Review phim Ký Sinh Trùng (Parasite.2019): từ cộng sinh đến ký sinh

Ký Sinh Trùng đoạt giải Cành Cọ Vàng ở liên hoan phim Cannes 2019 và IMDb 8.6 , đây là một phim hay khiến ta phải suy ngẫm. Về mặt nổi, bộ phim cho ta thấy sự tương phản về khoản cách đời sống giàu – nghèo, cuộc đấu tranh cả về “trí tuệ” lẫn bạo lực để “vươn lên” một cuộc sống sung túc hơn; chữ “trí tuệ” này tôi đặt trong ngoặc kép để hiểu rằng người sữ dụng nó đã dùng sai chỗ.

Hiện thực đời sống là không công bằng, bạn có thể sinh ra trong một gia đình giàu có hoặc nghèo hèn; nếu giàu có, bạn sẽ được tôn vinh và nịnh hót; nếu nghèo hèn, bạn sẽ bị khinh rẻ và cười chê. Nhưng điều quan trọng là bạn đối mặt với những thái độ đó như thế nào? Giàu, bạn sẽ kêu ngạo hay biết thương xót? Nghèo, bạn sẽ thủ đoạn hay biết vươn lên? Thái độ của bạn đối với cuộc đời bạn và xã hội sẽ cho biết con đường của bạn đi về đâu. Tôi thích phim Hàn trong cái mô típ con người rơi từng bậc xuống vực thẳm mà chính họ không hề nhận ra, hay nói ngược lại thì mâu thuẫn dần thăng cấp đến bi kịch khủng khiếp.

Cảnh đầu tiên là những chiếc vớ (thể hiện sự hôi thối) đang nhìn lên con dốc từ một căn bán hầm, cái gia đình ghèo mỗi ngày cứ từ dưới nhìn lên và họ vẫn cứ sống vui vẻ mà chưa từng nghĩ phải leo lên con dốc đó. Họ sống trong căn phòng chật chội, cái bồn cầu còn cao hơn họ, xài wifi chùa – biểu hiện đầu tiên của sự ký sinh. Có thể những biểu hiện đó không có gì là đáng để cười chê khi họ vẫn sống bằng sức lao động của mình qua các công việc tại nhà. Bước rơi thứ nhất là cách ông Ki đã làm việc một cách gian dối để tăng số lượng sản phẩm.

Cơ hội để vươn lên là luôn có, làm gia sư cho một gia đình giàu có là một cơ hội hiếm hoi giúp cậu con trai thay đổi cuộc đời, nhưng lại một lần nữa con người lại dùng trí tuệ vào việc gian dối, rồi thì cô em, rồi ông Ki, rồi vợ ông Ki. Cả gia đình họ bước vào ngôi nhà sang trọng với nhiều thủ đoạn liên tiếp; từng bước tiến lên sự giàu có bằng những bước thụt lùi về nhân cách/đạo đức. Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa 2 gia đình giàu và nghèo ấy vẫn thể hiện một sự cộng sinh, nhưng sự cộng sinh ấy dần nghiêng sang ký sinh khi họ không đủ tiêu chuẩn để nhận lấy đồng lương được trả. Xã hội ngày nay đầy rẫy loại bán ký sinh này từ những công việc thấp nhất đến những vị trí cao cấp nhất trong một quốc gia.

Diễn biến bắt đầu thăng cấp khi gia đình ông Park đi cắm trại, đây là một lỗ hổng tuyệt vời cho cái mầm móng ký sinh phát triển. Sau đó là sự phát hiện ra ký sinh trùng trước đó trong gia đình giàu có này. Cuộc chiến đã diễn ra với phần thắng nghiêng về phía đông hơn và mạnh hơn.

Trọng tâm:

Nửa phần trước giống như một bộ phim hài châm biếm và lột tả hiện thức xã hội, nếu nội dung chỉ dừng ở đây thì nó vẫn là một bộ phim hay, nhưng với nửa phần sau với toàn bi kịch thì bộ phim được nâng lên cao hơn về giá trị. Chúng ta có thể xem xét những yếu tố/biểu tượng sau.

Hòn đá – biểu tượng của sự giàu có: nó chỉ là một hòn đá bình thường và không nặng lắm, nhưng bằng cách tách nó ra khỏi những hòn đá khác, cho nó một cái đế sang trọng, thì giờ đây trong mắt người nhìn nó giống như những ngọn núi. Sự giàu có đè nặng lên mọi con người sống trong xã hội này – như cảm giác của con ông Ki, người ta dùng mọi cách để chiếm hữu sự giàu có, dùng nó làm vũ khí để giết người. Nhưng để đạt được sự thăng tiến thật sự thì con người phải biết đặt nó vào đúng vị trí của nó – con ông Ki bỏ nó vào con suối. Nói cách khác, hòn đá ấy dùng để xây nhà chứ không phải làm một biểu tượng để tôn thờ.

Căn nhà ông Park: ta thấy sự tương phản giữa 2 phần trên và dưới, phía trên là ánh sáng và sang trọng, phía dưới là tối tăm và mục rửa. Thực tế xã hội không phải thế sao? Sự giàu có của người này được dựng trên sự nghèo hèn của kẻ khác. Căn nhà này trở nên khủng khiếp và rùng rợn khi lần đầu tiên chúng ta khám phá ra căn hầm. Đứa trẻ chính là người phải gánh chịu hậu quả và nó cũng nhận ra sự đáng sợ đó.

Con đường dốc và cầu thang căn nhà: đều là 2 con dốc nhưng giữa chúng có sự đối lập, đó là sáng – tối. Cái sáng – tối đó mang tính ẩn dụ, nếu sự cố gắng vươn lên bằng con đường chính đáng thì sự giàu có ấy bền vững dù biết rằng con đường ấy rất dài; còn nếu đi bằng con đường tăm tối, nó ngắn hơn rất nhiều, nhưng cuối con đường chỉ là khổ đau và cái chết.

Sự thờ ơ: được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Tốt bụng nhưng ngây thơ – vợ ông Park, hiểu rõ nhưng vô cảm – ông Park, nhận ra nhưng không có khả năng thay đổi – đứa bé con ông Park (thông qua tín hiệu Morse). Luôn có những tín hiệu và biểu hiện cầu cứu vây quanh đời sống họ, ngay trong ngôi nhà họ, nhưng họ lại không nhìn thấy hoặc cố tình không thấy. Và vì thế họ phải gánh nhận hậu quả ấy như sự tất yếu, điều đó diễn ra trong xã hội, giữa nước giàu và nước nghèo, vì tất cả chúng ta là một.

Ký sinh trùng: nhiều người nghĩ gia đình ông Ki là ký sinh trùng, hoặc bảo rằng người giàu là ký sinh trùng đối với tiền bạc. Thật ra thì không phải vậy, khi con người ta còn bỏ ra sức lao động để sống thì dù là giàu hay nghèo đều thuộc về cộng sinh. Nhưng lằn ranh giữa cộng sinh và ký sinh rất mong manh, nếu người giàu bốc lột người nghèo thì người giàu là ký sinh trùng của người nghèo, nếu người nghèo nhận tiền từ người giàu nhưng không làm việc xứng với đồng lương thì cũng là ký sinh. Giàu – nghèo chỉ là mặt ngoài, sự công bằng mới là bản chất. Trong phim chỉ có 2 nhân vật là ký sinh trùng trọn vẹn, là chồng bà Moon-kwang và ông Ki.

Lòng tự trọng: bi kịch của các nhân vật trong phim đều xoay quanh vấn đề này. Ông Park chết vì biến lòng tự trọng thành sự khinh bỉ kẻ nghèo khó, ông Ki giết người vì lòng tự trọng bị tổn thương, chồng bà Moon-kwang giết người vì trả thù và vì nhớ ơn khi ký sinh gia đình ông Park (lòng tự trọng), cái chết và tù tội đến với 2 gia đình nghèo cũng vì thiếu lòng tự trọng nên dùng thủ đoạn đạt mục đích. Con trai ông Ki cuối cùng muốn vươn lên cũng nhờ vào lòng tự trọng. Vấn đề ở đây là cách mà con người hiểu và đặt lòng tự trọng đúng chỗ, đặt sai sẽ lãnh hậu quả, đặt đúng sẽ đưa con người lên cao.

Ranh giới giữa cộng sinh và ký sinh: ta tự hỏi những đứa trẻ hoặc các bà vợ ở nhà có phải ký sinh? Không phải, những đứa trẻ dù dược nuôi dưỡng nhưng còn trong thời kỳ học hỏi, các bà vợ dù không đi làm nhưng phải chăm sóc gia đình. Ký sinh không nằm ở tiền bạc, mà nằm ở chỗ cái họ nhận và cái họ cho, nhận từ gia đình – xã hội, cho gia đình – xã hội. Ranh giới giữa cộng sinh – ký sinh cũng không thật sự rõ ràng, luôn có 2 chiều để đi, con trai ông Ki là một ví dụ về tương quan 2 chiều đó, ban đầu cậu đi từ cộng sinh sang ký sinh, sau đó thì ngược lại, việc ấy phụ thuộc vào sự thấu hiểu bản thân – xã hội – bản chất cuộc sống.

Trận mưa: là một ẩn dụ, cộng sinh hay ký sinh hoặc ở ranh giới nào đi nữa thì sẽ có ngày nó bị bộc lộ, tức “cây kim trong bọc trước sau cũng lộ ra”. Khi đó mọi sự “hôi thối” sẽ phun trào để xác định rõ ta là ai, ta đang ở đâu, đời sống ta thế nào, đôi khi ta quên đi hoàn cảnh của mình chỉ vì đã quá quen với nó. Gia đình ông Park giàu có sung sướng, họ muốn cắm trại rồi sau đó là tổ chức sinh nhật, kết quả là hủy cắm trại và cái chết của ông Park; gia đình ông Ki tổ chức tiệc rồi sau đó là cái chết và tù tội.

Ông Ki: có người gọi ông là “ký sinh trùng chúa”, tôi nghĩ là chính xác, vì ông là chủ gia đình, cái tính ký sinh trong gia đình là do ông truyền lại và ông dẫn dắt tất cả thành viên hướng đến sự ký sinh, cuối cùng ông hoàn toàn lột xác để trở thành một ký sinh trùng trọn vẹn thông qua việc giết vật chủ. Bí quyết ở đây là “không có kế hoạch nào cả”, không có kế hoạch ở đây nghĩa là không có kế hoạch cho những việc chính đáng, còn với những gì không chính đáng thì ông cực kỳ “khôn ngoan”.

Kết phim là cảnh cậu con trai ngồi trong căn bán hầm và lên kế hoạch cho tương lai, cậu chọn con đường sáng, có lẽ ngày nào đó sẽ thành công, điều đó phụ thuộc vào cậu. Ông Ki thì vẫn ở trong căn hầm, ông có thoát ra khỏi đó hay không thì lại phụ thuộc vào người khác. Vậy bạn muốn là ai trong 2 người đó? Tương lai trong tay mình hay trong tay kẻ khác?

Tóm lại thì bộ phim còn vô số điều để mang ra phân tích, nhưng tôi tạm dừng ở đây. Đây có thể nói là một bộ phim hay, thậm chí rất hay, phim vạch trần bản chất con người và xã hội không thương tiếc. Phim còn chiếu đấy, bạn nên đi coi.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Oldboy: Sự báo thù dành cho thứ luân lý cay nghiệt
Spring, Summer, Fall, Winter… and Spring (2003): trên vai Phật
Người Hầu Gái – The Handmaiden (2016): đồi bại vs chân tình

Vợ 3: số phận người phụ nữ thời phong kiến
Cyclo (1995): tâm hồn người Việt

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, và giới thiệu với bạn bè về Chí Blog.

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Gia Đình Đạo Tặc (Shoplifters.2018): bản chất của gia đình là gì?

T5 Th7 4 , 2019
Shoplifters có IMDb 8.0 , là bộ phim Nhật đầu tiên được tôi đánh giá cao về phương diện tình cảm giữa người và người. Hẳn là có rất nhiều bạn thần tượng văn hóa Nhật, riêng phần tôi thì ngược lại, tại sao? Cứ xem phim Nhật thì biết […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese