Review phim After The Dark (2013): mọi lý thuyết không ngăn được con người tìm kiếm hạnh phúc

(1k) After The Dark là một phim lấy đề tài triết học, và qua bộ phim thì người xem học được cách nhìn cuộc sống một cách rõ ràng hơn. Triết học là một ngành học rất phức tạp nếu bạn đi sâu vào nó, nhưng nếu nhìn theo cách đơn giản thì nó là một công cụ giúp chúng ta tìm hiểu sự thật. Phim không khó hiểu, vấn đề là ta sẽ hiểu gì sau khi xem xong, và điều ta hiểu sẽ tác động thế nào lên cách mà ta sống.

Cảnh đầu tiên là có 2 thanh niên nam và nữ trên giường. Không! Đừng nghĩ lung tung, sẽ không có cảnh quay nhạy cảm nào nữa sau đó, điều này chỉ thể hiện rằng tình yêu chính là sự bắt đầu và là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong những diễn biến diễn ra sau đó.

Sẽ dễ dàng hơn để tiếp cận triết học khi dẫn ra 2 vấn đề minh họa trong buổi học:

1/ Có một đoàn tàu hỏa đang chạy và phía trước là 2 lối rẽ, bên này có 1 người bị trói trên đường ray, bên kia là 5 người, bạn không thể cứu họ mà chỉ có thể chọn tàu sẽ rẽ lối nào, 1 người phải chết hay 5 người phải chết? Vài người nghĩ rằng 5 người được sống thì sẽ tốt hơn, nhưng điều đó có công bằng với người phía bên kia? Và nếu bạn chính là người duy nhất bị hy sinh đó thì sao? Hoặc nếu 5 người kia là kẻ xấu thì sao? Lại thêm một chi tiết khác, trước đoàn tàu có 1 ông mập mà nếu bạn xô ông ta thì đoàn tàu sẽ trật bánh và bạn hy sinh 1 để cứu 6 người? Cô gái trong phim nói rằng đừng để toán học đánh lừa chúng ta, vì giả thuyết đầu thì là sự chọn lựa, còn giả thuyết sau thì là hành vi giết người (chủ động xô ông mập xuống đường ray).

2/ Bạn đang treo lơ lững trên ngọn tháp, bạn gọi 3 người bạn đến cứu, họ sợ bị rơi xuống nên không cứu bạn. Bạn rơi mà không chết, sau đó thì tình bạn ấy chết đi. Bạn sẽ ước là không gọi họ để giữ tình bạn hay vẫn gọi để thấy được sự thật?

Không có lời giải vẹn toàn cho những minh họa thế này, nhưng chúng được đặt ra để bạn khảo sát lại toàn bộ quan niệm đạo đức đang có.

Vào chính đề, giả như thế giới bị tận diệt bằng vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, con người phải trốn trong các hầm trú 1 năm, hầm trú chỉ chứa được 10 người, nhóm học sinh và thầy giáo là 21 người, mỗi người theo 1 ngành nghề khác nhau, vậy chọn ai và bỏ ai để sau đó con người có thể xây dựng lại thế giới?

Thử nghiệm 1: nhà thơ bị bắn đầu tiên vì thầy giáo cho rằng không ích lợi gì trong trường hợp này. Thầy giáo là người nắm giữ quy tắc cuộc chơi nên luôn được chọn, số người còn lại phải tự nói về ích lợi của họ để có trong danh sách 9 người sống sót, thế là ta thấy một cuộc đấu tố lẫn nhau để xem ai giá trị hơn ai. Cô gái luôn giơ tay cho mọi ngành nghề, trong khi những người còn lại thì mong loại trừ kẻ khác để họ sống sót. Sau đó nhóm bị loại bỏ đã bị thầy giáo xữ bắn, nhưng cũng vì điều này mà ông bị cô gái loại bỏ bằng cách đóng cửa hầm trú trước khi ông vào. Kết quả: thất bại vì chỉ có thầy giáo biết mật mã để mở cửa ra ngoài.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Thử nghiệm 2: mọi người bốc thăm để thêm những yếu tố tiềm ẩn khác, cuộc đấu tố diễn ra theo chiều hướng mới và vẫn theo con đường hợp logic. Có người ra sức loại bỏ kẻ khác, có người tìm cách biện hộ giúp bạn mình. Kết quả: thất bại, khi thầy giáo loại bỏ đạo đức và muốn các cô gái phải “ngủ” với tất cả để mang thai, và 1 trong 4 cô gái đã không đồng ý, mâu thuẫn phát sinh.

Thử nghiệm 3: thầy giáo bị lật tẩy, 10 người được chọn là: nhà đấu giá rượu, thiết kế thời trang, nhà thơ, nhạc sĩ thụ cầm … Giờ thì không còn đấu tố nữa, những người được chọn sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho nhau, và họ hy sinh cho nhau. Kết quả: thành công

Đoạn kết của bộ phim cho ta hiểu vài điều:

1/ Dù là một thầy giáo triết học bị buộc phải tuân thủ nguyên tắc logic, nhưng mọi sự ông làm đều vì tình cảm cá nhân ông, ông lợi dụng vị trí là người đưa ra nguyên tắc để gian lận – gian lận trong logic. Có vài người luôn tin rằng họ tuân thủ nguyên tắc là vì lợi ích chung, nhưng nếu xét kỹ, họ chỉ đang vì lợi ích của họ.

2/ “Liệu triết học với cuộc sống thực, có như thủ dâm với quan hệ tình dục? câu trả lời là: một lúc nào đó cậu sẽ muốn cả 2 cùng lúc”. Tùy vào sự cần thiết trong thời điểm ấy.

3/ Một lý thuyết được đưa ra dù nó có là gì đi nữa, thì con người luôn có tự do trong sự chọn lựa của họ.

4/ Tại sao ta phải tin vào lý thuyết và nguyên tắc sống mà kẻ khác áp đặt lên ta? Ta có quyền tự đặt ra nó, tự “giả sử” như Chips, miễn sao điều đó phù hợp logic, mà điều gì chưa xẩy ra thì chúng ta đều có thể suy diễn. Chính thầy giáo đã lợi dụng điều này, và vì vậy ông bị lật đổ.

5/ Đôi khi điều quan trọng với một con người không phải sự sinh tồn hay duy trì nòi giống, mà là ý nghĩa của đời sống đó, những điều khiến ta cảm thấy mình đang sống. Logic chẳng có ý nghĩa gì nếu con người trở nên vô cảm, triết học chẳng giá trị gì nếu biến con người thành công cụ cho cuộc sinh tồn. Giống như ăn để sống chứ không phải sống để ăn.

6/ Vai trò của triết học quan trọng khi nó giúp ta biết mình là ai, biết điều gì là quan trọng và ý nghĩa, cho thấy sự thật và vạch trần sự lừa dối. Triết học là công cụ chứ không phải mục đích, mọi nguyên tắc sinh ra để giúp cuộc sống có được hạnh phúc, nguyên tắc chưa bao giờ và không bao giờ nơi mà con người hướng đến và trở thành.

Có những lúc ta cảm thấy vai trò của triết học là siêu việt, và nó quả thật siêu việt, nhưng có một thứ còn siêu việt hơn, đó là tình yêu. Chính tình yêu là nền tảng, là mối dây liên kết con người với nhau, nó đặt mọi thứ về đúng vị trí của chúng. Nếu không có tình yêu, thứ siêu việt như triết học vẫn có thể trở thành công cụ dùng để sát hại con người và khiến con người đau khổ. Như cuộc thử nghiệm, tình yêu trong cô gái giúp mọi người sống, họ có quyền được sống trong sự tự do chọn lựa của họ, dù lý thuyết đưa ra ban đầu hoàn toàn bế tắt, tình yêu mang đến hy vọng, mở ra một chân trời mới, một khả dĩ nào đó có thể xẩy ra. Tình yêu thật sự sẽ trao cho con người tự do và sự tôn trọng, tự do mang đến hy vọng. Trong khi nguyên tắc nếu bị lạm dụng sẽ giống như thứ xiềng xích trói buột con người trong cái hang (ngụ ngôn của Plato). Lịch sử đã nhắc nhở chúng ta rất nhiều lần về điều này. Hãy tua lại đoạn cuối bộ phim và suy ngẫm về nó.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Ba Biển Quảng Cáo Ngoài Trời Ở Missouri
Vẻ Đẹp Mỹ – American Beauty: vũ điệu cơn gió xoáy
Giết Con Nai Thần – The Killing of a Sacred Deer (2017): Sự giết chóc của nai thần
Loạn Giới – Dogtooth (2009): bẻ gẫy cái răng chó
Đời Sống Thượng Lưu – La grande bellezza (2013): ta thấy gì khi cúc áo cô gái mở ra?

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, và giới thiệu với bạn bè về Chí Blog.

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bình sách 451 Độ F – Ray Bradbury: phần 3, trang 100-147

T6 Th8 30 , 2019
Montag tự hỏi tại sao anh chẳng thiếu gì cả nhưng vẫn không hạnh phúc, anh thấy vợ anh đang chết, người bạn mà anh vừa quen thì đã chết (Clarisse), và người có thể trở thành bạn anh vừa chết chưa đầy 24h (bà già với những quyển sách […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese