100 vấn đề cơ bản – bài 3: phân tích quá trình tha hóa

Bài này khá đơn giản, tôi sẽ phân tích quá trình tha hóa – sự đi xuống trong nhận thức của con người, nếu chúng ta không có một cái nhìn rõ ràng về quá trình này, cuộc sống sẽ khiến nhận thức của chúng ta dần dần đi xuống từng bậc một, trong khi kinh nghiệm và kiến thức thì càng nhiều hơn – nó khiến chúng ta có ảo giác rằng bản thân đang đi lên.

Tôi sẽ sáng tác một câu chuyện ngụ ngôn: có 2 cây non, cây A thì trồng trong đất, cây B thì trồng trong chậu. Sau 1 năm, cây A cao 2m, cây B cao 1m nhưng được đặt trên 1 cái trụ cao 1m; sau 5 năm, cây A cao 10m, cây B cao 2m đặt trên trụ cao 8m. Khi này cây B nhìn cây A và bảo “này cậu, mặc dù tôi được trồng trong chậu, nhưng cậu thấy đấy, tôi vẫn luôn cao bằng cậu”, cây A không nói gì. 5 năm vừa qua mưa thuận gió hòa, nhưng năm thứ 6 thì xẩy ra hạn hán, cây A vẫn tươi tốt còn cây B thì bắt đầu thiếu nước và trở nên còm cỏi. Lúc này cây B hỏi cây A “tại sao trời hạn hán mà cậu vẫn tươi tốt?”, cây A trả lời “bởi vì tôi có một bộ rễ tốt, cắm sâu vào lòng đất, rễ tôi lớn nên trữ được nhiều nước từ những năm trước”, cây B im lặng. Năm thứ 7 nhiều mưa bão, cây A vẫn đứng thẳng trong gió lốc, còn cây B thì nghiêng ngã như sắp gãy, cây B hỏi “sao cậu vẫn có thể đứng thẳng?”, cây A trả lời “vì thân tôi cứng cáp và to lớn, còn cậu mặc dù cao bằng tôi nhưng cơ thể yếu đuối mỏng manh”.

Khi bàn luận về sự nhận thức, chúng ta biết đến mô hình tháp, nghĩa là người có nhận thức càng cao thì càng ít. Giả sử cái tháp ban đầu thon nhọn từ dưới lên cao, góc trên đỉnh là 20 độ. Tương ứng với nhận thức cao là những tác phẩm văn học kinh điển, những bộ phim bất hủ, những bài viết giúp nâng cao trí tuệ; tất cả những thứ này đều khó xem và khó hiểu, vì đòi hỏi con người phải suy nghĩ nhiều. Để đáp ứng nhóm người ở tầng nhận thức thấp hơn, một số người sẽ sao chép những ý tưởng giá trị từ đó, rồi kết hợp với những sáng tạo của riêng họ, rồi thêm vài điều tầm thường mà con người yêu thích để tạo thành những tác phẩm phù hợp, nó sẽ dễ đọc hơn, ít suy nghĩ hơn, thỏa mãng sở thích hơn. Những tác phẩm này càng xuống thấp thì càng ít giá trị và càng nhiều những thứ nhảm nhí thỏa mãn ham muốn của con người.

Mỗi tác phẩm có giá trị cao tương ứng với nguồn lực mà con người phải bỏ ra để tạo nên chúng. Vậy điều gì xẩy ra khi những nguồn lực này dùng để đổ vào những thứ có giá trị rác rưởi ở phía dưới? Người ta đổ vào đó vì chúng được tạo ra dễ dàng và hàng loạt, sẽ mang đến lợi nhuận nhiều hơn cho họ. Chuyện xẩy ra là, cái tháp nhận thức của con người càng ngày càng bẹt ra, từ góc nhọn 20 độ, trở thành góc 40 độ, rồi 80 độ, rồi 120 độ, đỉnh tháp từ cao rơi dần xuống thấp. Quá trình đó là quá trình tha hóa về nhận thức khi con người chạy theo những lợi ích về vật chất, con người càng giàu có thì càng trở nên u mê, càng biến chất về đạo đức.

Vậy những con người trong cái tháp đó có nhận ra rằng nhận thức của họ đang rơi xuống không? Họ không nhận ra! Vì họ nằm trong cái tháp đó – như cây trong chậu, hoặc nói chính xác hơn thì quá trình đó diễn ra với toàn xã hội. Câu chuyện về 2 cái cây ở trên, chúng ta có thể nhìn thấy được, hiểu được vì nó là thứ có thể so sánh được, còn nhận thức thì làm sao mà thấy, vì nó thuộc về tinh thần. Giống như chuyện một học sinh lớp 12 hiểu được khoản cách tri thức với học sinh lớp 3; nhưng học sinh lớp 3 không thể biết được sự cách biệt của nó với học sinh lớp 12.

Cái việc sao chép ý tưởng để tạo ra một tác phẩm thì giống như cây B vậy, nhìn bề ngoài thì nó cao bằng cây A, nhưng thực chất thì “chiều cao” đó là giả dối, nguồn sống tự thân không có bao nhiêu. Nếu người ta dùng nguồn lực để nuôi dưỡng cây A thì nó sẽ cao như thế và nguồn sống là toàn thể, còn nếu dùng nguồn lực để tạo ra cái trụ cho cây B thì nguồn sống thật sự là rất ít. Việc này giống như xây một tòa nhà bằng bê tông cốt thép và một tòa nhà bằng cát, khi gió thổi qua thì tòa nhà bằng cát sụp đổ ngay.

Cái xã hội ngày nay giống như cây B, giống như tòa nhà bằng cát, nhìn bề ngoài có vẻ vững chắc và cao lớn, nhưng kết cấu của nó không vững. Mấy thứ như thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, phân biệt chủng tộc, sự chia rẽ về chính trị và tôn giáo, chiến tranh … tồn tại là do con người tạo ra, họ dùng nguồn lực để dựng lên những thứ dối trá và giả tạo, mà càng như vậy thì họ càng trở nên ngu muội, rồi họ khiến cả một đám đông ngu muội theo, giống như cái tháp ngày càng bẹt ra.

Sự rơi xuống của nhận thức khó thấy vì nó là trạng thái tinh thần, đã vậy nó còn khó thấy hơn khi quá trình đó diễn ra một cách từ từ, giống như chuyện mấy con ếch trong nồi nước nóng dần, lũ ếch mê đi khi độ nóng tăng lên và sau đó bị luộc chín. Những thứ tạo ra sự khốn khổ cho loài người là do nhận thức giảm xuống và ngu muội tăng lên, khi con người trở nên ngu muội thì tự họ giết nhau, hoặc dắt nhau nhảy xuống vực sâu.

Bạn có biết mấy con ếch trong nồi nghĩ gì khi thấy nước nóng dần không? Nó sẽ nghĩ “ước gì nước trở nên ấm hơn nữa, vì cảm giác này rất dễ chịu!”, giống như những người thích coi những bộ phim có nhiều chặt chém, giết người và máu me, sau một thời gian bị “lờn” thì họ muốn những bộ phim càng ghê rợn hơn nữa, máu me càng nhiều càng thích; hoặc đọc những tác phẩm hoặc bài viết càng ít suy nghĩ càng tốt, càng ngắn gọn càng tốt. Thế là vì lợi nhuận, người ta sản xuất ra những sản phẩm thứ cấp ngày càng nhiều hơn, nó bao phủ cả thế giới của chúng ta, nó che lấp những tác phẩm có giá trị.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Ngày xưa chúng ta nuôi gia súc bằng cách thả rong, để chúng tự tìm thức ăn, ngày nay chúng ta nuôi theo kiểu công nghiệp, mỗi con vật chỉ cần đứng một chỗ và thức ăn tự đến miệng; mấy con vật ngày xưa có đời sống lâu dài hơn, còn mấy con vật ngày nay thì từ lúc sinh ra chỉ đứng một chỗ để ăn cho đến ngày đủ cân để vào lò mỗ, cấp tốc phi thường. Vấn đề ở đây là xã hội ngày nay đối xữ với con người cũng y như vậy, mọi thứ dâng lên tận miệng, mà toàn là mấy thứ dùng để đầu độc nhận thức, còn “sáng tạo” thì toàn là sao chép. Những sản phẩm giá trị không phải thứ dùng để sao chép, mà dùng để học hiểu, sau khi học hiểu thì tự thân có thể sáng tạo mọi thứ, và có thể tự thân giải thích mọi thứ trong mọi sự vật hiện tượng.

Các bạn thật sự không thấy chúng ta được nuôi dạy theo dạng công nghiệp sao? Thức ăn và “tri thức” đưa đến tận miệng và tận mắt, chúng ta không cần chủ động tìm kiếm vì đã có các công cụ và các dịch vụ, việc chúng ta cần làm là làm việc như một cái máy công nghiệp, sau đó dùng tiền để mua mấy thứ hàng hóa công nghiệp (tinh thần và vật chất) mà các công cụ mang đến, chúng ta giao việc suy nghĩ cho mấy cái công cụ, chúng ta sống theo cách hướng dẫn của những công cụ. Ồ lạ chưa kìa! Mấy cái công cụ đó dạy chúng ta cách sống cơ đấy! “Ừ thì công cụ không có tội, là do người dùng thôi”, nói thế là ngụy biện đấy, giống như bày bán ma túy tự do rồi đổ thừa cho người mua, bản chất con người là lười biếng và dễ sa vào u mê, nhưng người ta cứ giả vờ “ngây thơ” lờ đi chuyện đó vì nó tạo ra lợi nhuận.

Khi con người quá ham muốn theo đuổi vật chất, họ tự tha hóa chính họ, sau đó họ ngăn cản người khác mang nguồn sống đến với những ai cần nó; lẽ ra điều cần làm là ngược lại, mang nguồn sống đến cho mọi người, rồi tự họ cũng học cách tạo ra nguồn sống cho chính họ và cho người khác, khi đó thì mọi người cùng bay lên cao, đừng kéo nhau đi xuống mà nên nắm tay nhau đi lên, ban đầu sẽ khó đấy, nhưng nếu vượt qua được thì chúng ta có thể leo cao dần, và cái tháp này tạo ra sự sống và các giá trị tinh thần chứ không phải những cái tháp được tạo nên từ cát bụi.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

…………………….

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

100 vấn đề cơ bản – bài 1: con người là đất sét

100 vấn đề cơ bản – bài 2: đặt lại nền móng

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review giải thích phim The Third Day: treo cổ thần học - quỷ học lên ngôi

CN Th10 25 , 2020
The Third Day (Hòn Đảo Bí Ẩn – series 2020) gồm 6 tập, là một series phim thể loại huyền bí – kinh dị hoàn toàn có thể so sánh với series Dark vừa qua mà chúng ta biết, chỉ là Dark thiên về triết học còn bộ phim này […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese