Review phim The Quiet Girl: chạy khỏi đầm lầy

The Quiet Girl (2022) là phim đẹp và tinh tế, Chí Blog – “website duy nhất đa vũ trụ giải mã phim nghệ thuật” đã xem đến 2 lần để cảm nghiệm sự tinh tế đó, khác xu hướng điện ảnh Mỹ hoặc châu Á là chạy theo thị hiếu chết chóc, điện ảnh châu Âu đang hướng tới là mang lại sự sống và chữa lành các vết thương trong tâm hồn. IMDb 7.7 , bài viết tiết lộ nhiều nội dung phim vì phân tích.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Nội dung phim rất đơn giản, một cô bé sống trong gia đình đông con cái, nên khi người mẹ sắp sinh em bé thì đành gửi cô bé đến nhà người chị chăm sóc hộ một thời gian. Tuy chỉ có vậy, nhưng mỗi chi tiết trong phim được thể hiện vô cùng tinh tế và liên kết với nhau rất chặt chẽ, đó là lý do khiến tôi phải xem lại lần thứ 2.

Phim được bắt đầu với hình ảnh một đồng cỏ cao khô vàng, sau đó là tiếng gọi tìm một đứa trẻ, tiếp theo là cảnh quay từ trên cao xuống, hình ảnh một đứa bé gái nằm bất động và nửa thân người của nó bị khuất bởi đám cỏ cao, đôi chân xám xịt phủ nhiều bùn đất. Trong chớp nhoáng, tôi nghĩ rằng nó đã chết, đó là điều chúng ta vẫn thường thấy trong quá nhiều bộ phim, nhưng khi vài tiếng gọi lần nữa vang lên, đứa bé dùng tay gạt ra đám cỏ và đi về nhà, nó không chết. Nếu nó chết thì tôi sẽ không tiếp tục xem, vì tôi không thích xem câu chuyện về cái chết của trẻ nhỏ.

Đó là một cô bé ít nói và chậm chạp, khác hẳn với những người chị. Cảnh trong lớp học, cô bé đang tập đọc một đoạn trích “nỗi buồn hiện hữu trên gương mặt của những người ở góc trái, nhưng nhà vua lại bảo họ là những người được chào đón nhất, chàng hoàng tử vui mừng khôn xiết, họ cùng nhau chu du trên chiếc thuyền rộng lớn” – hàm ý phim sẽ ứng với đoạn trích này, vì Đức Jesus cũng từng nói rằng “Ai hiền lành, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được đất Đức Chúa Trời làm của mình vậy. Ai khóc lóc, ấy là phúc thật, vì chưng sẽ được an ủi vậy.”

Khi nhìn vào những hình ảnh ban đầu, chúng ta nghĩ rằng cô bé bị bệnh tự kỷ hoặc có trí não kém phát triển, nhưng càng về sau thì chúng ta thấy sự ngược lại, cô bé giàu cảm xúc và rất thông minh. Ví như khi người dì nói về chuyện khó khăn ở nhà người em gái (mẹ cô bé) và hỏi là thái độ cha mẹ cô bé sẽ thế nào nếu bà ấy gửi chút tiền cho họ, cô bé nói rằng mẹ sẽ vui nhưng cha sẽ giận dữ. Nếu là những đứa trẻ khác thì sẽ khó mà đáp được câu hỏi này, vì chúng sẽ không đủ sự nhạy cảm hoặc tĩnh lặng để quan sát những gì đang thật sự diễn ra quanh chúng. Với biểu hiện bên ngoài, cha và mẹ cô bé cứ nghĩ rằng cô bé  không biết gì cả, nhưng cô bé biết hết.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Cô bé hỏi “tại sao chúng ta không uống sữa bột và cho bê con uống sữa của bò mẹ?”, các bạn nghĩ sao?

Khi còn ở trong gia đình, cô bé giống như một đứa trẻ mồ côi, một con thú bị bỏ rơi, muốn đi đâu thì đi, khi phát hiện cô bé vắng mặt, họ gào thét gọi tìm và dọa nạt chứ không đi tìm, bị bỏ đói khi đến trường; còn khi ở trường, vì quá đói nên lén lấy chút phần sữa của bạn học thì lại bị những đứa khác đang vui đùa hất đổ. Bao quanh ngôi nhà của gia đình có tường rào bê tông, của ngôi trường cũng vậy, nhưng nó vẫn không thể ngăn được cô bé trèo qua tường chạy khỏi đó.

Ngược lại, khi đến gia đình của người dì, cô bé được chăm sóc kỹ lưỡng như một nàng công chúa, tôi rất ẩn tượng cảnh người dì nhẹ nhàng dùng bàn chải nhỏ chà những ngón chân trên bàn chân nhỏ xíu của cô bé, cảm giác cứ như người ta đang chăm sóc cho một viên ngọc quý. Ngôi nhà của họ cũng tương phản với ngôi nhà kia, Cổng vào luôn mở rộng (nhà kia đóng) – sự chào đón với mọi người, lối vào với 2 hàng cây cao lớn thẳng hàng (nhà kia quanh co và đầy cỏ dại) – sống ngay thẳng không có gì giấu diếm, quanh nhà không có tường rào – sống hòa với thiên nhiên, mọi thứ trong nhà đều gọn gàng ngăn nắp và sạch sẻ.

Sự tương phản giữa 2 nơi thì chúng ta thấy rồi, giờ đi sâu vào thông điệp phim. Ở 2/3 phim, chúng ta biết rằng gia đình người dì có một đứa con trai đã chết, vì nó đuổi theo con chó và rơi vào đầm lầy, tương phản với điều đó là cô bé ngã xuống giếng và còn sống, hai sự việc này lại có liên qua đến cảnh người dượng kể câu chuyện về dân chày lưới đã đánh bắt được con ngựa non từ biển, khi kéo lưới lên, người ta cứ tưởng con ngựa non sẽ chết nhưng nó đã đứng lên và khỏe như vâm, con ngựa non đó là biểu tượng về cô bé.

Với những gì chúng ta thấy, gia đình cũ không khác chi một đầm lầy, nếu đã rơi xuống thì khó lòng thoát chết, việc chạy theo con chó thể hiện việc hành động theo sự dẫn dắt của bản năng, nên cậu bé đã chết; gia đình mới lại giống như cái giếng nước trong, nó có phần sâu, nước nó cao, nhưng bờ cái giếng đó có bậc thang để nếu có rơi xuống thì bò lên được, lần đầu cô bé ra giếng là được người dì dẫn đi và được cảnh báo nguy hiểm, nên dù bị rơi xuống thì cô bé vẫn sống.

Trong đêm tối, khi những con ngựa non bị lạc khỏi chuồng và chạy ra bờ biển, bởi vì bóng tối nên nó cứ tưởng biển cả là bờ cát dài và đâm đầu ra đó, phần lớn chúng sẽ chết ngoài biển, một vài con có thể sống sót nếu may mắn quay trở lại hoặc được dân chày cứu sống. Cô bé sống trong một gia đình “đầm lầy” và hãy nhớ đến cảnh đầu tiên, cô bé chạy loạn khắp nơi nên chân toàn bùn đất, may mắn thay cô bé đã không chết và có cơ hội đến với gia đình “giếng nước trong” và sống khỏe mạnh. Tất nhiên, dù “giếng nước trong” mang lại nguồn sống nhưng không phải là không có sự nguy hiểm, trong cuộc sống này chẳng có nơi nào an toàn tuyệt đối, đặt biệt là với những đứa trẻ, chỉ vài phút lơ là thì có thể xẩy ra chuyện.

Bạn có tự hỏi tại sao cô bé lại chạy loạn khắp nơi? Đó là bởi vì không ai chơi với nó, không ai quan tâm nó, không ai ở cùng nó. Bộ phim này đã đưa ra một bài giảng về cách dạy dỗ trẻ nhỏ và giữ an toàn cho nó rất kinh điển. Đó là biến công việc thành một trò chơi thú vị, việc lấy thư biến thành cuộc chạy thi, việc chăm sóc gia súc và làm thức ăn thì không phải là không có cái vui trong đó, chúng giống như một cuộc thám hiểm kỳ lạ với trẻ nhỏ, với chúng ta là công việc, với trẻ nhỏ là trò chơi.

Khi ứng xữ với trẻ nhỏ thì chúng ta cũng cần sự tinh tế rất lớn, vì tâm hồn chúng dễ bị tổn thương, khi người dượng đang dọn vệ sinh trại gia súc và phát hiện cô bé biến mất, ông ấy đi tìm và thấy nó rồi quát mắng, sau đó ông ấy phải xin lỗi bằng một cái bánh, tại sao ông ấy xin lỗi? Vì cô bé ra ngoài tìm cây chổi để phụ dọn vệ sinh. Hoặc hoàn cảnh của người dì, bà ấy yêu thương cô bé, nhưng bà ấy cũng nhớ thương con trai đã chết nên cho cô bé mặc quần áo con mình, hoặc việc bà ấy để cô bé đến nhà người bạn, mà bà này thì cũng không phải dạng tốt đẹp gì, lời bà này nói ra toàn là moi móc chuyện riêng tư và mĩa mai, cũng chính vì những chuyện này nên mới có buổi nói chuyện bên bờ biển để cô bé hiểu và cảm thông.

Về chuyện đầm lầy giết chết đứa trẻ, nó còn mang hàm ý khác, “đầm lầy” (cái xấu trong gia đình – nhà trường – xã hội) không chỉ mang đến cái chết cho thân xác qua các vụ tai nạn hoặc mất tích, nó còn mang đến “cái chết” cho tâm hồn trẻ thơ, giống như  những người chị của cô bé, bọn chúng đã đánh mất sự hồn nhiên hoặc sự nhạy cảm vốn có, giống như cảnh cuối, người chị cả mặc cái áo giống y như của người cha tồi tệ, và khi lớn lên thì các cô gái này sẽ phát triển thành bà bạn hay bới móc hoặc người mẹ hút thuốc của bà ta.

Một đứa trẻ nếu được cứu thoát khỏi “đầm lầy” mà không “chết” và được rửa sạch bởi “giếng nước trong” thì mắt nó sẽ “sáng” ra, giống như đốm sáng thứ 3 xuất hiện vào buổi tối ngoài biển, nó sẽ biết nó cần phải làm gì, đó là bỏ chạy khỏi “đầm lầy” để đến với “giếng nước trong” mang lại sự sống – và đó quả là một bí mật gia truyền không phải ai cũng biết.

Ở cảnh người dượng đứng buồn nhìn ra cửa sổ khi phải trả đứa bé về với gia đình, cô bé nhìn vào bức tranh vẽ trên tường, hình ảnh một đứa trẻ đứng cạnh rào chắn, bên kia rào chắn là chiếc xe lửa đang chạy, loại “hàng rào” nào có thể giúp cho đứa trẻ khỏi sự nguy hiểm của chiếc “xe lửa” (xã hội) đó? Chỉ có một loại hàng rào, đó là sự quan tâm – tình yêu thương – trí tuệ, còn mọi thứ hàng rào khác đều vô dụng.

À! Về cái bí mật gia truyền này thì Chí Blog đã lỡ nói cho các bạn đọc biết mất rồi, vậy các bạn có định trả công cho mình gì không hen? Hỏi đùa nhưng cũng là hỏi thật, nếu các bạn thấy bài viết giá trị mà không làm gì với nó, nghĩa là bạn vẫn chưa hiểu được bí mật đó, còn nếu bạn hành động thì tức là bạn đã hiểu, bí mật đó là siêu hình.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Nhãn Lực Siêu Nhiên – Midnight Special (2016): cuộc thương khó của đứa trẻ nhân loại

Lạc Ngoài Vũ Trụ – High Life (2018): hành trình tiến hóa

Người 200 Tuổi – Bicentennial Man (1999): giá trị của một con người

Cậu Nhóc Bé Nhỏ – Little Boy (2015): dịch chuyển một ngọn núi

Cá Lớn – Big Fish (2003): bí mật của hạnh phúc – Nghệ Thuật

Vua Phá Hoại – System Crasher (2019): “Ai” bị lỗi hệ thống? – new

Tôi Là Sam – I am Sam (2001): tình yêu đủ cho tất cả

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bàn về điện ảnh: cách tạo trang phục cho phim lịch sử VN

T3 Th12 6 , 2022
Trang phục trong phim VN nói chung và phim lịch sử nói riêng luôn là điểm yếu của điện ảnh Việt từ trước đến giờ, Chí Blog – “website duy nhất đa vũ trụ giải mã phim nghệ thuật” sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề này, những ai […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese