôi thích nhất về diễn xuất) cũng là bạn và là sinh viên của trường mà cô ấy đang làm việc. Câu chuyện của phim này xoay quanh chuyện đời thường của họ, và những chuẩn bị cho buổi triễn lãm sắp diễn ra. Khi mới bắt đầu xem phim, bạn sẽ cảm thấy Lizzy là một cô gái có lối sống khá khép kín, không hòa đồng và đôi khi khó chịu với mọi người, nhưng đối với gia đình thì rất quan tâm, đặt biệt là với cậu em giống như một người bệnh “tâm thần” nhẹ, Lizzy là biểu tượng cho tính cá nhân của con người; trái ngược, Jo lại là một cô gái dễ mến, hòa đồng, và khá bận rộn, Jo là biểu tượng cho tính tập thể của con người.

Chuyện hài hước đầu tiên là con bồ câu bị mèo của Lizzy vồ, cô ấy chẳng quan tâm gì đến con vật đáng thương này nên ném ra cửa sổ, nhưng sáng hôm sau thì Jo lại tìm thấy nó và băng bó cho nó, bởi vì bận cho cuộc triễn lãm nghệ thuật nên Jo đã nhờ Lizzy trông coi giúp – điều buồn cười là cái rắc rối mà Lizzy vứt bỏ đã quay trở lại với cô ấy theo một hình thức khác, và chính lúc này, chúng ta sẽ nhận ra tính trách nhiệm của cô ấy, khi đã quan tâm cái gì thì rất là cẩn thận và tỉ mỉ, sẽ chẳng ai nghĩ đến chuyện mang con bồ câu bình thường đến bác sĩ thú y khám để rồi nhận hóa đơn là 150 USD, dù rằng sau đó cô ấy đòi lại số tiền này từ Jo; nếu là Jo thì hẳn sẽ không làm cái việc như thế. Nói theo cách khác thì con bồ câu đó có thể sẽ chết nếu sau “tai nạn” mà nó chỉ gặp chỉ Lizzy hoặc Jo, Lizzy sẽ bỏ mặc nó bị thương, còn Jo sẽ “cứu” nó lúc ban đầu nhưng sẽ để nó chết bởi sự thiếu quan tâm sau đó, với tính cách khác biệt của cặp đôi này, chúng ta thấy rằng họ bỗ trợ cho nhau trong việc cứu sống con bồ câu.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Một lớp múa rất chi là “nghệ thuật” kkkk

Tiếp theo là chuyện triễn lãm nghệ thuật, tác phẩm của 2 người cũng thể hiện sự tương phản, Lizzy tạo ra những bức tượng bằng gốm, nhỏ gọn và tinh tế, phòng làm việc của cô ấy là tầng hầm trong nhà, các bức tượng này đang thể hiện tính châm biếm về những gì đang diễn ra xung quanh cô ấy, lớp múa chẳng mang chút tính nghệ thuật với những động tác ngớ ngẩn, vài bức khác thì thể hiện những động tác vớ vẩn như sự vô nghĩa và hời hợt tỏa ra từ tâm hồn vài người khác, khi đặt các bức tượng đó gần nhau, chúng ta cảm nhận được sự hỗn loạn của đám đông, Lizzy cũng tạo ra một bức tượng đẹp nhất thể hiện chính cô ấy. Sau khi các bức tượng đã hoàn thành, Lizzy mang những bức tượng về người khác nung một lần chung với nhau, còn bức tượng cô ấy thì được nung riêng và … nó bị “cháy” phần bên trái – “tai nạn” ngẫu nhiên này hàm ý rằng bởi vì sự tác động từ môi trường bên ngoài nên cuộc sống của Lizzy không thể đạt đến sự hoàn hảo như cô ấy mong muốn.

Ngược lại thì các tác phẩm của Jo cực kỳ hoành tráng, phải có sự giúp đỡ của nhiều người, chúng nói về trái đất và vũ trụ, chỉ có điều những vật liệu để tạo nên chúng thì rất đa dạng, không khó để thấy rằng tất cả những tác phẩm này sẽ bị vứt bỏ thành rác rưởi sau khi triễn lãm xong; ở đây chúng ta sẽ thấy sự tương phản giữa 2 nhóm tác phẩm, của Lizzy thì trường tồn, của Jo thì phù du, của Lizzy là “thật” tác phẩm nghệ thuật, của Jo là “ngụy” tác phẩm nghệ thuật, và phần đông con người người thì chuộng cái “ngụy” hơn là cái “thật”, giống như họ thích xem phim thị trường hơn là phim nghệ thuật, bởi không phải ai cũng đủ khả năng nhận thức để hiểu cái nào là thật và cái nào là ngụy.

Ở cấp độ trừu tượng hơn và siêu hình hơn thì chúng ta đến với nhân vật em trai của Lizzy, nhìn bề ngoài thì anh ta là một kẻ ngớ ngẫn và “tâm thần” nhẹ, chính vì thế mà Lizzy luôn tỏ ra quan tâm dành cho cậu em này, dạng như một con người luôn sống trong tâm trạng “trên mây” và không thể tự chăm sóc cho chính mình; ở đoạn gần cuối phim, Lizzy thấy cậu em trai đang đào 3 cái hố đất và bảo đó là “tác phẩm nghệ thuật” của cậu ấy – hàm ý châm biếm những tác phẩm “nghệ thuật” do con người tạo ra thì giống như những mộ huyệt dành cho xác chết, vậy thì đâu mới là tác phẩm nghệ thuật thật sự của tạo hóa? Đó chính là con chim bồ câu mang sự sống trong chính nó, trong sự ngẫu nhiên nào đó, ví dụ như tai nạn mèo vồ, “tác phẩm” con bồ câu này đã đến với con người và ở bên con người một đoạn thời gian, cũng trong một sự ngẫu nhiên khác, con người không biết vết thương của nó đã lành chưa nhưng bọn trẻ đã “cởi trói” cho nó, và khi tất cả mọi người không biết hành động thế nào thì chính cậu em trai ngớ ngẫn của Lizzy đã nhẹ nhàng đến bắt lấy, mở cửa và thả nó bay vào bầu trời tự do, Lizzy và Jo sau đó cứ nhìn lên bầu trời, họ không thấy nó nhưng biết nó đang tồn tại đâu đó trên tầng không; khi các bạn đọc những gì tôi vừa viết thì hiểu nó theo cách siêu hình chứ không phải chỉ là kể lại nội dung phim nhé.

Tóm lại thì con bồ câu là biểu tượng của một tác phẩm nghệ thuật thật sự, và trong “tác phẩm” này tự mang lấy sự sống trong nó, nó cần được tự do trong chính đời sống của riêng nó và theo cách của nó, nó sẽ không mất đi, đôi khi ta thấy nó đôi khi không, nhưng ai thật sự hiểu thì biết rằng nó vẫn luôn tồn tại xung quanh ta, và cuối cùng thì thế giới này cần những con người như Lizzy và Jo dù họ tương phản nhau, tương phản nhưng lại tương hổ, để những tác phẩm nghệ thuật thật sự không bị biến mất theo thời gian vì một lý do nào đó.

Phim sâu sắc nhưng cũng khá đơn giản về nội dung nên tôi chỉ phân tích đến đây thôi nghen, còn những thông điệp khác thì các bạn tự xem và cảm nghiệp. Nhớ thường xuyên mời mình “cà phê” để luôn có những bài viết khác biệt nhé các bạn.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức

Dream Scenario (2023): đơn độc giữa bầy sói

Bên Trong Vỏ Kén Vàng: khi Chúa thương gọi tôi về

Review phim Tár (2022): khách hàng – cánh tả – thượng đế – robot

Review phim Compartment No. 6: tìm lại nguồn gốc

Review phim Licorice Pizza: xin lỗi Cam Thảo, chỉ còn Pizza

Review ý nghĩa phim Youth: sức sống của tâm hồn

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Vertigo (1958): chúng ta hủy hoại cổ tích – thứ có thật!

T5 Th4 18 , 2024
Vertigo là bộ phim kinh điển của đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock – nhiều người nói vậy và Chí Blog – “website chỉ dành cho người ở thượng giới” cũng công nhận điều đó. “tầng không – thượng giới – thượng lưu – thượng từa lưa” là nói đùa […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese