The Red Turtle (Lạc Bước Đảo Hoang – 2016) là phim hoạt hình nghệ thuật đạt được nhiều đề cử cũng như giải thưởng ở các LHP quốc tế, phim đơn giản nhưng đầy những hình ảnh mang tính trừu tượng, chúng có ý nghĩa gì? Có lẽ điều này với nhiều người là không quan trọng lắm khi một bộ phim như mọi bộ phim, nhưng nó sẽ khác với những ai xem mỗi bộ phim là một sự khám phá thú vị về ý nghĩa của cuộc sống. Phim hay đáng xem, IMDb 7.5
Phim kể về một người đàn ông bị cơn sóng lớn đánh dạt vào hoang đảo, anh ấy tìm mọi cách để trở về thế giới loài người nhưng lại gặp được nàng tiên Rùa. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.
Phân tích ý nghĩa thông điệp truyền tải
Phim được bắt đầu bằng cảnh một người đàn ông đang vùng vẫy trong những cơ sóng dữ, có một chiếc xuồng đang bị lật úp, anh ta bám vào nó và trôi dạt lên đảo hoang không người – sự ngắt kết nối với phần còn lại của thế giới. Sau đó có một con cua bò ra khỏi hang được xây trong cát, nó thấy ống quần của người đàn ông nên tưởng là cái hang nên bò vào, nếu đó quả là nơi trú ẩn an toàn hơn thì có lẽ nó sẽ “dọn nhà”, tiếc là không phải; tìm được môi trường sống tốt hơn hoặc an toàn hơn là xu hướng của muôn loài. Tiếp theo chúng ta thấy trên bờ cát một hình ảnh như bộ xương người đang nằm, trên thân phủ đầy rong rêu – đó là một vòng lặp, từng có người lạc đến nơi này và đã chết ở đây.
Người đàn ông chạy quanh hòn đảo để khám phá, có vài con thú, vài cây ăn quả, một cái hồ nước ngọt ở khoản không trống trải giữa rừng tre. Người đàn ông nhảy qua một bờ vực, sau đó lại rơi vào một cái vực khác – trong cuộc sống luôn có 2 lại vực thẳm, thấy được và không thấy được, cái chết thường tồn tại ở những cái bẫy mà chúng ta không thấy được. Một con rùa con chui lên từ cát, khi bị chặn thì nó quay đầu bò lên bờ nhưng người đàn ông đã chỉnh lại phương hướng của nó – anh ấy có lòng nhân ái, và phải chăng đó là lý do “con rùa đỏ” đã chọn lựa đến với anh, cứu anh và “làm bạn” cùng anh? Trong giấc mơ, người đàn ông thấy chiếc cầu bằng tre vượt qua đại dương để trở về, nhưng đó chỉ là một giấc mơ, hiện thực thì rất tàn khốc.
Bạn có biết tại sao tôi bảo là con rùa đỏ đã cứu anh ấy? Vì nếu anh ấy vượt biển bằng chiếc bè, anh ấy chắc chắn phải chết … vì khát, con rùa đã cứu anh ấy những 3 lần nhưng anh ấy không hiểu và đã trả thù bằng cách giết nó, sau đó anh ấy lại hối hận và muốn cứu nó; con rùa đó giống ai từng tồn tại trong lịch sử loài người? Giờ thì chúng ta vào chính đề, người đàn ông đó là biểu tượng về toàn bộ loài người, về mỗi cá nhân trong xã hội; không khó để nhận ra loài người đang tự tách biệt khỏi tự nhiên, và tự tách biệt lẫn nhau trong vai trò cá nhân. Cái khoản cách cho sự tách biệt đó rộng lớn như đại dương bao la, mà nếu muốn tìm về, muốn kết nối trở lại thì một chiếc bè là không đủ; chiếc bè đó tượng trưng cho điều gì? Là những sản phẩm do con người tạo ra, nó có thể là bè, là chiếc xe, là cây cầu, là chiếc điện thoại, nhưng những thứ ấy có thật sự kết nối con người với nhau nếu trong tim họ thiếu đi tình yêu? Chúng ta đều biết là không thể.
Khi không có tình yêu, con người cảm thấy cô độc, sau khi cố gắn kết nối nhưng bất lực thì con người rất dễ dàng buông xuôi, lúc này thì điều gì sẽ kéo họ trở lại sự sống? Đó là những gì thuộc về tinh túy của cuộc sống, về tinh thần thì nó thể hiện bởi những người đang chơi nhạc cổ điển, về vật chất thì nó thể hiện bằng hồ nước ngọt – nguồn gốc của mọi sự sống trên đất liền.
Con rùa đỏ là biểu tượng cho thiên nhiên, nhưng tại sao là con rùa, và nếu là thiên nhiên thì liên quan gì đến tình yêu? Từ lúc người đàn ông lên hòn đảo, chúng ta chứng kiến rất nhiều cái chết của các sinh vật. Sự thật là trong những cái chết đó cho chúng ta thấy 2 thứ, thứ mà con người dễ thấy nhất đó chính là sự chết, nhưng hãy nghĩ xem, những sinh vật đã chết đó mang đến sự sống cho giống loài khác, con cá chết trở thành thức ăn cho con cua, phần da con sư tử biển thì “được trao” cho người đàn ông làm y phục, đó là sự dâng hiến. Sự chết hoặc sự đấu tranh sinh tồn giống như cái mai rùa cứng cỏi màu đỏ, nó chỉ là thứ bên ngoài, còn bên trong cái vỏ mang tính vật chất ấy lại chứa một cơ thể sống, chứa sự sống, chứa tình yêu thông qua sự ban tặng sự sống cho nhau bởi “cái chết”. Đó là lý do tại sao sau khi cái mai rùa nứt toạt thì phần thân thể bên trong hóa thành một cô gái, đó là sự cụ thể hóa cái hàm ý mà tôi vừa nói.
Sỡ dĩ con người cảm thấy sự cô độc là bởi vì bản thân họ không có được tình yêu, và như chúng ta đã thấy trong phim, sau khi người đàn ông có được tình yêu, anh ta không cần làm thêm chiếc bè nào nữa để tìm đường trở về, vì anh ấy đã tìm thấy hạnh phúc rồi. Chiếc bè không thể giúp con người tìm thấy tình yêu, chỉ có tình yêu mới tìm thấy tình yêu, trong trái tim người đàn ông đó có tình yêu dù đôi lúc anh ấy nóng giận vì không hiểu hành động của “con rùa đỏ” – cô gái – mẹ thiên nhiên; nhưng sau khi có được tình yêu, công cụ lại giúp ích cho việc bảo vệ tình yêu – chiếc lều mà người đàn ông đã làm, hoặc chiếc áo mà anh ấy trao cho cô gái – sự hy sinh và chia sẻ. Sau khi tìm thấy tình yêu, chiếc mai rùa – biểu tượng của sự chết – sự giết chóc – sự đấu tranh sinh tồn nên được trả về cho biển cả vì chúng ta không cần nó nữa.
Một biểu tượng khác cũng thể hiện điều đó, là những con sò, tách cái vỏ cứng nó ra, phần thịt bên trong sẽ nuôi sống chúng ta, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (tình yêu). Người đàn ông và người phụ nữ cũng là biểu tượng cho lý trí và cảm xúc, đó là 2 phần khác biệt nhau, chúng ta cứ tưởng như 2 đường song song và tách biệt, nhưng không phải, đó là 2 mặt của một bản thể bị tách rời nhau; khi 2 mặt đó hòa làm một … thì đứa trẻ được sinh ra đời (cười), đó là sự sinh tồn, đó cũng là thiên nhiên, và giống như 2 phần của con rùa đỏ.
Giờ chúng ta hãy làm quen với đứa trẻ, nó bắt con cua bỏ vào miệng, ăn không được nên phun ra và bò đi, nếu là người lớn chắc sẽ mang về tích trữ hoặc làm mắm để ăn lâu dài, con cua sau khi bị phun ra nó rất tức giận và vì tức giận nên nó không chú ý xung quanh nên trở thành miếng mồi trong miệng con hải âu.
Bạn có hiểu ý nghĩa của cảnh cha mẹ đứa trẻ vẽ tranh trên cát? Người cha dạy đứa bé kiến thức về thế giới và sự tách biệt, người mẹ thì dạy nó cách vượt qua sự tách biệt đó, bằng cách trở thành con rùa đỏ. Bạn có biết tại sao con rùa phá chiếc bè không? Vì muốn vượt qua đại dương thì không phải bằng cách trốn tránh nó hoặc ở trên nó hay ở ngoài nó, mà phải hiểu nó và bơi trong nó, hóa thân thành một sinh vật sống trong nó, học được cách sinh tồn trong nó – loại bài học tôi vừa phân tích ở trên chứ không phải thứ mà loài người đang tôn vinh là “mạnh được yếu thua”, cái thứ này thiếu mất một nửa là tình yêu. Đứa bé đang được sống trong sự thương yêu của cha mẹ, như thế chưa đủ, nên khi nó rơi vào cái hố thì người mẹ dạy cho nó cách tự thoát khỏi cái hố đó.
Nếu bạn đã đọc đến đây thì ta sẽ nói sang chuyện rừng tre, tại sao trên đảo này mọc đầy những cây tre mà không phải loài khác, ngụ ý của phim là gì? Đó là vì những cây tre là biểu tượng cho khả năng sinh tồn tự thân, nó là thực vật sống trên cạn, vậy điều gì sẽ xẩy ra nếu nó rơi xuống nước? Nó luôn nổi, vì thân nó rỗng dùng để chứa không khí hoặc trữ nước nếu cần, thân nó màu xanh có thể “thở” khi không còn lá. Bạn có nhớ cái hồ nước ngọt? Tại sao quanh hồ là một khoản trống và không có cây tre nào? Cái hồ ấy là sự tích trữ nước của rừng tre dành cho những tháng khô hạn khi trời không mưa, đó là cách thiên nhiên sinh tồn, loài người chúng ta phá rừng là tự giết bản thân mình, rừng tre không giành nhau nguồn nước, không phun phí nước, nhiều sinh vật khác sống được cũng nhờ hồ nước, con người thì ngược lại.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Những cây tre không sống dưới nước nhưng nó học được cách sinh tồn lâu khi lỡ rơi vào nước, nó khác với chiếc bè gỗ do con người làm ra, khác với cái thùng gỗ; khi cây tre gãy đổ thì nó vẫn nổi trên nước để chờ khi trôi dạt đến vùng đất nào đó, chiếc bè do con người tạo ra mà vỡ thì con người chết chắc. Đó là sự khác biệt giữa sự sinh tồn tự thân và sinh tồn bằng cách dựa vào thứ bên ngoài.
Hòn đảo và những sinh vật mà chúng ta thấy cũng thể hiện quá trình phát triển của sự sống và sự liên hệ giữa chúng với nhau. Thực vật gồm mấy câu rong biển (bám trên cái xác giống con người ở bờ biển), cây tre, cây ăn quả; động vật bò sát gồm rùa và chim; động vật có vú gồm sư tử biển và dơi; động vật giáp xác gồm cua, kiến, cuốn chiếu; động vật nước ngọt gồm cá trong hồ và mấy con ếch. Sự sống lan tỏa và “bay lên cao”, ban đầu chậm chạp nhưng sau đó thì nhanh dần và rộng dần khi loài có cánh xuất hiện. Trong khi con người thì sao? Từ khi con người biết bay … bằng máy bay thì sự chết lan tỏa nhanh khủng khiếp.
Cơn sóng thần và cảnh đốt những cây tre mang hàm ý gì? Hẳn là phim không cố ý tạo ra mấy chi tiết này cho vui. Chi tiết này có 2 dụng ý, thứ nhất là “tre tàn măng mọc” – đã đến lúc thế hệ sau tự tìm lấy hạnh phúc cho bản thân, hoặc đứa con sẽ tự rời khỏi cha mẹ, hoặc cha mẹ sẽ rời bỏ con cái; thứ 2 là xây dựng thì lâu nhưng tàn phá thì nhanh, cơn sóng thần cũng là một cơn sóng nhưng sức tàn phá của nó quá lớn, hãy nhìn thế giới bằng con mắt của thượng đế, vũ trụ được tạo ra được vài tỉ năm, sinh vật trên trái đất tồn tại có lẽ vài trăm triệu năm, loài người có trí khôn có lẽ được vài chục ngàn năm, nhưng sau khi khoa học kỹ thuật phát triển thì chỉ trong vòng 100 năm của thế kỷ 20, con người tàn phá thiên nhiên vô cùng khủng khiếp, điều đó có giống với ngọn sóng thần hoặc ngọn lửa? Cái tích tắc của ngọn sóng thần chẳng khác chi cái tích tắc của 100 năm khi so với vài trăm triệu năm trên trái đất.
Nếu nhân loại chúng ta hiểu được những điều mà tôi đã nêu trong bài, học được những điều cần thiết để sinh tồn như bản chất của thiên nhiên – 2 mặt trong và ngoài – nhận lấy và ban tặng, thì điều đó sẽ giống như cảnh người con bơi lên đầu ngọn sóng thần ngưng đọng để nhìn xuống từ trên cao, vì người con là sự kết hợp của người cha và người mẹ chứ không phải chỉ có một nửa bản thể như người cha. Khi người con bơi vào lòng đại dương, điều đó không chỉ mang ý nghĩa về sự kết nối, mà có thể mở rộng thành tìm lại hoặc xây dựng lại thế giới nói chung. Và thứ duy nhất mà người con mang theo là chai thủy tinh đựng nước ngọt.
Tại sao là chai thủy tinh? Chai thủy tinh là công cụ, là sản phẩm công nghệ, nó tượng trưng cho khoa học kỹ thuật; thật ra thì bản thân ban đầu của nó là dùng để chứa rượu, sau khi uống hết rượu thì người ta vứt nó đi như rác, nhưng cái thứ mà con người xem là “rác” này lại có được một tính năng rất ưu việt, đó là nó có thể trữ nước mà không làm cho nước bị biến chất, và nước là nguồn cội của sự sống, tất nhiên là tôi đang nói theo nghĩa ẩn dụ.
Kết phim, 2 vợ chồng ở lại trên đảo cho đến già và chết đi và cô gái biến thành rùa đỏ bơi trở về biển, thật ra thì nên nói là họ chứ không riêng cô gái, vật chất biến đổi chứ không mất đi, còn tình yêu – nó luôn tồn tại trong thế giới này, như vậy là trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa, còn nếu bạn muốn tôi suy diễn tiếp về số phận của người con thì … tôi khá e ngại cho tương lai của cậu ta, tôi không cho rằng cậu ấy sẽ chết trên biển, mà tôi sợ cậu ấy sẽ bị đóng đinh trên thập giá khi đi vào thế giới loài người, vì phần đông loài người chỉ thấy được cái vỏ bên ngoài của Con Rùa Đỏ chứ không thấy được tình yêu và sự sống bên trong.
Con rùa có vài điểm mà phim có thể sữ dụng như một hàm ý để nhắc nhở loài người nên học theo, đó là tuổi thọ và sống chậm. Con người nên học cách sống chậm lại, đặt biệt là “ăn” chậm và ít thôi (cười), tuổi thọ con người có thể không bằng con rùa nhưng con người có trí tuệ và nhận thức, nếu sữ dụng trí tuệ đúng chỗ thì nó tương đồng với việc sống qua mấy ngàn năm lịch sử. Và điểm cuối cùng, con người đã trở thành sinh vật độc tôn trên trái đất, chỉ có con người tự giết nhau chứ chẳng có loài thú nào giết được họ, nếu muốn “tìm” lại thế giới đã mất thì nên sống như một con rùa.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
…………………….
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Mặt Trăng – Moon (2009): tất cả chỉ là ảo ảnh
Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006): chúng ta là những Harold 1k
Người 200 Tuổi – Bicentennial Man (1999): giá trị của một con người 1k
Cuộc Đổ Bộ Bí Ẩn – Arrival (2016): món quà quý nhất – trí tuệ 1k
Thảm Họa Diệt Vong – Cloverfield (2008): cuộc sống thật đẹp khi camera không rung 1k
Hằng Số Pi – Pi (1998): Bí mật của Thượng Đế
Suối Nguồn – The Fountain (2006): suối nguồn sự sống – Nghệ Thuật 1k