Vertigo (1958): chúng ta hủy hoại cổ tích – thứ có thật!

Vertigo là bộ phim kinh điển của đạo diễn huyền thoại Alfred Hitchcock – nhiều người nói vậy và Chí Blog – “website chỉ dành cho người ở thượng giới” cũng công nhận điều đó. “tầng không – thượng giới – thượng lưu – thượng từa lưa” là nói đùa nhưng cũng là nói thật đó nghen, vì không phải ai cũng đủ “trình” để thích trang này, à! Nên khiêm tốn một chút nhỉ! Vậy thì thông điệp chính của bộ phim này là gì? Là thể hiện một sự xót thương và tình yêu sâu sắc đối với nữ giới – cũng là vẻ đẹp tuyệt vời mà đấng tạo hóa đã trao cho thế giới này, điều mà hầu hết trí thức đỉnh cao đều nhận ra. IMDb 8.3 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Chuyện vể về John là một cảnh sát, sau một “tai nạn” nghề nghiệp thì anh ấy bỏ nghề và trở thành thám tử tư, anh ấy được một người bạn giàu có thuê để “theo dõi” và “bảo vệ” người vợ vì cô ấy có thể đang có ý định tự sát, nhưng việc này khiến John vướng vào một vụ án chết người lạ lùng.

Tiêu đề bài viết của tôi có từ “cổ tích”, vậy chúng ta có những câu chuyện cổ tích nào và nghĩ gì về chúng? Có 2 câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng mà ai cũng biết và thường xuất hiện ở mọi nền văn hóa theo hình thức khác nhau, đó là Nàng Bạch Tuyết – công chúa thượng lưu, Cô Bé Lọ Lem – công chúa bình dân; cả 2 nàng công chúa đều bị những kẻ gian ác hãm hại và sau đó được cứu bởi những người tốt bụng, cuối cùng thì họ sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. Đó là cổ tích và nó không có thật – chúng ta thường bảo vậy khi nhận lấy quá nhiều cú “vả mặt” từ cuộc đời, thật ra thì … những câu chuyện cổ tích đó có thật đấy các bạn, chỉ là chúng sẽ “không có thật” bởi vì chính chúng ta đã hủy hoại nó mà không biết, và bởi vì “không biết” nên chúng càng “không có thật”, sẽ không có thứ gì tồn tại (với bạn) nếu bạn không tin là nó đang tồn tại, dù vậy chúng ta vẫn khát vọng tìm thấy nó, đúng không? Rất nghịch lý!

Bộ phim được bắt đầu bằng cảnh John và một đồng sự truy bắt tên tội phạm, đồng sự chạy trước, John chạy sau, anh ấy không nhảy qua được “vực sâu” nên bị treo lơ lững, người đồng sự phải quay lại cứu John và bị rơi xuống vực. Đoạn đầu thể hiện những gì sẽ diễn ra ở phần sau bộ phim nhưng theo một hình thức khác phức tạp hơn, và nó cũng cho thấy rằng John không đủ năng lực để đạt được thứ anh ta muốn, khi anh ấy cố gắng đạt được nó thì anh ấy lại là tác nhân gây ra cái chết cho người khác.

Như biểu tượng 2 nàng công chúa của cổ tích, phim này cũng có 2 biễu mẫu của thượng lưu và bình dân, mỗi biểu mẫu có 2 nhân vật. Biểu mẫu thượng lưu là người bà (cô gái trong tranh) và người vợ của gã nhà giàu, bi kịch của người bà là bị chồng cướp đi đứa con duy nhất mà cô ấy cực kỳ yêu thương, bỏ cô ấy ở lại cô độc trong căn nhà rộng lớn – đó là sự cướp đoạn về tinh thần, tình yêu và tình mẫu tử; bi kịch của người vợ (cháu của cô gái trong tranh) là bị chồng sát hại để chiếm đoạt gia tài – đó là sự cướp đoạt cả tình yêu và vật chất; cả 2 nhân vật này đều bị chồng của họ hãm hại – nàng Bạch Tuyết bị hoàng tử “giết chết”. Biểu mẫu bình dân là cô gái được thuê và cô bạn của John, bi kịch của cô gái là đã trao tình yêu và niềm tin cho John – một kẻ thiếu năng lực và “mù lòa” để nhận ra điều gì mới thật sự quý giá với anh ta; bi kịch của cô bạn là chính bản thân cô ấy đã tự loại bỏ những thiên tính tốt đẹp mà cô ấy được trao cho, cô ấy tự “nam hóa”, nên mặc dù yêu John, cô ấy vẫn không thể bày tỏ được tình yêu đó, vì John chỉ xem cô ấy như bạn bè hoặc đồng nghiệp. Như vậy, qua 4 nhân vật nữ thì chúng ta thấy 4 kiểu “chết”, người bà tự sát vì bị cướp đoạt “tinh thần”, người vợ bị giết vì sự cướp đoạt “vật chất”, cô gái té chết vì tin lầm, cô bạn thì tự hủy “thiên tính” vốn có.

Còn về các chàng “hoàng tử” của giới thượng lưu và bình dân thì sao? Thượng lưu vô cảm và tham lam, bình dân thiếu năng lực và dốt nát; bản thân họ được trao cho những món quà vô cùng quý giá nhưng họ lại không hề xem trọng. 2 gã chồng của giới thượng lưu thì quá rõ ràng, riêng về phần John, anh ấy bị lừa bởi khát khao chiếm hữu “vẻ đẹp” vốn không thuộc về anh ấy, đó là một thứ ảo ảnh xa xăm mà tác phẩm Đại Gia Gatsby đã thể hiện – tôi có review cả sách và phim. Trong khi cái tình yêu chân thật và hiện hữu luôn thuộc về John thì anh ấy lại không nhận ra, cô gái đã đóng vai nàng “công chúa” và tưởng John là “hoàng tử”, cô ấy không biết rằng vị “hoàng tử” này chỉ si mê cái vai “công chúa” của cô ấy chứ không phải bản thân cô ấy, John cũng ảo tưởng rằng anh ấy là “hoàng tử” và là anh hùng cứu “công chúa”, nhưng tất cả đều là một vở kịch, các nhân vật bị vai diễn của họ ám ảnh, bị vẻ ngoài của nó khiến cho mù lòa, họ không nhận ra cái chứa đựng ở bên trong, những con người thơ ngây.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Cổ tích “anhh hùng cứu mỹ nhân” của nước Mỹ, là giả nhưng cũng là thật

Vertigo là triệu chứng chóng mặt thường có khi ở trên cao, cả bộ phim luôn thể hiện điều đó, căn phòng của khách sạn, rượt đuổi trên mái nhà, tháp chuông…, khi từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy đầu óc quay cuồng mất phương hướng, cảm giác như vực sâu đang kéo chúng ta xuống, ấy vậy nhưng con người luôn muốn leo lên cao như nhân vật John, anh ấy không biết là nó nguy hiểm đến mức nào, có lúc anh ấy biết là nó nguy hiểm nhưng vẫn khát khao chinh phục độ cao đó, nó là sự ám ảnh mà thế giới loài người tự tạo ra cho chính họ để sau đó tự hại mình và hại người. Thật ra thì “hướng lên cao” là điều cực kỳ cần thiết, nhưng chúng ta phải đủ năng lực về nhận thức để nhận ra thứ gì cần “hướng lên cao”, là nội dung chứ không phải hình thức, là tinh thần chứ không phải vật chất, là tâm hồn chứ không phải thể xác.

Như vậy thì công chúa và hoàng tử của cổ tích có thật không? Có thật đấy, như bộ phim đã thể hiện cho chúng ta thấy, nhưng bởi vì thiếu nhận thức mà chúng ta đã từ bỏ và hủy hoại, và cái còn lại chỉ là một câu chuyện cổ tích mà chúng ta không tin là có thật, hoặc giống như bức tranh cô gái treo trong viện bảo tàng để con người ở hiện tại đến xem và tiếc nuối cho những gì từng tồn tại. Khi các bạn nữ đọc đến đây thì cũng đừng ghét đàn ông, sự thật là chúng ta đều “mù lòa” như nhau thôi, chỉ khi nào chúng ta biết nâng cao tầm nhận thức của chính mình thì chúng ta mới có thể trở thành công chúa và hoàng tử thật, xây cho chúng ta một câu chuyện cổ tích thật với kết thúc có hậu.

Một vấn đề nữa, ban đầu trong lời giới thiệu tôi tính thêm vào 2 chữ “nữ quyền” cho bộ phim này, nhưng tôi chợt nhận ra cái suy nghĩ đó xuất phát từ những dòng tư tưởng độc hại đang tràn lan trong thế giới ngày nay, khi quá lạm dụng từ “nữ quyền” thì tự chúng ta đã đẩy nhau ra xa bởi sự phân biệt giới tính, điều phi lý của con người ngày nay là họ dùng cái xóa bỏ sự phân biệt thành thứ tạo ra sự phân biệt càng sâu sắc hơn, không nam quyền nữ quyền gì hết ở đây, chỉ có tình yêu và sự thương xót dành cho cái đẹp từ tâm hồn đến thể xác. John đáng trách nhưng không đáng hận, cô gái bình dân cũng vậy dù cô ấy tham gia vào vụ lừa đảo và cuối cùng nhận lấy hậu quả, tất cả họ cần được nhận ra và được tha thứ, tất cả chúng ta dù đang ở thượng lưu hay bình dân đều cần sự giác ngộ này, để không trở thành kẻ hủy hoại cổ tích, và hãy luôn ghi nhớ: cổ tích là có thật nhưng phải giác ngộ mới có thể nhận ra.

Thông điệp phim không dừng lại ở đây, còn một tầng sâu hơn, đó là lịch sử nước Mỹ, nên nhớ rằng phần lớn người dân trên tân lục địa này có nguồn gốc từ cựu lục địa châu Âu, khi họ đến thì mang theo cả nền văn hóa, cô gái trong bức tranh là vẻ đẹp từng tồn tại trên đất Mỹ, nhưng giờ đã không còn, nước Mỹ trong hiện tại là cô gái bình dân, ngây thơ nhưng vẫn giữ được tình yêu trong sáng, tuy vậy vẫn đang bị hủy hoại, cuối cùng chỉ còn lại 2 biểu tượng là John và cô bạn đã bị “nam hóa”, còn cựu lục địa thì sao? Họ trở thành đạo đức giả – tham lam – vô cảm, đó không phải là quan điểm của tôi, mà là những gì mà đạo diễn bộ phim này đã “nhìn thấy”. Để hiểu rõ hơn thì có thể tham khảo lại bài viết của tôi về tác phẩm Cuốn Theo Chiều Gió và Lolita, hoặc phim Cruella.

Nhớ “cà phê” cho Chí Blog để có thêm bài viết hay nghen, dùng vật chất để mua tinh thần là một hành động cần thiết á!

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức

Review phim Cruella: khi lịch sử kết hợp nghệ thuật

review phim 2001 A Space Odyssey: bình minh của sự chết

Review phim Past Lives (2023): nhân duyên, nhân quả và kẻ ngốc

Dream Scenario (2023): đơn độc giữa bầy sói

Review phân tích phim Nostalghia: khi sự sống phân đôi

The Sacrifice (1986): ngụ ngôn châm biếm văn minh châu Âu

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Closer (2004): từ “gần hơn” chuyển đổi thành “đóng lại”

CN Th5 5 , 2024
Closer là phim tình cảm rất hay đối với Chí Blog – “website chỉ dành cho người ở tầng không”, để THẬT SỰ hiểu rõ thông điệp của phim này thì không khó khi bạn đọc bài do tôi viết, nhưng SỰ THẬT là rất khó vì hầu như chẳng […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese