Review phim On Body And Soul: sự đồng điệu của tâm hồn

On Body And Soul (Thể Xác Và Tâm Hồn – 2017) là một trong những phim đẹp nhất về thể loại tâm lý – tình cảm mà tôi từng xem. Không bất ngờ khi phim giành được giải Gấu Vàng và nhiều giải khác ở LHP Berlin, tôi chỉ biết điều này sau khi xem phim và có ý định viết review. Đối với thể loại phim nghệ thuật thì tôi thích các LHP ở châu Âu hơn là giải Oscar mang tính đại chúng. Phim kể về tình yêu của một cô gái trẻ với một người đàn ông lớn tuổi ở lò giết mỗ, cái “đẹp” mà tôi nói là về quá trình hình thành tình yêu đó và cách mà đạo diễn sữ dụng các biểu tượng nghệ thuật trong phim. IMDb 7.6 , xem phim để biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Nói thật, tôi rất ghét trở thành một người viết review phim “chuyên nghiệp”, vì khi trở thành chuyên nghiệp, nó khiến bạn sẽ phải chỉ ra những phương pháp nghệ thuật mà nền điện ảnh thế giới đang dùng, rồi thì người đọc chỉ lo học hỏi và sao chép những phương pháp đó theo lối thực dụng, điều này chỉ hại họ hơn là giúp ích, trong khi sẽ lợi ích rất nhiều nếu bài viết khiến người đọc có thể cảm nhận hoặc hiểu được những giá trị mang tính nhân văn. Đây cũng là lời cảnh báo với người đọc đừng sa vào hình thức sau khi đọc những bài viết của tôi, rất quan trọng đấy.

Đối với điện ảnh thế giới, ý nghĩa thông điệp là trái tim của cả bộ phim, và trái tim đó phải mang trong nó sự sống, mà sức sống thì mang tính trừu tượng, chính vì thế nên mỗi hình thức và chi tiết trong phim đều thể hiện sự trừu tượng đó, từ hoàn cảnh, cho đến con người, và cả diễn biến của câu chuyện, tất cả chúng đều hướng tới thông điệp.

Khởi đầu phim cho chúng ta thấy một khu rừng vào mùa đông, cây cối tươi tốt, có cặp hưu một già một trẻ đang tìm thức ăn, mặt đất phủ tuyết và lá khô, có dòng suối nhỏ. Lẽ ra khi nhắc đến mùa đông thì chúng ta sẽ hình dung điều gì đó vô cùng khắc nghiệt như ở nhiều phim khác, nhưng cái mà chúng ta thấy ở phim này là một vẻ đẹp khó tả, với sức sống và sự yên bình. Thường thì cảnh đầu phim sẽ là chìa khóa giải mã thông điệp và xu hướng cho cả bộ phim.

Cảnh tiếp theo là hoạt động của nhà máy giết mỗ động vật, những con bò trong chuồng, cảnh giết chóc và xẻ thịt, sự chết, nó mang tính cực phản với cảnh đầu phim. Chỉ riêng 2 cảnh liên tiếp nhau mà chúng ta đã thấy sự liên hệ nào đó với tên phim, tâm hồn và thể xác. Hai cảnh này vừa tương đồng vừa tương phản, tương đồng là cặp mùa đông – lò mỗ, và cây cối với cặp hưu – những con người đang làm việc, tương phản là sự sống – sự chết. Một cảnh nói về thiên nhiên, một cảnh nói về xã hội con người.

Không khó để nhận ra sự đặt biệt của 2 nhân vật chính trong phim, Maria là cô gái trẻ làm công việc kiểm tra chất lượng thịt, cách hành xữ của cô ấy luôn cứng nhắc và theo nguyên tắc, điều đó cũng có nguyên nhân, vì cô ấy khác với người thường, có được một trí nhớ siêu phàm, nhưng có lẽ mắc chứng tự kỷ từ bé nên không quen tiếp xúc với con người, riêng về trí tuệ và nắm bắt tâm lý con người là cực kỳ xuất sắc, nhưng việc thể hiện ra bên ngoài lại khiến cho nhiều người e ngại và tạo ra sự ngăn cách.

Còn Endre là người đàn ông lớn tuổi làm giám đốc tài chính, ông ấy luôn niềm nở với tất cả mọi người, được nhiều người quý mến và kính trọng bởi nhân cách, việc đó thể hiện qua việc lò giết mỗ thường nhờ ông ấy giải quyết những khó khăn của họ, hoặc tiếp xúc với nhân viên mới, hoặc là người nói chuyện với Maria khi cô ấy đánh giá chất lượng thịt là “B” chứ không phải “A”, hoặc nhiều sự thú nhận khác của những thành viên ta thấy trong phim.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Hưu ăn thực vật, nhưng nó cần có cặp sừng sắc bén để tự vệ

Tính “xác thịt” mà chúng ta thấy trong phim là gì? Là cảnh giết mỗ, là thái độ của nhiều người đối với cô gái, là anh chàng nhân viên mới được ví như “gà trống” đang tung hoành trong một đám “gà mái”, là chuyện thuốc kích dục dành cho bò bị đánh cắp, là những câu hỏi của bác sĩ tâm lý liên quan đến các vấn đề sinh lý và tình dục, là chuyện người bạn của Endre biết vợ ông ta ngủ với “một nửa số đàn ông” ở lò mỗ, hoặc những thứ trừu tượng hơn như việc chỉ bằng những câu hỏi mà vị bác sĩ tâm lý có thể chỉ ra chính xác kẻ đã trộm thuốc kích dục – điều này cho chúng ta hiểu rằng phần “xác thịt” trong đám đông con người là quá nhiều, và trong cái đám đông đó có cả vị nữ bác sĩ đó.

Tính “tâm hồn” mà chúng ta thấy trong phim là gì? Điều này khó diễn giải hơn, vì sự sống và tinh thần thì trừu tượng. Đó là thái độ của Endre khi muốn làm quen với Maria khi thấy cô ấy tách biệt với người khác, và việc cô ấy dù từ chối nó nhưng lại thấu hiểu tấm lòng của Endre; hoặc việc 2 nhân vật cùng nhìn thấy một giấc mơ như nhau – điều mà con người mang tính “xác thịt” như nữ bác sĩ sẽ không bao giờ tin nỗi; hoặc việc Endre không tin họ mơ cùng giấc mơ sau đó nhưng ông ấy đã thật sự quan tâm đến điều đó; hoặc sự cố gắng của 2 người khi cảm nhận được sự đồng điệu trong tâm hồn; hoặc việc Endre đã xin lỗi anh nhân viên mới khi hiểu lầm anh ta, bạn sẽ khó lòng cảm nhận được sự xúc động của anh ta trong hoàn cảnh đó, vì anh ta luôn cảm nhận được sự chế giễu mà người khác dành cho mình, lời xin lỗi đó của Endre là sự xác nhận về phẩm cách dành cho  anh nhân viên mới, điều này vô cùng quý giá với anh ấy.

Tại sao tôi nói quá trình hình thành tình yêu đó đẹp? Vì điều họ làm thì khác với điều chúng ta thường làm, chúng ta đi từ thể xác đến tâm hồn, bạn thấy đối phương hấp dẫn, bạn mời người ấy đi ăn hoặc đi chơi, bạn tặng quà cáp, và bạn muốn lên giường với người đó, bạn sống chung với người đó, và mối dây liên kết về tâm hồn dần phát triển theo thời gian. Nhưng quá trình giữa Endre và Maria thì ngược lại, họ tìm thấy sự hòa hợp về tâm hồn trước, sự hòa hợp và thấu hiểu tâm hồn nhau càng sâu thì sự phát triển về tính “xác thịt” càng nhiều, điều này cũng có nguyên nhân của nó.

Bởi vì Maria bị chứng tự kỷ, cô ấy sợ tiếp xúc, và bác sĩ tâm lý của cô ấy là bác sĩ dành cho trẻ nhỏ, nói cách khác thì về mặt trí tuệ thì Maria vượt qua người thường nhưng tâm hồn của cô ấy lại giữ được sự tinh khiết như trẻ thơ, cũng chính vì thế mà cô ấy đủ thông minh để không đổi sang bác sĩ tâm lý dành cho người lớn, hoặc những thứ dành cho người lớn ví như các bộ phim khiêu dâm thì không có tác dụng gì, hoặc sự khác biệt giữa những bản nhạc ồn ào và bản nhạc tình yêu sâu lắng, hoặc sự đụng chạm nhẹ nhàn lên da thịt của con gấu bông, hoặc những tia nước phun ra như những cơn mưa.

Bởi vì Endre đã qua cái giai đoạn sốc nổi của tuổi trẻ với những ham muốn chiếm hữu, điều đó giống như việc ông ấy bị hấp dẫn bởi bộ ngực của nữ bác sĩ nhưng không có những khao khát tăm tối, nó giống như cách người ta chiêm ngưỡng vẽ đẹp trong các bức tranh nghệ thuật khỏa thân chứ không phải vì sự khơi gợi của nhu cầu sinh lý.

Ở đoạn gần cuối phim, cả Endre và Maria đều muốn kết thúc sự tồn tại của “xác thịt” khi họ hiểu lầm nhau và không đến với nhau, nhưng cuối cùng thì điều đó đã không diễn ra, với một số người thì nhu cầu của tâm hồn lớn hơn nhu cầu của thể xác rất nhiều, nếu họ không còn tìm thấy ý nghĩa trong đời sống thì họ có xu hướng tự sát, ví như các nhà văn, các triết gia hoặc nghệ sĩ, còn đối với những tâm hồn non nớt thì việc tự sát chỉ thể hiện sự ngu xuẩn của chính kẻ đó.

Rất khó để diễn tả về thứ trừu tượng như sự sống hoặc tình yêu hoặc tâm hồn, nên vấn đề này tôi chỉ phân tích đến đây thôi.

Còn về những biểu tượng trong phim, Endre bị bại liệt tay trái và cuộc sống của ông ấy rất khó khăn, nó ám chỉ sự cô độc trong tâm hồn của ông ấy khi Maria chưa xuất hiện, điều đó cũng tương đồng với chứng bệnh tự kỷ của Maria, chính tình yêu là sự kết nối để hai nữa tâm hồn trở thành một, và cũng là thứ giúp tâm hồn và thể xác hòa vào nhau.

Ngoài ra thì nhân vật nữ trẻ thuần khiết và nhân vật nam già nhiều kinh nghiệm sống, hàm ý rằng thế giới mới cần có những con người lõi đời nhưng có nhân cách dẫn dắt, nam – nữ trong phim cũng tượng trưng cho “cánh hữu – cánh tả”, thế giới sẽ tốt đẹp hơn nếu nghiêng về “cánh tả”, nhưng không phải mấy thứ “cánh tả” mang thứ đạo đức giả và trá hình. Bạn nhớ tính cách của Maria lúc ban đầu không? Cứng nhắc và rập khuôn, đều có thâm ý cả. Những cây thông tươi tốt trong rừng thì tương ứng với những con người trong lò giết mỗ, những cây thông mang sự sống nhưng chúng không sinh động như cặp hưu.

Thịt bò thì tương ứng với những chiếc lá khô, chúng rơi xuống và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây, hoặc như những bông tuyết của mùa đông, chúng tan chảy và nuôi sống vạn vật – tương ứng với quá trình giết động vật, sự chết không hẳn là sự chết, sự chết đôi khi tồn tại để nuôi dưỡng sự sống, nhưng hãy ghi nhớ một điều, nếu sự chết quá nhiều, ví như mùa đông quá khắc nghiệt và bông tuyết không tan chảy thì sẽ chẳng có sự sống nào có thể tồn tại.

Ngày nay chúng ta đi quá nhanh, chưa biết bò đã học chạy, chưa hiểu nhau đã lên giường, chưa xây dựng đã đập phá, mọi thứ cần chậm lại và cần học lại từ những điều căn bản nhất của sự sống.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim The Unholy: phép màu trong thế giới không đức tin

T2 Th6 21 , 2021
The Unholy (Ấn Quỷ – 2021) là phim kinh dị – tôn giáo, chủ đề về đức tin, bài viết sẽ trình bày góc nhìn trái ngược với 100% người xem, nếu tất cả cho rằng Alice nhìn thấy quỷ thì tôi cho rằng cô ấy nhìn thấy Đức Mẹ […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese