Confession (2010) là phim giật gân của Nhật, thường thì Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” sẽ không viết bài cho phim có nhiều chết chóc thế này, nhưng sau khi được một bạn giới thiệu và xem xong thì nghĩ nên viết một bài để mọi người rút kinh nghiệm. Nếu xem xong phim mà bạn chỉ thấy được câu chuyện nói về “bạo lực học đường” và sự trả thù thì đó chỉ là 20% thông điệp ở phần nổi, phần còn lại nằm trong bài viết này, bài này lợi ích với biên kịch và đạo diễn, nhớ đọc kỹ nhé. IMDb 7.7 , bài viết tiết lộ nội dung phim.
Trước khi viết tiếp mình muốn hỏi: các bạn không cảm thấy những tin tức trôi nổi trên mạng là rất nhạt nhẽo sao? Các bạn không thấy trang Chí Blog là đặc sắc sao? Và các bạn không nghĩ “làm gì đó” cho Chí Blog là cần thiết sao?
Ý nghĩa thông điệp truyền tải
Tóm gọn nội dung: phim kể về cái chết của một bé gái là con của cô chủ nhiệm do nam sinh A và nam sinh B gây ra, nhưng vì luật pháp “bảo vệ” trẻ vị thành niên nên cô chủ nhiệm đã dùng phương thức khác để báo thù cho con của mình. Để hiểu rõ thì chúng ta chú ý đến các “bộ 3” trong phim; 3 học sinh gồm nam sinh A, nam sinh B, nữ sinh C; 3 người mẹ gồm cô chủ nhiệm, mẹ A, mẹ B; 3 nhân vật thiện gồm đứa bé gái, nữ sinh C, thầy chủ nhiệm. Tiếp theo là sự tương phản, sự thăng cấp, vòng lặp, sự phản hồi, tự hủy hoại, sự cưỡng bức…
Các bạn chắc nghe đến “hiệu ứng cánh bướm” chứ? Các nhà khoa học nói rằng một cơn bão có thể được tạo ra từ một cái đập cánh của con bướm nhỏ cách đó nửa vòng trái đất, “nửa vòng trái đất” chỉ là một cách nói nôm na về việc tác động của cái đập cánh có thể thăng cấp và truyền xa đến mức nào, đôi khi cái đập cánh đó tạo ra cơn bão ngay trên đầu con bướm và vùi dập nó, cho nên khi xem phim bạn sẽ thấy con bướm lẫn cơn bão – đây “là ngôn ngữ điện ảnh”, mọi thứ tôi chỉ ra trong bài viết này và mọi bài viết khác của tôi đều là “ngôn ngữ điện ảnh”; bản thân 2 hình ảnh là con bướm và cơn bão đã cho thấy rất rõ về sự tương phản, nhỏ và lớn, con cái và cha mẹ, học sinh và giáo viên, tốt và xấu, những cảnh quay rất đẹp lại nói về những tội ác vô cùng tàn bạo, cái hồn nhiên vui tươi về hình thức và cái xấu xa tối tăm của học sinh, trong đó có cả “tình yêu” của cha mẹ với con cái và của những học sinh với nhau.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Vào chi tiết nhé! Đầu phim chúng ta thấy cảnh một lớp học rất sinh động, những học sinh vui tươi vừa đùa giỡn vừa uống sữa trong hộp, tiếp theo là một giáo viên chủ nhiệm vào lớp vừa giảng bài vừa nói về việc sẽ chia tay với lớp học và chuyện về cái chết của con gái cô ấy, lớp học vẫn huyên náo còn giáo viên vẫn nghiêm túc, người xem sẽ cảm thấy thế nào trong đoạn này? Bình thường thôi đúng không?! Vì chúng ta thấy cảnh đó khá nhiều trong thế giới ngày nay, chúng ta gọi đó là lớp học “cá biệt”, chỉ thế thôi, đúng không?! Hoặc khi một đứa trẻ bắt nạt một đứa trẻ khác, chúng ta nói rằng đó “chỉ là đùa thôi!” và tất nhiên câu nói này luôn xuất hiện ở kẻ bắt nạt hoặc phụ huynh của kẻ bắt nạt chứ không phải của học sinh bị bắt nạt. “Chuyện nhỏ” này không đáng kể gì, nó giống như cái đập cánh của con bướm, nhưng xét cho cùng thì đôi khi nó là cái “nhân” mang đến cái “quả” vô cùng tàn khốc.
Các bạn có tự hỏi tại sao 2 nam sinh A và B lại nhắm vào đứa con gái bị bệnh của cô giáo? Vì cô giáo này đã để những “chuyện nhỏ” mà tôi vừa nói xẩy ra ở lớp của cô ấy, khi những học sinh kia bắt nạt học sinh A thì cô ấy ở đâu? Khi các học sinh gặp rắc rối thì cô ấy nhờ người khác làm hộ cái việc mà cô ấy phải có trách nhiệm, cũng như việc các học sinh yếu thế không được ai bảo vệ, con gái của cô ấy cũng không được ai bảo vệ; chúng ta thấy cái hồ bơi rộng lớn đầy nước với một đứa trẻ lại không có người trông coi ngoài một con chó, hình ảnh con chó cũng mang ngụ ý đấy các bạn, tác giả mắng những kẻ có trách nhiệm bảo vệ là “chó”.
Cái “chuyện nhỏ” và sự tương phản còn phản ánh trong chuyện về “người cha của đứa con” của cô giáo, “cha của đứa con” thì khác với “chồng” nhé, người cha này nổi tiếng và được thần tượng vì anh ấy viết được một cuốn sách “tươi sáng” truyền động lực sống đến với nhiều người, nhưng anh ấy bị HIV, thế tại sao anh ấy bị HIV nhỉ? Và khi nhắc đến căn bệnh HIV này thì chúng ta thường nghĩ đến điều gì? Đó là “quan hệ” bừa bãi, khi đàn ông “quan hệ” bừa bãi thì họ nghĩ gì? Họ nghĩ đây là “chuyện nhỏ” hoặc “chỉ là đùa thôi”, thế là họ nhiễm HIV, họ tự hủy hoại chính họ, ngăn cách họ với gia đình, và cũng vì thế mà con cái họ không được bảo vệ đầy đủ – nó cũng tương ứng với bản chất căn bệnh HIV là tiêu diệt hệ miễn dịch của con người. Tóm lại, nếu “cha của đứa bé” không xem thường “chuyện nhỏ” thì anh ta đã có thể chăm sóc nó, nếu cô giáo hoàn thành tốt trách nhiệm của cô ấy, sẽ không xuất hiện một môi trường độc hại ngay trong trường học thì đứa bé gái đó đã không chết, tất cả đều là nhân quả.
Cái tựa phim Confession (xưng tội) không chỉ là lời thú tội của riêng cô giáo hoặc 2 nam sinh, mà còn của mọi nhân vật trong câu chuyện này, nếu chuyện của cô giáo thuộc về tác động qua lại giữa cá nhân và tập thể và sự thờ ơ, thì chuyện của 2 bà mẹ kia lại theo chiều hướng khác; mẹ A là một phụ nữ ích kỷ và vô trách nhiệm với con cái, khi yêu, bà ấy chọn từ bỏ sự nghiệp để lập gia đình, khi hết yêu, bà ấy chọn từ bỏ gia đình để theo sự nghiệp, mà tình yêu của bà ấy gắn liền với khoa học – một thứ có phần vô cảm, những gì nam sinh A làm chính là di sản của người mẹ này, vì không nhận được tình yêu lẫn cảm xúc từ mẹ nên cậu ấy giết từ những con vật nhỏ đến con vật lớn, giết đứa bé gái, giết “người yêu”, và sau đó muốn giết tất cả học sinh trong trường học; mẹ B là một phụ nữ có xu hướng tự kỷ, tự ti mặc cảm, và đổ lỗi cho người khác qua câu nói “không công bằng”, nên tình yêu mà bà ấy dành cho nam sinh B cũng rất độc hại, khiến cho đứa trẻ không thể kết bạn.
Nam sinh A thiếu tình thương của mẹ nên luôn muốn “thể hiện” bản thân để người mẹ công nhận, còn nam sinh B thiếu bạn bè nên cũng muốn “thể hiện” bản thân để thế giới bên ngoài công nhận. Thật ra thì việc muốn được thể hiện hoặc công nhận không có gì là xấu, cái xấu là ở chỗ “kẻ công nhận” quan tâm điều gì,và động cơ đó như thế nào. Mẹ A vì không theo đuổi được sự nghiệp khoa học nên muốn đứa con cũng yêu khoa học, và khi không đạt được thì bà ấy dùng bạo lực với con, động cơ ích kỷ, “tình yêu” cưỡng bức, hủy hoại người khác; Mẹ B cũng không khá hơn, mang tính tự hủy hoại, đó chính là lý do nam sinh B không xét nghiệm đã cho rằng bản thân bị HIV, rồi sống trong tự ám ảnh , đến khi mẹ B biết thì lại muốn giết con rồi tự sát; 2 bà mẹ cùng “giết con” theo 2 phương thức khác nhau nên cũng bị con giết theo phương thức tương ứng.
Về phần cái mà nhiều người quan tâm là gì nhỉ? Sự chết, hoặc cái quả xấu được thể hiện. Nó được chỉ rõ trong việc kết quả nghiêng cứu khoa học không được quan tâm bằng một vụ tình nghi giết người, hoặc trong chính cái “nghiên cứu khoa học” của nam sinh A, dùng điện giật kẻ trộm ví – bạo lực trừng phạt, thay vì tìm cách để con người không trở thành kẻ trộm. Sự thờ ơ và sự cưỡng bức được thể hiện rất rõ trong phim, luật pháp bảo vệ trẻ vị thành niên là đúng nhưng nền giáo dục lại thờ ơ trong việc giúp trẻ thấu hiểu thế nào là tốt xấu và thế nào là tình yêu thật sự, cho nên cha mẹ “yêu” con cái sai cách và con cái cũng thể hiện tình yêu với cha mẹ sai cách hoặc nhầm lẫn, cái sự cưỡng bức và nhầm lẫn này được thể hiện qua cảnh nam sinh A và nữ sinh C bị đám học sinh trói lại và buộc phải hôn nhau.
Đối với 3 nhân vật tốt là đứa bé gái – nữ sinh C – thầy chủ nhiệm cũng vậy, họ đã nhầm và ngây thơ, đứa bé yêu con chó không thể bảo vệ được nó, vì con chó không đủ thông minh để phân biệt được người tốt và kẻ xấu, nữ sinh C yêu nhầm kẻ vô cảm nên bị giết, thầy chủ nhiệm tin nhầm người nên bị lợi dụng và trở thành công cụ, để có thể yêu trong thế giới ngày nay thì con người cần rất nhiều trí tuệ để không tự biến mình thành nạn nhân hoặc công cụ của người khác. Như vậy trong những bộ 3, 3 người mẹ chết 2 còn 1, 3 học sinh chết 1 còn 2, 3 người tốt chết 2 còn 1.
Một cái đập cánh của con bướm không thể tạo ra cơn bão, nhưng nếu cơn gió xoáy nho nhỏ đó hấp thu vô số cơn gió xoáy có cùng loại khác thì nó sẽ tạo ra một cơn bão lớn, câu chuyện của 3 bà mẹ kết hợp với đám học sinh độc ác kết hợp với sự tối tăm của xã hội đã tạo ra cái chết cho 2 bà mẹ xấu và 2 đứa trẻ tốt, hiệu ứng cánh bướm chẳng qua là sự điệp gia, giống như đoàn người bước qua cầu, nếu như đoàn quân đều bước thì sập cầu, nếu không đều bước thì lực tác động bị triệt tiêu.
Sau khi đọc xong bài này bạn có còn nghĩ rằng bộ phim chỉ đơn thuần nói về “bạo lực học đường” và sự trả thù? Nó là sự giao thoa và hòa vào nhau của bản chất con người và xã hội, của 3 câu chuyện về gia đình có bản chất tách biệt nhưng cùng xu hướng, và liệu những đứa trẻ vị thành niên phải sống trong một thế giới đầy rủi ro như thế sẽ luôn giữ được sự ngây thơ và hồn nhiên vốn có? Nếu chúng không biết cách tự vệ, chúng sẽ bị đám người lớn “giết chết” hàng loạt, mà đám người lớn đó chính là những người thuộc về gia đình – nhà trường – xã hội, đừng thấy những học sinh đùa giỡn vô tư, chúng thấy hết và hiểu hết. Thế giới của chúng ta có giống bộ phim này không? Các hình ảnh trong phim rất đẹp, hoặc giống như “cha của đứa bé gái” được nhiều người thần tượng nhưng mắc phải căn bệnh HIV, hoặc hộp sữa có tiêm máu nhiễm bệnh. Bộ phim nói lên phần nào mảng tối của người Nhật, tất nhiên người Nhật không chỉ có mặt tối và việc xác định được sự tối tăm đang có để cải thiện lại là điều tốt.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ tích cực mời “cà phê” để Chí Blog viết những bài phân tích chất lượng thế này nhé, bạn sẽ không tìm được ở bất kỳ nơi nào khác đâu.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức
Lồng Chim – Bird Box (2018): con người thua cả chim
Kẻ Sát Nhân Không Mùi – Perfume: The Story of a Murderer (2006): phù du – vĩnh cữu
Gia Đình Đạo Tặc – Shoplifters (2018): bản chất của gia đình là gì? – Cành Cọ Vàng
Không Ai Biết – Nobody Knows (2004): giá phải trả cho sự phát triển
Vào Trong Hoang Dã – Into The Wild (2007): nỗi buồn khi nhận ra thế giới