Review phim Blow the Man Down: thổi bay người đàn ông

Blow the Man Down (2019) là phim kinh dị – hài đen, gọi hài đen khi chất hài hước ẩn giấu trong cái chết hoặc sự kiện u ám. Dạo này Chí Blog chỉ thích viết về những phim thuộc dạng nghệ thuật có chiều sâu, nếu là kinh dị thì thiên về tâm lý và ít cảnh máu me, việc tìm những phim thế này rất khó khăn, vì đa số sẽ không dịch sang tiếng Việt hoặc có trên mạng; phim không thuộc dạng xem giải trí. IMDb 6.4 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

 Phim kể về những gì diễn ra ở một thị trấn nhỏ chuyên nghề đánh cá, chuyện được bắt đầu bởi cái chết (do bệnh) của người mẹ có 2 người con gái đã lớn.  Thường thì khi phim bắt đầu bởi sự chết thì tiếp theo sẽ có nhiều cái chết nữa diễn ra, và còn tùy vào người chết đó là ai, nếu đó là người quan trọng thì hoàn cảnh sẽ mở ra một thời kỳ mới, nó có thể tồi tệ hơn hoặc tốt đẹp hơn thì tùy thuộc vào di sản mà người chết để lại.

Những năm gần đây, chúng ta chứng kiến rất nhiều phim nói về thế giới của phụ nữ (tả), một nửa số đó tìm cách nhìn sâu vào bản chất, một nửa khác thì thể hiện sự phê phán về sự biến chất về nữ tính; nó cũng không đồng nghĩa với phê phán phụ nữ, thật ra thì thế giới phụ nữ của phim thường là ẩn dụ cho tính chất cộng đồng của loài người hơn, hoặc cách mà xã hội chúng ta đang vận hành. Tuy phim nói về phụ nữ, nhưng qua sự đối lập thì chúng ta cũng có thể suy diễn ra thế giới của đàn ông (hữu).

Vì phim không dễ hiểu nên tôi sẽ nói về nó theo tuyến tính cho bạn đọc dễ nắm bắt chứ không theo lộ trình của phim. Vài chục năm trước, thị trấn nhỏ này là nơi rất sầm uất về nghề đánh cá biển, do đó có rất nhiều nguồn lao động mà chủ yếu là đàn ông từ bên ngoài đến để làm thủy thủ trên các con thuyền. Vậy thì vấn đề đặt ra là gì cho cái thị trấn này khi có quá nhiều đàn ông? Đó là nhu cầu về phụ nữ và rượu bia, bạn đừng cười, đây là điều rất thực tế.

Khi tất cả đàn ông đều ra biển thì mọi hoạt động trong thị trấn đều được quyết định bởi những người phụ nữ còn ở lại để chăm sóc con cái và nhà cửa. Vì những nhu cầu cơ bản của đàn ông tăng cao, nên những phụ nữ quyết định mở một quán rượu kiêm nhà thổ để phục vụ cánh đàn ông, vì nếu không làm vậy thì con gái của họ rất dễ rơi vào sự sa đọa hoặc bị xâm phạm như sẽ bị cưỡng hiếp. Đây cũng là thực tế xã hội, nơi nào càng có truyền thống khắc khe về tình dục thì diễn ra càng nhiều chuyện cưỡng hiếp hoặc ấu dâm trong bóng tối.

Tất nhiên những cô gái trong nhà thổ đều được chiêu mộ từ địa phương khác, người phụ nữ nghĩ ra sáng kiến về quán rượu chính là người mẹ của 2 cô gái tôi nói ở trên, và bà ấy là một người có uy tín bậc nhất trong thị trấn. Quán rượu được điều hành bởi người mẹ và tú bà mà ta thấy trong phim, nhưng sau khi người mẹ sinh ra 2 người con gái một thời gian thì bà ấy giao lại quán rượu cho tú bà, người mẹ mở tiệm tạp hóa. Trong thị trấn cũng có một cánh phụ nữ khác thuộc dạng “chính nghĩa” luôn phản đối việc mở quán rượu, nhưng vì lợi ích cho con cái họ nên họ đồng ý.

Trở về thực tại, nghề cá ở thị trấn không còn sầm uất nữa, người mẹ thì đã chết, bà ấy để lại cửa hàng với nhiều nợ nầng. Câu chuyện trở nên kịch tính khi một cô gái điếm ăn cắp tiền ở nhà thổ và bị gã ma cô săn đuổi, sau đó gặp cô em gái trong 2 chị em và bị cô này giết chết, người chị xữ lý xác chết.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Tư Pháp – Lập Pháp – Hành Pháp , tư pháp biến chất thì hành pháp cũng chỉ là công cụ của nó mà thôi

Vậy thông điệp là gì? Khi nói về phụ nữ, điều đầu tiên ta thấy là sự yếu đuối, tiếp theo là cách giải quyết các vấn đề trong sự “im lặng”; nhưng trong tình huống này lại khác, những người phụ nữ này ở vùng rìa của xã hội văn minh, nếu đàn ông ra biển đánh cá được xem là “kẻ săn mồi”, thì phụ nữ ở nhà lại là người xữ lý con mồi, họ mần cá rất chuyên nghiệp. Đây là điều mà gã ma cô (đến từ nơi khác) đã không hiểu, hắn có thể giết chết cô gái điếm bằng bạo lực, nhưng khi đuổi theo cô em gái thì hắn ăn phải cái lao đâm cá, hắn chết trong bóng tối và trong sự im lặng, và hắn bị người chị chặt ra từng khúc như một con cá chết.

Như đã nói, đôi khi xã hội cần có sự cân bằng ở nhiều mặt, nên chúng ta phải chấp nhận những “mặt tối”, nhưng khi điều đó trở nên không còn cần thiết nữa, thì cái “mặt tối” đó cần phải bị loại trừ. Đó là điều mà người mẹ đã chết hiểu ra nhưng vị tú bà không hiểu, và tú bà ngày càng trở nên tham lam hơn; nếu ban đầu nhà thổ mở ra vì lợi ích cộng đồng, thì hiện tại là vì lòng tham của tú bà và một số người khác trong thị trấn. Và hẳn nhiên, lòng tham sẽ mang đến cái chết, cô gái điếm, gã ma cô, vị tú bà; tự bản thân cái ác sẽ diệt trừ chính nó.

2 người con gái là “di sản” của người mẹ để lại nói riêng và cánh phụ nữ nói chung, người em thích sống tự do – rắc rối – tự hủy hoại, người chị thì mang bản chất tốt đẹp truyền thống; cuối phim thì người em đi đến thành phố lớn, còn người chị ở lại thị trấn nhỏ; điều này cũng là một thực tế xã hội đang diễn ra với chúng ta, quá trình tha hóa tồn tại ở các thành phố lớn, truyền thống được giữ gìn ở thôn quê.

Tuy nhiên phim cũng cho chúng ta thấy thêm về bản chất con người, ví như người phụ nữ già, vì tham cái thùng cá nên cái xác bị bà ta xữ lý trong “im lặng”, trong khi bà ta là một trong những người thuộc phe “chính nghĩa”. Nếu bàn sâu xa hơn, phụ nữ là biểu tượng cho cách mà xã hội vận hành, thế giới ngày nay (ở phương tây) không ồn ào như ngày xưa, không có chiến tranh, nhưng tội ác vẫn đang diễn ra trong “bóng tối” và “ngọt ngào”, không ồn ào như phát súng mà “im lặng” như cái gối ngủ trên mặt vị tú bà. Và đó cũng là ý nghĩa của tựa phim – một biểu tượng cho quyền lực mềm của phụ nữ và của xã hội hoặc tính cộng đồng.

Cái chết của người mẹ cũng thể hiện sự mất đi cầu nối trung gian giữa 2 cực trắng và đen, giữa tính cá nhân và tính cộng đồng, hữu và tả, được biểu hiện qua sự chia rẽ của những người phụ nữ “chính nghĩa” và tú bà, hoặc trong lựa chọn của 2 người con gái, hoặc nam và nữ qua chuyện anh chàng cảnh sát và người chị, sự phân cực ngày càng sâu sắc hơn. Tại sao lại như thế? Vì những người có thể hiểu bản chất xã hội không còn nhiều, ví như người mẹ trong phim này, những kẻ còn lại hoặc chạy theo thứ “chính nghĩa” nặng tính hình thức và bảo thủ và đạo đức giả, hoặc chạy theo sự sa ngã và lòng tham.

Hãy cẩn thận với những người phụ nữ của thời đại mới, họ có thể xữ lý bạn, bỏ bạn vào thùng và ném xuống biển, đừng đùa với phụ nữ ngày nay – khi bạo lực và sức mạnh của cơ bắp đang mất dần giá trị.

Tất nhiên phim còn nhiều thông điệp khác nhưng rất khó để nói rõ, bạn có thể xem phim và tự cảm nhận. Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ ủng hộ Chí Blog bằng những hành động thiết thực nhé, vì hoàn cảnh hiện tại của Chí đang rất thảm trong mùa dịch (hu hu).

Top 250 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Thương Nhớ Cố Hương – Nostalghia (1983): khi sự sống phân đôi – Nghệ Thuật

Lễ Hội Đẫm Máu – Midsommar (2019): bóng tối giữa bông hoa

Chiếm Hữu – Possession (1981): cơn vật vã của sự tách biệt – Nghệ Thuật

Dòng Sông Kỳ Bí – Mystic River (2003): mặt tối của cuộc đời

Giết Con Nai Thần – The Killing of a Sacred Deer (2017): Sự giết chóc của nai thần

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Fatma: lật bàn khi không còn công lý

T6 Th7 30 , 2021
Fatma (series – 2021) là phim tâm lý – giật gân, dạo này tôi thích xem các phim của Thổ vì tình tiết rất độc đáo dù phim của nước này chỉ xoay quanh vài đề tài chính như quyền phụ nữ và nạn ấu dâm, tuy vậy thông điệp […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese