Phân tích phim Dogtooth (2009): bẻ gẫy cái răng chó

Sau rất nhiều lần bị cái tên phim bằng tiếng Việt lừa phỉnh từ việc người ta dịch bậy, thì tôi chỉ đi theo tên gốc bằng tiếng Anh. Tên phim (hoặc tên một quyển sách) chính là một trong những chiếc chìa khóa để giải mã câu chuyện. Phim này có tên tiếng Việt là Loạn Giới, có trang web ghi là Răng Nanh – tên này đúng, tôi thì thích hiểu đó là Răng Chó vì nó là biểu tượng quan trọng nhất của phim.

Ấn tượng đầu tiên đến với bạn là cách giải nghĩa từ, ví như “súng ngắn” là một con chim màu trắng rất đẹp, cả 3 chị em trong gia đình đang học bài học đó với những khuôn mặt ngơ ngác. Xem tiếp bạn sẽ biết rằng họ sống cùng cha mẹ và bị giam hãm trong một ngôi nhà biệt lập với tường cao bao quanh. Họ hoàn toàn tin vào những gì được dạy, dù đã lớn, những việc họ làm, cách họ sống lại rất giống với những đứa trẻ nhỏ. Không biết bạn đọc câu chuyện ngụ ngôn Cái Hang của Plato chưa? Nếu chưa thì bạn nên tìm đọc vì nó rất quan trọng, hàm ý chủ yếu nói rằng con người chỉ biết trong cái giới hạn mà nó biết. Bối cảnh của phim này cũng giống vậy, khác biệt ở chỗ hoàn cảnh của nó là thế giới hiện đại.

Ban đầu tôi nghĩ đây là một chương trình nghiêng cứu của tổ chức nào đó, nhưng không phải, có lẽ nó xuất phát từ sự ích kỷ của 2 kẻ làm cha mẹ, họ muốn giữ mãi con cái trong vòng tay họ, trong sự thống trị của họ, muốn chúng mãi mãi là những đứa trẻ. Không có gì lạ khi 3 người con tuy đã lớn nhưng tính cách vẫn như đứa trẻ, vì việc của chúng trong cả ngày là chơi, thiếu học hành, không tiếp xúc với bất kỳ ai, sống trong không gian nuôi nhốt, mọi nhu cầu về thức ăn đều được cung cấp đầy đủ, v..v.. thì tâm trí sẽ không bao giờ lớn.

Điều gì ngăn chúng bước ra khỏi cánh cổng? Đó là các luật lệ và sự trừng phạt, là những rủi ro và nguy hiểm bị nhồi vào đầu óc, mọi thứ khác lạ đều mang tính nguy hiểm chết người. Một con mèo lạc vào nhà khiến chúng sợ hãi như thấy cọp, những con cá rô phi được thả vào hồ thì giống như cá mập và người cha phải mang súng phóng lao để giết, ông làm vậy để thăng cấp sự nguy hiểm, hoặc tự rạch quần áo và xịt máu giả để làm chúng sợ. Mọi sự bạo lực đều bị ngăn chặn, và chúng chỉ nhận được phần thưởng khi biết vâng lời hoặc thắng trong một trò chơi. Và cách tự vệ mà người cha dạy con là sủa như chó. Vậy làm cách nào để người cha ra ngoài làm việc? Đó là khi tới tuổi trưởng thành và chỉ có thể ra ngoài bằng xe – đây là chi tiết rất quan trọng, trưởng thành là lúc chiếc răng nanh rụng đi, mà ta biết răng nanh là chiếc răng cứng nhất trong cả hàm răng. Sao họ không nhận ra những phi lý đó? Khi khả năng tư duy và sự hoài nghi bị loại trừ hoặc bị làm méo mó và thui chột thì lấy gì để nhận ra?

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Dẫu tâm trí như đứa trẻ, thì có một rắc rối khá lớn ở đây, đó là nhu cầu sinh lý rất mạnh ở đàn ông, vì thế giải pháp là tìm người phục vụ chuyện đó cho cậu con trai. Trong phim bạn sẽ thấy một cảnh lặp lại nhiều lần, là chiếc máy bay trên bầu trời – biểu tượng của tự do. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy trong 3 người con thì cô chị cả có sự khác biệt rất lớn, cô tham lam hơn, mạnh mẽ và dễ bạo loạn hơn, tò mò hơn, ham học hỏi hơn; cô cũng trưởng thành nhanh hơn sau khi biết mình bị cô gái từ bên ngoài lừa và lợi dụng, biết ra yêu sách với cô gái bảo vệ để có được điều mình muốn. Để đạt được điều cô muốn, cô sẵn ràng chơi gian lận và phá luật.

Cái răng nanh là biểu tượng của sự trói buột trong thân phận là một con chó, hành động đập gãy nó là sự giải phóng bản thân. Trong phim này ta thấy rất nhiều điều phi lý, phi nhân, kể cả loạn luân, những điều đó lại diễn ra một cách trơn tru và có vẻ hợp lý; và ta sẽ không bao giờ biết điều đó nếu chỉ sống an phận và không dám vượt qua cái ranh giới mà kẻ khác áp đặt cho mình. Trong đời sống thực có rất nhiều cái “Răng Chó” tồn tại, sự áp đặt của gia đình, sự cam chịu với người chồng vũ phu, luật lệ hà khắc của tôn giáo, nền giáo dục của một quốc gia, tư tưởng của một chủ nghĩa bất kỳ, sự đầu độc tư tưởng về ham muốn ăn uống hoặc mua sắm của những tập đoàn, các trào lưu văn hóa – nghệ thuật trong xã hội, các quan niệm về thành công – hạnh phúc, và nhiều thứ khác. Trong phim, cô gái biết cái “Răng Chó” nằm ở đâu để đập gãy nó, thì trong thực tế lại vô cùng khó xác định – ẩn dấu – trừu tượng, cách duy nhất là tích cực học hỏi, bước qua ranh giới; và nhớ mau lên, nếu không thì có thể lúc hiểu ra đã quá muộn màng. Cô chị đã trốn thoát trước khi người cha mang con chó về, còn 2 người em sẽ không bao giờ có được cơ hội như thế nữa, và họ sẽ sống – bị điều khiển – chết như những con chó.

Khi nhìn lại bản thân mình, tôi tự hỏi là tôi có đang giống họ không!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Ba Biển Quảng Cáo Ngoài Trời Ở Missouri
Vẻ Đẹp Mỹ – American Beauty: vũ điệu cơn gió xoáy
Giết Con Nai Thần – The Killing of a Sacred Deer (2017): Sự giết chóc của nai thần
Đời Sống Thượng Lưu – La grande bellezza (2013): ta thấy gì khi cúc áo cô gái mở ra?
Nhà Triết Học – After The Dark (2013): mọi lý thuyết không ngăn được con người tìm kiếm hạnh phúc
Capernaum (2018): hãy trở thành siêu anh hùng của đời thực

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review sách Hania - Henryk Sienkiewicz: tình đầu mong manh

CN Th5 19 , 2019
Nếu bạn hỏi tôi văn học nước nào giàu tình cảm, tôi không ngần ngại mà chọn Ba Lan. Tôi biết tới Henryk Sienkiewicz đầu tiên qua cuốn Quo’s Vadis – một tác phẩm nói về những nền tảng cơ bản nhất của Kito giáo và là tác phẩm quan […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese