Review phim The Handmaiden – Người Hầu Gái: đồi bại vs chân tình

The Handmaiden (2016) có IMDb 8.1 , là một trong số ít phim Hàn đạt được điểm cao và được tôi đánh giá là phim hay. Nội dung nói về bản chất của con người, có vẻ như điện ảnh Hàn Quốc rất giỏi trong việc đào sâu vào tâm thức thuộc thể loại như âm mưu tội ác hoặc sự biến thái, tương tự phim Oldboy hoặc phim Parasite . Phim có khá nhiều cảnh nhạy cảm nên trở thành “đề tài” bàn luận của rất nhiều người, tất nhiên các bài viết trên Chí Blog không nhắm vào cái này, mà phân tích những thông điệp được hàm chứa trong cái vẻ bề ngoài đó.

Nhờ vào sức mạnh thể chất, từ rất lâu, đàn ông trở thành chủ nhân của thế giới loài người và biến phụ nữ trở thành phụ thuộc. Điều đó cũng khiến cho tính cách giữa hai giới tính nghiêng về hai phía khác nhau, đàn ông sống bằng lý trí, phụ nữ sống bằng tình cảm. Đàn ông dùng lý trí của họ khi tranh giành quyền lực lẫn nhau, họ cũng trở nên vô tình với kẻ thù. Còn khi đối mặt với phụ nữ – kẻ yếu thế hơn, đàn ông thường sữ dụng bạo lực, cả về tinh thần lẫn thể xác. Như vậy, phụ nữ sẽ vô cùng khốn khổ khi họ phụ thuộc vào một người đàn ông biến thái, sự khốn khổ đó sẽ thăng cấp nếu người phụ nữ có nhan sắc và giàu có. Khi này vấn đề đặt ra là: làm cách nào phụ nữ tự bảo vệ chính họ?

“Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến sự tha hóa tuyệt đối”, khi có quyền lực, không có một rào cản hoặc luật lệ nào có thể ngăn cản dục vọng của con người, dục vọng đó có thể là bản thân quyền lực, tiền tài, và nhục cảm xác thịt. Nạn nhân chủ yếu của nhục cảm xác thịt chính là phụ nữ, họ bị biến thành công cụ cho cái dục vọng đê hèn đó. Nếu bạn có tìm hiểu nhiều về đề tài này thì sẽ tìm được vô số tài liệu về nó, chúng ta gọi nó là dâm thư, đó là những truyện và tranh ảnh về tình dục, có lẽ một số người sẽ xem nó như một loại hình nghệ thuật nào đó, nhưng không thể phủ nhận phần lớn chúng đều sinh ra từ những đầu óc bệnh hoạn của đàn ông. Trong xã hội chúng ta không thiếu những tên đàn ông bệnh hoạn sưu tập loại tài liệu này để phục vụ cho sự bệnh hoạn của họ.

Trở lại phim, trả lời cho câu hỏi đặt ra ở trên: làm cách nào phụ nữ tự bảo vệ chính họ?

Bài học thứ nhất: khởi đầu phim là một cuộc chiến, là sự chiếm đóng của Nhật trên đất nước Triều Tiên (khi quốc gia này chưa phân đôi), nếu nhìn sâu hơn và nhìn với góc nhìn của phụ nữ thì đây là cuộc chiến giữa bọn đàn ông với nhau. Lợi dụng sự đấu tranh giữa họ để tìm lấy tự do cho bản thân, điều mà các cô gái đã làm trong suốt chiều dài bộ phim.

Bài học thứ hai: Nhan sắc hoặc tiền tài có thể là một bất hạnh, nhưng mặt khác, nếu biết cách vận dụng, thì chúng cũng là phương tiện giúp phụ nữ đạt được tự do và hạnh phúc. Nó có thể là miếng mồi ngon béo bỡ khiến cho bọn đàn ông chém giết lẫn nhau.

Bài học thứ ba: Trí tuệ. Trong phim ban đầu ta tưởng cô hầu Sook-Hee là một cô gái thông minh, nhưng hóa ra cô ấy vô cùng khờ khạo trước một kẻ xảo quyệt như Fujiwara. Trí tuệ thật sự chỉ có thể hình thành bởi một quá trình học hỏi có bài bản, kết hợp với những kinh nghiệm thực tế, những kinh nghiệm khắc nghiệt buộc con người phải trở nên thông minh hơn mới có thể tồn tại, nghĩa là người đó phải hiểu chính họ và kẻ thù của họ, hiểu rõ vị trí của họ trong xã hội. Còn sự thông minh của Sook-Hee chỉ có thể xem là khôn lõi.

Bài học thứ tư: Bởi phụ nữ ở vào vị thế yếu nhược hơn đàn ông, nên họ phải biết đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh và bù đắp cho nhau.

Trong 4 bài học thì bài học thứ ba là quan trọng nhất, vì phụ nữ không có cách nào chống lại đàn ông khi họ đang ở thế yếu, vì thế phụ nữ buộc phải thông minh hơn đàn ông. Bạn có tự hỏi tại sao ở thời hiện đại thì quyền lợi của phụ nữ được đề cao hơn? Đó là vì chúng ta đang sống trong thời đại của trí tuệ, sức mạnh cơ bắp đã không còn quan trọng nữa.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Những giá trị phổ quát và cũng là thông điệp chính của phim:

Tự do sẽ không bao giờ đến nếu thiếu tình yêu, vì tình yêu là động lực thúc đẩy con người vươn đến tự do; tình yêu có thể biến một trái tim vô cảm do sự hủy hoại trở nên có cảm xúc; tình yêu hàn gắn mọi vết thương; tình yêu mang đến sự chân thành; tình yêu phơi bày sự thật; tình yêu tạo ra khát vọng và niềm tin; tình yêu mang lại sức sống cho cơ thể; tình yêu làm thăng hoa những cảm xúc của thân xác. Bàn sâu hơn một chút, làm sao để nhận ra tình yêu? Đó chính là sự phục vụ và sự hy sinh. Ví như trong “chuyện ấy”, những tên đàn ông (trong phim) theo đuổi nó chỉ để thỏa mãn dục vọng đê hèn của họ, trong khi với Sook-Hee thì đó là sự đam mê và phục vụ. Cũng vì tình yêu, Sook-Hee sẵn sàng hy sinh lợi ích mà cô theo đuổi lúc bắt đầu, nhờ thế mà cô không chết, cũng nhờ thế mà cô cứu được người yêu của cô.

Khi nhắc đến những mưu mô quỷ quyệt, những dâm thư đồi bại, thì chúng ta cảm thấy chúng rất đáng kinh tởm, vì chúng sản sinh bởi những bộ óc bệnh hoạn. Nhưng mặt khác, nếu chúng được sữ dụng cho mục đích chính đáng, bởi những con người có tình yêu – cảm xúc – lương tâm, thì chúng trở thành công cụ tuyệt vời để đưa con người đạt đến tự do, và sự thăng hoa trong cuộc sống. Tất cả phụ thuộc vào tư tưởng của con người.

Còn đối với cái ác thì sao? Kẻ nào dùng âm mưu cho việc bất chính thì sẽ chết bởi âm mưu đó, kẻ nào mang súng hoặc dao trong người thì thường chết bởi súng và dao. Từ chuyện lớn cho đến chuyện nhỏ đều thế cả. Kẻ cắp, kẻ giết người … rồi sẽ trả giá cho việc họ làm; hoặc như việc nước Nhật muốn làm bá chủ châu Á, cuối cùng họ đã thất bại, sự xâm lược không biến Nhật trở thành cường quốc, nhưng sự cố gắng vươn lên lại khiến họ thành cường quốc. Khác biệt ở đây là sự chính đáng hoặc không chính đáng.

Tóm lại, tất cả phụ thuộc vào sự chọn lựa của bản thân mỗi người, còn mọi thứ khác chỉ là phụ, là công cụ mà thôi. Trí tuệ, nhan sắc, tiền tài, địa vị, từ những thứ thuộc về vật chất cho đến những thứ thuộc về tinh thần, nếu dùng chúng đúng chỗ và đúng cách thì sẽ mang lại hạnh phúc, ngược lại thì sẽ mang đến khổ đau. Có thể ngay tại lúc này họ chưa nhận ra điều đó, nhưng nhận thức con người không bao giờ dừng lại, nó luôn hướng lên, sự đau khổ sẽ đến khi con người tìm thấy lương tâm của chính họ.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

………………….

Oldboy: Sự báo thù dành cho thứ luân lý cay nghiệt
Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (2003): trên vai Phật
Ký Sinh Trùng – Parasite (2019): từ cộng sinh đến ký sinh

Màu Xanh Nồng Ấm – La Vie D’Adele (2013): lạc lõng giữa đời

Bức Chân Dung Bị Thiêu Cháy – Portrait Of A Lady On Fire (2019): quý bà trong bão lửa

Note: nhớ share bài, và giới thiệu cho nhiều người về Chí Blog (fb) và chi-blog.com

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Time Lapse - Tua Thời Gian: điều gì quyết định tương lai?

T2 Th11 18 , 2019
Time Lapse (2014) có IMDb 6.5 , phim khá cuốn hút với đề tài giả tưởng liên quan đến tương lai. Tuy điểm số khiêm tốn nhưng phim này lại nêu ra nhiều vấn đề khiến ta phải suy nghĩ, vì phần lớn tương lai của chúng ta sẽ trở […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese