THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN KINH TẾ BỀN VỮNG?

Như đã nói, tôi không có chuyên môn gì về kinh tế, nên tuy bài viết này nói về kinh tế nhưng nó hoàn toàn dựa trên công cụ là sự suy luận thuộc về tư duy, nhưng có cực kỳ có giá trị nếu người đọc hiểu sâu sắc những vấn đề mà Chí Blog – “đỉnh của đỉnh của đỉnh của đỉnh cao trí tuệ trò chơi xây nhà chòi” đề cập đến! Đáng sợ không nào?! Thật ra thì nó cực kỳ đơn giản và dễ hiểu luôn, chỉ là bởi vì toàn bộ loài người đang “tỉnh” còn tôi “điên” nên họ không nhận ra những gì mà tôi nhận ra, điều này rất thú vị và hài hước!

Thế nào là một nền kinh tế bền vững? Định nghĩa của Chí Blog: đó là nền kinh tế mà khi “đóng cửa” hoàn toàn với bên ngoài thì vẫn có thể thỏa mãn mọi nhu cầu về vật chất và tinh thần để con người vẫn có thể sống vui vẻ và hạnh phúc. Lưu ý rằng “nhu cầu” này phải là vừa đủ, loại trừ những ham muốn quá đà của con người, vì sự tham lam của con người là vô biên.

Vậy thì định nghĩa đó của tôi có thể thực hiện được hay không trong hiện tại? Dư sức thực hiện được nếu đủ nguồn lực, mà nguồn lực này sẽ không phải là quá nhiều, bởi vì loài người hiện nay sở hữu công nghệ khoa học cực cao, nhờ vào công nghệ, năng suất tạo ra sản phẩm hoàn toàn có thể vượt xa nhu cầu của con người. Khi này sẽ có người hỏi “thế thì tại sao trên thế giới vẫn có vô số người nghèo khổ và chết đói?”, rất dễ hiểu, vì sự tham lam của con người chứ vì sao nữa, có người làm việc (chân tay hoặc trí óc) cật lực vẫn không đủ sống, lại có người chả cần làm gì mà có mọi thứ. Tôi sẽ không đi tiếp về vấn đề công bằng xã hội vì nó không phải là mục đích của bài viết này.

Tiếp theo tôi sẽ đưa ra những “thang đo” mang tính giả thuyết để xây dựng một ví dụ cho bạn dễ hiểu. Giả sử rằng để đáp ứng nhu cầu của 100 triệu người Việt thì cần tổng 100 loại hàng hóa cả vật chất lẫn tinh thần, mà năng suất do khoa học tạo ra là gấp 4 lần nhu cầu khi dựa trên số người và tài nguyên đang có. Như vậy, một nền kinh tế bền vững phải luôn đảm bảo duy trì ít nhất ¼ nhân lực và tài nguyên để đáp ứng cho việc sản xuất ra 100 loại hàng cần có, phần còn lại mới có thể dành cho chuyện khác, để đảm bảo hơn thì có thể là 120% và lượng hàng hóa dự trữ trong n năm (tùy vào nguồn lực) nhằm đề phòng rủi ro. Ví như 1 năm người Việt cần ăn 1 tấn gạo, tạo ra 1 tấn gạo cần 1km2 đất trồng và 1 tấn phân bón, thì phải luôn duy trì nhân công và đất canh tác (và các tài nguyên khác) để tạo ra 1 tấn gạo và 1 tấn phân bón; áp sự suy luận đó vào các loại hàng hóa khác cũng như vậy. Chắc hẳn các bạn hiểu ý của tôi?!

Bởi vì thế giới ngày nay là một thế giới mở, bằng sự giao thương, nó tạo ra sự chênh lệch khi trao đổi các loại hàng hóa với nhau, và tùy vào nguồn lực (tài nguyên – nhân lực – công nghệ …) mà nước này sẽ có ưu thế về loại hàng hóa này và không ưu thế về loại hàng hóa kia, rồi thêm vào yếu tố nhân công (rẻ mắc) hoặc nguồn tài chính này nọ, các quốc gia chỉ sản xuất những loại hàng hóa có ưu thế và lợi nhuận cao nhất, sau đó dùng tiền thu được để mua các loại hàng hóa khác.

Cách làm đó là một cử chỉ sáng suốt khi sự giao thương không bị gián đoạn, nếu sự giao thương bị gián đoạn thì tình hình sẽ hoàn toàn khác, sẽ có vài nước không đủ lương thực để ăn, vài nước không đủ quần áo mặc, vài nước không có thuốc men chữa bệnh, vài nước không có cả giấy vệ sinh, thậm chí vài nước chẳng có gì cả ngoài ô tô và laptop hoặc những tòa nhà ngân hàng chọc trời. Với tôi thì đó là những quốc gia không có nền kinh tế bền vững, và những quốc gia này phần lớn là những nước siêu giàu.

Điều tôi nói cực kỳ dễ hiểu, nhưng vì con người quá tham lam nên họ hoàn toàn bỏ qua chuyện này, rồi khi xẩy ra chiến tranh – dịch bệnh – khủng hoảng tài chính – nguồn cung ứng gián đoạn thì các quốc gia không có nền kinh tế bền vững sẽ rất thê thảm. VN chúng ta nên chú trọng vấn đề này, để nếu những rủi ro kể trên thì đất nước vẫn có thể đứng vững, nếu nguồn lực ít thì luôn phải giữ vững đáp ứng những nhu cầu thiết yếu nhất của đời sống, sau đó mở rộng từ từ đến những nhu cầu kém hơn, nếu vẫn còn dư lực thì mới dùng nguồn lực đó để làm giàu qua con đường xuất khẩu.

Bài viết này dừng ở đây thôi, ai có thể từ đây suy diễn ra thêm điều gì tiếp theo là chuyện của họ, người thông minh thì sẽ biết cách tận dụng tốt nhất vào trong tình hình thế giới loạn lạc ngày nay.

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

BÀI HỌC GÌ QUA CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN CỦA TT TRUMP?

T5 Th4 10 , 2025
Chuyện tăng thuế nhập khẩu của ông Trump nếu được nhìn nhận theo cách đơn giản nhất thì nó giống như chuyện người mua đòi hưởng lợi “chiết khấu” nhiều hơn từ người bán, vấn đề ở đây là phía bán chỉ có thể bán được cho một người mua […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese