Review phân tích phim Stalker: không còn ai để dẫn đường

Stalker (Kẻ Rình Mò – 1979) là phim giả tưởng – nghệ thuật của đạo diễn Andrei Tarkovsky, phim nói lên nỗi đau vô tận của những trí thức chân chính khi họ phải sống trong một thế giới đang dần trở nên lạnh lùng và vô cảm. Nếu Mirror là phim hay nhất và đẹp nhất của Andrei Tarkovsky, thì Stalker là phim đậm tính nghệ thuật – triết lý – cảm xúc nhất. Các yếu tố nghệ thuật và hàm ý đều được dồn nén trong mỗi cảnh quay. Stalker có thời lượng 161′ , phim trừ tượng và khó hiểu, nhưng bạn đã có Chí Blog, nhớ ủng hộ “thực tế” để tôi có thể tiếp tục viết thêm nhiều bài giá trị, đặt biệt với những ai đang theo đuổi nghệ thuật điện ảnh. IMDb 8.2

Phim kể về một Stalker (người dẫn đường ở những nơi nguy hiểm) cùng với một Writer (nhà văn) và một Professor (giáo sư) tìm cách xâm nhập vào Zone là khu vực bị phong tỏa, họ muốn tìm hiểu sự thật về “căn phòng” có phép lạ. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp, có thể xem trên Youtube với phụ đề “dịch tự động”.

Phân tích ý nghĩa thông điệp

Chìa khóa giải mã vẫn như cũ, nghĩa là dùng 3 thành tố căn bản: khoa học (thuộc về thế giới vật chất), lý tính (triết học, thần học), cảm xúc (tình yêu); kế tiếp là 2 yếu tố thuộc về bản chất con người: cá nhân và tập thể; tiếp nữa là nước Nga và tôn giáo; tiếp nữa là giới tính nam – nữ.

Cảnh đầu tiên mà chúng ta thấy là một quán rượu – biểu tượng cho bản chất xã hội hiện tại, là nơi khiến con người trở nên mê muội tâm trí. Quán rượu rất tồi tàng, u tối, chỉ có 2 màu trắng đen tồn tại; có 3 nguồn sáng gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng từ 2 đèn neon mà trong đó có 1 bóng neon đang bị hư. Điều đó cũng tương ứng với 3 người đàn ông trong quán ở một cảnh sau đó, có thể hiểu nguồn sáng tự nhiên là Stalker, neon sáng là Professor, neon hư là Writer vì tâm trí anh ta mê muội; tuy nhiên vẫn còn cách hiểu thứ 2 phù hợp với vị trí ngồi của từng người, ánh sáng tự nhiên là Professor, neon hư là Stalker, neon sáng là Writer, vì một người như Stalker không phải là nguồn sáng cho quán rượu.

Cảnh tiếp theo là ở căn phòng của Stalker, bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng bức tường là một bức tranh nghệ thuật?! hàm ý bức tranh là người cha (Stalker) đang cố gắng bảo vệ người vợ và đứa con gái khỏi xã hội bên ngoài, nếu đặt góc nhìn từ bức tường hướng ra cửa, nó sẽ phân thành 2 mảng bởi cửa sổ, bên phải là không gian rộng lớn với 3 khuôn mặt, bên trái là không gian hẹp với nhiều khuôn mặt quái dị; góc giường vị trí Stalker nằm tạo thành một hình ảnh như khuôn mặt vị nữ tu già (cười), khi có quá nhiều sự ngẫu nhiên thì không phải là ngẫu nhiên, nó là sự sắp đặt.

Khi tàu hỏa chạy qua, ly nước trên cái ghế di chuyển vào giữa, những đồ vật đó luôn có thể phân thành những nhóm gồm 3 thứ khác nhau, màu sắc (trắng): 2 viên thuốc – bông gòn – khăn giấy, hoặc vật liệu (thủy tinh): ly nước – ống thuốc – ống tiêm; hoặc công dụng hỗ trợ: ống thuốc – ống tiêm – bông gòn. Đó là bản chất của thế giới được thu nhỏ trong phạm vi bề mặt cái ghế, và khi thế giới rung chuyển thì chúng ta thấy được sự hội tụ của 3 thành tố căn bản.

Điều gì thể hiện qua hành động rất cẩn thận của Stalker khi rời giường? Hoặc đứa bé vẫn ngủ khi đoàn tàu chạy qua nhưng thức giấc khi cha và mẹ cãi nhau? Andrei Tarkovsky cho chúng ta hiểu bản chất của hành động – âm thanh – sự rung chuyển, một bên là vô nghĩa và không có mục đích, còn bên khác là có ý nghĩa và có mục đích; hành động của người cha là sự thể hiện của yêu thương, âm thanh cãi nhau của cha mẹ thì có tác động đến cảm xúc đứa con; những điều đó phân biệt một con người đang sống thì khác với những đồ vật không mang sự sống hoặc không có khả năng cảm nhận. Điều đó cũng tương ứng với hình ảnh nỗi đau của người mẹ đang vật vã trên sàn thì khác với sự rung động và âm thanh hỗn tạp do đoàn tàu chạy qua.

Trong quán rượu, Writer nói “khi tôi tìm kiếm sự thật, nhiều điều xẩy ra với nó. Thay vì khám phá sự thật, tôi đã đào được một đống, thứ lỗi … tốt hơn là tôi không nên đặt tên cho nó”, Professer là một nhà vật lý nên thứ ông ta đào bới được có thể là vật chất, còn Writer là nhà văn, thứ ông ấy đào bới là tư tưởng của con người, và chúng ta hiểu sẽ tìm thấy một đống “gì đó” khi đi sâu vào bản chất con người rồi đấy! Mà những độc giả ngày nay thường không thích đọc về cái đống “gì đó” đang tồn tại bên trong họ, điều đó khiến Writer cảm thấy bế tắt, anh ấy không biết nên viết gì nên muốn vào Zone dù không tin vào phép lạ. Đoạn khác Writer nói “làm sao tôi biết rằng thực ra tôi không muốn những gì tôi muốn?” – anh ấy đang lạc lối, không biết bản thân mong muốn điều gì.

Cảnh có cô gái rất đặt biệt, Writer nói với cô gái rằng thế giới hiện tại không có niềm tin vào phép lạ và không có gì thật sự thú vị, tất cả chỉ là những định luật và điều đó thật nhàm chán, rằng “Sống ở thời trung cổ thật thú vị, mọi ngôi nhà đều có tinh thần nhà của nó, và mọi nhà thờ đều có Chúa của nó, … “. Góc nhìn khung cảnh bị phân đôi bởi cây cột điện, bên trái là đầu chiếc xe – tập thể suy nghĩ như máy móc, bên phải thì cô gái ngồi trong xe có cái nón đặt trên mui xe (cười), còn Writer đứng ngay vị trí 2 bánh sau của xe; hàm ý của đoạn này là, quan niệm của xã hội (chiếc xe) và những điều Writer đang nói đang khiến cho phụ nữ bị “đàn ông” hóa, hoặc phần nữ tính ngày càng mất đi. Nếu các bạn xem những phim sau này thì sẽ thấy điều đó được thể hiện rất nhiều, Andrei Tarkovsky như một tiên tri, vì những gì ông dự đoán đều thành sự thật.

Cảnh 3 người trên xe tìm cách vượt hàng rào phong tỏa cho chúng ta thấy xã hội con người giống như một nhà tù khép kín, chiếc tàu hỏa có thể ra ngoài nhưng nó không phải chở người mà là dụng cụ máy móc, loại xe thứ 2 đại diện cho cộng đồng là xe của cảnh sát, xe cá nhân phải trốn tránh xe của cảnh sát và theo sau tàu hỏa mới đào thoát được ra ngoài; 3 loại xe cũng thể hiện 3 thành tố cơ bản gồm sự vận hành của thế giới (về kinh tế), ý thức hệ (tập thể), cá nhân.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Trên con đường đến Zone, ở những đoạn có nhà cửa và các vật liệu xây dựng của con người, chúng ta chỉ thấy rõ các nhân vật, còn khung cảnh thì bị nhòe, điều đó thể hiện rằng con người đang thu mình lại, sự sống chỉ có ở nơi họ, những thứ bên ngoài thì mơ hồ như đang chìm trong sương mù; nhưng khi đến đoạn có rừng cây thì tầm nhìn dần dần trở nên trong suốt và rộng hơn, khi hoàn toàn thoát khỏi thành phố và đến Zone thì hiện lên màu xanh tươi tốt của thực vật, chúng ta cảm nhận được không gian tự do. Nếu chú ý lắng nghe, âm thanh của chiếc xe khi còn trong thành phố là những tiếng rì rầm và tạp nham, nhưng càng xa thành phố thì âm thanh biến đổi, nó giống như tiếng nhạc; sau đó Stalker cho chiếc xe tự động chạy về để những ai cần nó có thể đến được Zone.

Sự thật thì hành trình của 3 người trong phim là đi ngược về cội nguồn của lịch sử loài người nhưng mang màu sắc tôn giáo, mỗi đoạn đường họ đi trong Zone là một giai đoạn của lịch sử. Zone bất ngờ xuất hiện 20 năm trước – 20 thế kỷ. Trên từng đoạn đường, dù là ngược về quá khứ nhưng bạn hãy chú ý đến vị trí trước sau của từng nhân vật. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta cần làm rõ nhân vật Stalker tên “Nhím” là “ai”? Đó là một dân tộc, quốc gia của dân tộc này sụp đổ ở thời trung cổ (cối xay thịt), sau đó họ tha hương, họ trở nên giàu có, họ đã hỗ trợ cho một đế chế thống nhất để rồi sau đó đế chế này quay sang đuổi giết họ, chuyện này chẳng khác chi tự buộc thòng lọng để thắt cổ.

Trở lại chuyến hành trình, không khó để nhận ra đoạn đầu tiên có những chiếc xe tăng cũ nát là biểu tượng cho 2 cuộc thế chiến, lúc này “khoa học” đi trước, “triết học” theo sau, cuối cùng là “tôn giáo”.

Thời kỳ “khai sáng”: triết học và tôn giáo đánh nhau – Stalker ném thanh sắt về phía Writer.

Thời kỳ “phục hưng”: 3 nhân vật tụ lại một chỗ, nhưng Writer đã tiến về phía “căn phòng” rồi quay trở về, khi đó anh ấy bị Professor cười nhạo là “Mr Shakespeare” – nhà văn đại diện cho thời kỳ phục hưng.

Giai đoạn chuyển tiếp từ thời trung cổ sang thời phục hưng: khi Stalker và Writer đi cùng nhau và trở lại chỗ cũ với Professor, được đánh dấu bởi tác phẩm Thần Khúc (hỏa ngục, luyện ngục, thiên đàng) của Dante – nơi giao nhau giữa triết học và tôn giáo, các chi tiết trong phim có thể hiện điều đó.

Thời kỳ trung cổ: con đường hầm, Writer đi một quảng xa phía trước, Stalker và Professor theo sau; Writer khi này đại diện cho thần học tôn giáo, các bạn nên phân biệt sự khác nhau giữa thần học (biến thể của triết học) và bản chất thật sự của tôn giáo (Kito giáo – tình yêu thương), khi thần học đi một mình và thiếu ánh sáng của khoa học và tình yêu thì sẽ tạo ra rất nhiều điều khủng khiếp, cũng giống như khi khoa học và triết học đi chung (2 cuộc thế chiến).

Thế kỷ 1 – 6: chim ưng xuất hiện 2 lần, chim ưng là biểu tượng cho thiên thần Gabriel, lần thứ nhất là hiện ra với Mẹ Maria để truyền tin, lần thứ 2 là hiện ra với tiên tri (không tiện nêu tên vì sẽ bị các công cụ kiểm duyệt ảnh hưởng – ôi một thế giới đang bị kiểm soát gắt gao). Vũng nước có thể là Địa Trung Hải, Writer giống nước Ý, cái giếng là triết học Hy Lạp, khi Writer hội tụ với 2 người còn lại cũng là lúc đánh dấu Kito giáo được truyền bá đến La Mã.

Bạn thấy gì ở bức ảnh phía trên? Khung cảnh được phân làm 2 bởi sợi dây điện có hình giống như thập tự hoặc một người đang dang tay, nhìn từ phía bức tường ra, tay phải của “người” như đang nắm một sợi dây nối liền trời và đất, có lối đi xuống tầng hầm và một lối khác (nơi có 2 xác người – tôi nhớ đến chuyện Adam và Eva) ra bên ngoài khu vườn, nổi trên mặt nước là những bóng đèn đã hỏng; phía tay trái có rất nhiều vạch, một căn phòng kín và một “căn phòng” là nơi con người có thể đạt được điều họ mong ước, mặt nước tràn vết dầu bẩn. Hàm ý là “người” đang dang tay muốn kéo rất nhiều người ở phía bên trái được lên thiên đường nhưng họ quá đông và bị “gắn chặt” vào tường.

Điều gì sẽ xẩy ra khi nguồn điện quá mạnh? Bóng đèn sẽ lóe sáng rồi đứt bóng, xem ra thì Andrei Tarkovsky cũng thật là vui tính, “nguồn điện” ở nhà Stalker và ở trung tâm của Zone quá mạnh nên bóng đèn đều hỏng cả; còn “nguồn điện” ở quán rượu quá yếu nên một neon thì mờ, còn một neon khác thì sáng không nổi. Nếu các bạn nhìn vào lịch sử loài người, những con người mang đến ánh sáng cho nhân loại thì ít ai được sống lâu, phần lớn họ đều hy sinh sự sống vì người khác.

Những điều diễn ra ở trung tâm Zone có ý nghĩa gì? Khoa học và triết học ngày nay không tin vào tôn giáo, hoặc nếu có tin thì họ đánh giá tôn giáo theo kiểu máy móc và vô cảm, tất nhiên là từ “tôn giáo” tôi đang nói là bản chất tốt đẹp của tôn giáo, không phải tôn giáo đã bị thế tục hóa. Professor cho rằng cách tốt nhất cho loài người là triệt tiêu hoàn toàn tôn giáo để tránh thứ “phép lạ” mà tôn giáo mang đến bị rơi vào tay kẻ xấu, quan điểm này đại diện cho xu hướng bi quan của loài người. Đó cũng là nỗi đau đối với một Stalker, hoặc chính xác hơn, đó là nỗi đau của một trí thức muốn mang lại “ánh sáng” như là Andrei Tarkovsky; sẽ thế nào nếu không ai cho ông ấy sản xuất những phim có giá trị? Và sẽ thế nào nếu phim ông ấy được sản xuất nhưng không ai thật sự muốn xem? Sẽ đau đớn vô cùng khi con người chỉ thích “ngấu nghiếng” những thứ vô giá trị.

Cảnh nhìn ra từ “căn phòng”, trong sự tĩnh lặng, chúng ta nhìn thấy những gì chìm sâu dưới mặt nước – tâm hồn chúng ta; trong sự xao động, chúng ta nhìn thấy ánh sáng phản chiếu từ bầu trời – những điều tạo nên sự sống và hạnh phúc thật; vấn đề là liệu chúng ta có đang cố gắng “quan sát” mọi thứ, hay chúng ta đang ngủ mê hoặc bị biến thành một phần trong sự xao động đó. Con chó trong phim vẫn ngồi canh bên xác chủ, nhưng khi gặp Stalker nó liền đi theo anh ấy, nói biết điều gì mang đến sự tốt đẹp cho chính nó, còn con người … không tiện suy diễn tiếp. Trong quán rượu, người phụ nữ hỏi Writer có nuôi chó hay không, anh ấy nói là 5 con, điều này cũng mang hàm ý (không tiện giải thích).

Cảnh quay đứa bé gái, chúng ta cảm giác như đứa bé tự bước đi nhưng thật ra là được người cha cõng trên vai – đứa bé là biểu tượng cho nước Nga trong hiện tại, và Andrei Tarkovsky mong ước bản thân trở thành đôi chân có thể mang đứa bé đến nơi tốt đẹp hơn. Khi người vợ thấy Stalker đau đớn vì mất đi hạnh phúc trở thành “người dẫn đường” cho những ai đang tuyệt vọng muốn tìm đến Zone, cô ấy an ủi bằng cách là sẽ để người chồng mang đến Zone thì anh ấy nói rằng “nếu nó (căn phòng) không hiệu nghiệm (phép lạ) thì sao?”, thật ra thì nếu cô ấy đến đó, nó sẽ không hiệu nghiệm, vì ngay trong hiện tại thì cô ấy đã đạt được điều mà cô ấy mong ước, đó là được sống bên người chồng dù rằng cuộc sống có không ít sự khổ đau.

“Căn phòng” có phép lạ không chỉ tồn tại trong Zone, nó tồn tại ở mọi nơi mà tình yêu tồn tại – các bạn nhớ vụ đèn bị đứt bóng hen. Stalker không có được địa vị như Writer hoặc Professor, nhưng phải chăng niềm tin của anh ấy đến từ sự mù quáng? Hãy nhìn kỹ đoạn anh ấy nằm dưới sàn bên cạnh con chó, dọc theo vách tường có biết bao nhiêu là sách, điều chúng ta không thấy được ở đầu phim; đôi khi kiến thức của một người không thể hiện trong học vị hay học hàm, mà thể hiện qua những việc mà người đó làm và cách mà người đó sống.

Ý nghĩa cảnh cuối phim, thế giới có tồn tại phép lạ hay không? Có! Nhưng ít người có thể nhìn thấy, những đồ vật trên bàn di chuyển là có chủ đích, nó khác với sự chuyển động hỗn loạn được tạo ra bởi sự rung động vô nghĩa của tàu hỏa; đoạn đó còn mang hàm ý khác, 2 thứ đồ vật còn lại trên bàn là ly rượu (thứ triết học mê muội) và cái chai chứa vỏ quả trứng (khoa học – vật chất không mang sự sống), nó tương ứng với sự hỗn loạn của đoàn tàu hỏa đang hòa vào bài hát để tạo nên thứ âm thanh tạp nham – đó là sự châm biếm của bộ phim dành cho thời đại.

Tóm lại thì Stalker cho chúng ta nhìn lại tàn tích của những thời đại đã qua, lẽ ra loài người có thể đi theo một đường thẳng, nhưng tâm trí con người quá quanh co, khi có được phép màu, họ không biết cách sữ dụng nó sao cho hợp lẽ hay chính đáng, khoa học là phép màu, lý tính là phép màu, tình yêu cũng là phép màu. Như cách mà phim đã thể hiện, Writer biết anh ấy đến Zone là một nơi nguy hiểm, thế nhưng anh ấy lại mang theo chai rượu và khẩu súng, rượu là để đầu độc bản thân, súng thì để bắn ai ngoài bản thân anh ấy hoặc đồng bạn?! Còn Professor không xem phép màu do “căn phòng” tạo ra sẽ mang đến điều tốt đẹp, anh ấy chỉ muốn phá hủy chứ không phải xây dựng. Nếu những phép màu đều bị phá hủy khi xét trên những quan điểm tiêu cực, thì khi con người rơi vào tình thế tuyệt vọng thì họ sẽ bám víu vào đâu? Trong khi sự tuyệt vọng đó là tự bản thân con người tạo nên và gây ra đau khổ cho nhau.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

…………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Thời Thơ Ấu Của Ivan – Ivanovo detstvo (1962): đừng sang bờ sự chết – Nghệ Thuật – Sư Tử Vàng

Cuộc Đời Của Andrey Rublyov – Andrei Rublev (1966): một trong những phim hay nhất mọi thời đại – Nghệ Thuật

Solaris (1972): đại dương tinh thần của thế giới – Nghệ Thuật

Hồi Ức – Zerkalo – Mirror (1975): lạc mất lối về – Nghệ Thuật

Thương Nhớ Cố Hương – Nostalghia (1983): khi sự sống phân đôi – Nghệ Thuật

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Sound of Metal: tiếng rú của cuồng nộ ... tắt lịm

T5 Th1 14 , 2021
Sound of Metal (tiếng gọi của metal – 2020) là phim tâm lý ẩn chứa nhiều ý nghĩa về cuộc sống và sự lầm lạc, kể về một thanh niên chơi trống bỗng nhiên bị mất thính giác, sau đó anh ấy phải dừng lại mọi thứ đang làm để […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese