THUẾ 46: THAM VỪA VỪA THÌ CHƠI, THAM QUÁ THÌ BỎ KHÔNG TIẾC

Này! Nói trước là Chí Blog chẳng hiểu gì về thương mại đâu nghen, nhưng hôm nay thử tập tành phân tích nền kinh tế vi/vĩ mô xem sao, nhưng đã “chơi” thì chơi cấp quốc tế luôn cho nó đỉnh, riêng bài này và mảng thương mại này thì tôi không bảo chứng làm theo sẽ thành công như mấy bài kia, cho nên đọc cho vui là được rồi.

Phải nói rằng cái vụ áp thuế dựa trên cơ sở “thâm hụt mậu dịch” này rất là xàm xí và bất công, nhưng phần lớn các nước khác chọn lựa thương thuyết chẳng qua vì nền kinh tế của Mỹ quá mạnh và ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới. Và vì cách áp thuế là bất công nên dù thương thuyết thế nào thì Mỹ đều có lợi. Vậy thì sự bất công đó nằm ở đâu?

Chuyện dễ hiểu thôi, khi cán cân thâm hụt mậu dịch cao, nghĩa là mua nhiều hơn bán, hoặc ăn xài nhiều hơn thu nhập, điều này sẽ khiến cho nền kinh tế của một quốc gia ngày càng suy sụp, nhưng hình như nước Mỹ này ngày càng giàu hơn chứ có suy sụp (mọe gì) đâu, các bạn nghĩ tại sao nào? Tôi nói đúng không? Lương bạn 10 tr, bạn xài đến 15 tr, chuyện không thể xẩy ra được, vậy cái 5 tr còn lại để bạn có thể tiêu xài là ở đâu ra? Vấn đề nằm ở chỗ bản chất cốt lõi trong chuyện này là phía mua hay phía bán đều là của Mỹ cả. Phía mua là Mỹ thì nó minh bạch rồi, vậy phía bán thì sao? Cái quốc gia bán là nước sở tại, nhưng cái công ty sản xuất ra mặt hàng đó thì phần lớn là các công ty của Mỹ, cho nên phần lớn lợi nhuận đó vẫn quay về với nước Mỹ, còn quốc gia sở tại thì “ăn” được cái phần “bán giùm” thôi. Cho nên tôi mới nói là việc đánh thuế và chênh lệch mậu dịch là xàm xí, nhưng nhiều nước có nền kinh tế yếu hơn đành chịu, nói chung đối với thương mại thì đó là chuyện hết sức bình thường. Cho nên mới nói, nền kinh tế muốn đi lên thì phải tự đứng vững trên đôi chân của chính mình, đừng phụ thuộc vào kẻ khác, nếu không thì cả đời cũng chỉ là một thằng “làm công ăn lương” mà thôi, và với giá rẻ mạt.

Vụ đánh thuế này là một chiến lược cực kỳ khôn ngoan của TT TR và mang về rất nhiều lợi ích cho Mỹ. Thứ 1 là tiền từ thuế nhập khẩu, thứ 2 là bởi vì hàng hóa xuất sang Mỹ bị chồng thuế mà muốn cạnh tranh thì phải giảm thuế xuất khẩu cho cty sản xuất, mà cty đó cũng của Mỹ (chơi cha thiên hạ luôn), thứ 3 muốn Mỹ giảm thuế nhập khẩu vào Mỹ thì phía bên kia phải giảm thuế nhập khẩu các hàng hóa của Mỹ và nhờ đó Mỹ bán được nhiều hàng hóa hơn, thứ 4 là phải cam kết mua hàng hóa của Mỹ (thường là giá cao) nhiều hơn để cân bằng “thâm hụt mậu dịch” với Mỹ. Tóm lại thì kiểu nào Mỹ cũng hưởng lợi rất lớn. Sao? Chí Blog phân tích có dễ hiểu không?

Như là sự tất nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, nhờ vào việc các cty Mỹ đổ vào VN thì người dân mới có việc làm và thu nhập, việc thu thuế từ các cty này cũng được rất nhiều lợi nhuận mà nhiều quốc gia khác thèm muốn, và nhờ những lợi nhuận đó mà VN có thể phát triển hơn nữa. Tuy nhiên như tôi đã viết ở tiêu đề, nếu đôi bên đều có lợi thì VN có thể nhượng bộ, nhưng nếu vị TT Mỹ này quá tham lam thì “lật bàn”, VN có thể tìm đối tác khác đáng tin cậy hơn từ Liên Âu hoặc Nga cũng OK, cái VN cần có là lợi ích lâu dài và bền vững chứ không phải vài trăm tỉ tiền Mỹ đổ vào VN để đầu tư để rồi sau đó nền kinh tế cứ phụ thuộc vào Mỹ, nó không đáng chút nào.

Nói thật là Chí Blog tôi đây rất thích vị TT TR này, nhưng tham vừa vừa thôi, tham quá thì không chơi. Đó là chưa nói đến vị thế chiến lược của VN, VN tuy là một nước “rất nhỏ”, nhưng nếu chỉ cần hơi nghiêng sang Nga – Trung một tí thôi thì cả bàn cờ Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung sẽ thay đổi sắc thái ngay và luôn, Mỹ và cả TQ nữa, phải hiểu rằng đừng ai cố ép VN phải chọn phe, và VN bây giờ hoàn toàn không phải Ukraine để 2 phe có thể biến thành “chiếc bánh” chia đôi như 50 năm trước, VN bắt đầu là “trục chính” của bàn cờ thế giới, trục chính bị gãy thì “sập bàn” á, trục chính còn đứng thẳng thì “mọi người” chơi sao cũng được – nhạy cảm nên nói tới đây thui hen, chúng ta bàn tới chuyện khác.

Quốc gia muốn đạt được lợi nhuận cao từ xuất khẩu thì cần các yếu tố sau, 1 cty thuộc về quốc gia đó, sở hữu công nghệ, tự chủ nguyên liệu, nhân công của chính mình; trong đó thì sở hữu công nghệ là quan trọng nhất, vì nếu không có cái này thì cũng chỉ là “làm công” cho người khác. Cho nên cái quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu là CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, đối tác nào không có cái này thì không chơi, tình hình thế giới bây giờ là đa phương, có khá nhiều nước (lớn mới nổi) muốn đột phá sự độc tôn của Mỹ – Nga – Trung để chia lại thị trường thế giới mà VN có thể hợp tác.

Cho nên trong cuộc thương lượng cho cuộc chiến thương mại cấp thế giới này, VN có thể “chịu thiệt” để Mỹ hưởng lợi, nhưng điều kiện phải là được CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, kể cả việc “cân bằng mậu dịch” thì việc nhập “hàng hóa” Mỹ cũng nên có liên quan đến CÔNG NGHỆ. Và lẽ tất nhiên là VN làm chuyện này mà vẫn giữ được thế trung lập, không khiến có bất kỳ phe phái nào cảm thấy phiền lòng, VN là trung tâm của “thái cực” thì luyện võ “thái cực” sao cho điêu luyện nhất là được kkkk. Nói tóm lại, bền vững là trên hết, không tham những cái trước mắt! Tất cả vì HÒA BÌNH THẾ GIỚI, LÀ BẠN BÈ CHÂN THÀNH NHẤT VÀ TIN CẬY NHẤT CỦA MỌI QUỐC GIA, ĐÔI BÊN ĐỀU CÓ LỢI! Mà nói thật tình, VN nếu có phát triển hơn nữa thì cũng chả ảnh hưởng lớn đến quốc gia nào, vì VN chỉ là nước tầm trung mà thôi, chẳng thể trở thành mối đe dọa của bất kỳ ai.

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

THẾ NÀO LÀ MỘT NỀN KINH TẾ BỀN VỮNG?

T5 Th4 10 , 2025
Như đã nói, tôi không có chuyên môn gì về kinh tế, nên tuy bài viết này nói về kinh tế nhưng nó hoàn toàn dựa trên công cụ là sự suy luận thuộc về tư duy, nhưng có cực kỳ có giá trị nếu người đọc hiểu sâu sắc […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese