Review ý nghĩa phim The Usual Suspects: chúng ta đều đoán sai

The Usual Suspects (Kẻ Chủ Mưu – 1995) là một phim hình sự, cuối phim, chúng ta biết kẻ chủ mưu là ai, tuy nhiên tôi e rằng chúng ta đều sai, mặt nào đó, anh ta là kẻ đứng đằng sau sự việc nhưng “kẻ chủ mưu” lại không hẳn là anh ta. Tôi thích các phim phương tây ở chỗ họ thường lấy sự việc này để nói một sự việc khác lớn lao hơn, bằng cách đó, bộ phim thỏa mãn nhiều cấp độ người xem khác nhau. Vậy cái sự thật đằng sau “sự thật” ấy là gì? IMDb 8.5

Nếu bạn đã xem phim, nội dung cũng không có gì là khó hiểu, phim kể về chuyện một nhóm các tội phạm bị gọi đến sở cảnh sát để nhận diện khi xẩy ra một vụ cướp xe chở vũ khí. Sau sự tụ hội ấy, các tay tội phạm này cùng nhau thực hiện những phi vụ khác, và cuối cùng chỉ còn một kẻ sống sót. Câu chuyện trở nên thú vị khi chúng ta biết rằng mọi diễn biến không phải diễn ra theo cách ngẫu nhiên mà có sự sắp đặt ngay từ đầu và hung thủ lộ diện ở cuối phim. Cũng như nhiều bài viết khác đã nói, hung thủ không khó đoán đối với những ai xem nhiều phim hình sự. Đó là mặt nổi của bộ phim, phần chìm cũng không khó để nhận ra nếu chúng ta thật sự chú ý.

Phân tích ý nghĩa thông điệp

Bộ phim bắt đầu bằng cảnh Keaton đang bị thương trên sàn tàu, anh ấy châm lửa hút điếu thuốc, sau đó ném các que diêm vào vết dầu để tự sát, nhưng ngọn lửa bị dập tắt bởi “dòng nước” của một người mặc áo đen đang đứng trên cao “tè” xuống, người đó không phải cứu Keaton mà đến để giết anh ấy. Ngụ ý của đoạn này chỉ ra rằng, đến cả tự sát mà “người ta” cũng không cho Keaton được quyền tự quyết. “Người ta” đó là ai? Là Keyser Söze, kẻ đứng đằng sau mọi chuyện. Keyser Söze là ai hoặc là gì? Keyser có thể dịch là chìa khóa hoặc có thể hiểu là người giữ chìa khóa. Chìa khóa của cái gì?

Khi các tội phạm bị tụ tập ở sở cảnh sát, họ bị buộc đọc câu “Đưa chìa khóa đây cho tao, thằng chó!” (cười), câu đó là để nhận diện giọng nói của kẻ cướp xe chở vũ khí. Nhưng trong bối cảnh đang diễn ra, họ đang nói câu đó với ai? Với toàn bộ sở cảnh sát. Vậy là tôi đã trả lời cho các bạn câu hỏi ở trên. Keyser Söze là kẻ nắm giữ “chìa khóa” của cơ quan hành pháp, điều đó cũng được thể hiện ở việc hắn có thể tập hợp bọn tội phạm đến sở cảnh sát trình diện và có hồ sơ chi tiết về mọi điều mà họ đã làm, rồi khống chế họ phải làm những điều hắn muốn. Câu thoại đó trong phim mang tính châm biếm rất cay nghiệt với ngành hành pháp của Mỹ.

Tất nhiên ngành hành pháp bị chửi là có lý do chính đáng, chúng ta hãy khảo sát lại cách hành xữ của họ, ví như trong trường hợp của Verbal, mặc dù anh ấy đã được quyền miễn trừ nhưng để buộc anh ấy tiếp tục cung khai thì tên cảnh sát đã dọa là vu khống Verbal tiết lộ tên của một trùm tội phạm, và như thế thì Verbal sẽ không thể yên thân khi vào tù; hoặc trong sự kiện Keaton giả chết, vụ án được khép lại với chuyện “hung thủ” đã bị bắt, trong khi họ biết hung thủ thật sự là Keaton, vậy tên “hung thủ” họ bắt là bị oan; hoặc dịch vụ “taxi” an toàn nhất dành cho tội phạm khi di chuyển thì chính là xe của cảnh sát. Chúng ta cũng thấy được ngành hành pháp đã thối nát đến mức nào.

Keyser Söze không chỉ nắm “chìa khóa” bên hành pháp, trợ thủ đắt lực nhất của hắn là một luật sư, cả vụ việc diễn ra chỉ nhằm một mục đích duy nhất là triệt hạ được nhân chứng có thể ra tòa để nhận dạng và chỉ chứng Keyser Söze. Tại sao một nhân chứng quan trọng như vậy lại bị bắt để bán cho tên trùm ma túy đối đầu với Keyser Söze? Như vậy, ngành tư pháp cũng có vấn đề, việc bán nhân chứng với giá 91 triệu USD cũng chỉ là một cái bẫy của Keyser Söze để hắn có thể tiêu diệt cả nhân chứng lẫn phe đối đầu. Keyser Söze nắm “chìa khóa” bên tư pháp, hoặc như lời kể của vị sở trưởng ở đầu phim, vị công tố viên đã run rẩy sau khi trò chuyện với Verbal.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Ngoài hành pháp và tư pháp, Keyser Söze còn nắm giữ “chìa khóa” của bên hành chính, cũng lời của vị sở trưởng, vụ việc đã trở thành chuyện chính trị khi liên quan đến những “chúa tể bóng tối” như cảnh sát trưởng thành phố, thị trưởng, thống đốc bang. Đó cũng là lý do tôi bảo rằng Keyser Söze là kẻ chủ mưu nhưng cũng không hẳn, nói cách khác, Keyser Söze chỉ là người thừa hành của những kẻ đứng đầu hệ thống xã hội. Chúng ta có thể điểm sơ qua những hồ sơ nói về Keyser Söze, nó liên quan đến ma túy, vũ khí, buôn lậu mọi thứ cấm. Đó cũng là lý do sau khi những tội phạm khác đều chết thì Verbal không cướp lấy chiếc xe chở 91 triệu USD để trốn đi, vì không cần thiết, số tiền đó cuối cùng sẽ đến tay những “chúa tể bóng tối”.

Đến giờ thì bạn đã hiểu tại sao bộ phim được dịch ra nghĩa tiếng Việt là “Các Nghi Phạm Thông Thường” dù trong 5 nghi phạm được gọi tới có một kẻ đã thật sự cướp xe vũ khí, một tội phạm khét tiếng từng là cảnh sát, và có cả Keyser Söze. 5 người họ đều là những kẻ không bao giờ khuất phục, nhưng như ta thấy trong phim, tất cả họ đều phải khuất phục trước những kẻ điều hành “hệ thống”, kể cả Keyser Söze – kẻ đã giết cả gia đình của chính hắn, cũng phải trở thành đại diện thừa hành cho những vị “chúa tể” này.

Tất cả mọi người, từ dân thường, người làm trong hệ thống, tội phạm … đều không thoát được sự giám sát của “hệ thống”, khi các tội phạm thực hiện một phi vụ trót lọt, họ tưởng là họ đã thoát, nhưng không đâu, sự việc đó đã được ghi vào trong lý lịch, để khi cần thì “hệ thống” sẽ sữ dụng họ như một con cờ thí. Keaton thật sự muốn tẩy trắng, tình yêu anh dành cho cô gái làm công tố là chân thật, nhưng tiếc thay, lý lịch của anh ấy quá phù hợp để trở thành bình phông cho Keyser Söze nên đã được chọn, cô người yêu của anh ấy đang điều tra trong vụ Keyser Söze nên cũng bị sát hại. Bất kỳ ai, nếu họ chỉ sống trong thân phận “Thông Thường”, sự việc sẽ diễn ra theo cách thông thường, nhưng nếu họ muốn chạm vào hoặc tìm cách nhận diện “hệ thống”, họ sẽ bị thủ tiêu. Nước Mỹ không ít những vị Tổng Thống hoặc Thống Đốc bị sát hại cũng vì thế.

Cũng vì thế mà câu cuối cùng của phim là “trò hay nhất mà quỷ dữ làm được, là thuyết phục người ta rằng hắn không tồn tại, và sau đó, hắn biến đi”, câu này đang ám chỉ các lời đồn hoặc thuyết âm mưu mà chúng ta thường nghe nói tới. Keyser Söze là một biểu tượng cho điều đó được hiện thực hóa trong phim, trong hình ảnh một con người, một kẻ mà ai cũng nghĩ là họ biết rất rõ.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

………………..

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Sự Im Lặng Của Bầy Cừu – The Silence of the Lambs (1991): người, cừu, và nhộng

Kẻ Đâm Lén – Knives Out (2019): có những cách hợp pháp để làm điều đó!

Chuyến Tàu Băng Giá – Snowpiercer (2013): sự cân bằng dối trá

12 Con Khỉ – 12 Monkeys (1995): Mon(day) – keys giải mã Enddate

Đảo Kinh Hoàng – Shutter Island (2010): 3 cấp độ hiểu

Dòng Sông Kỳ Bí – Mystic River (2003): mặt tối của cuộc đời

Quái Xế – Taxi Driver (1976): chứng nhân thời đại

I Daniel Blake (2016): đừng biến chúng tôi thành kẻ tìm sự bố thí

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim American History X: đâu là lối thoát?

T2 Th5 18 , 2020
American History X (Khoảng Tối Lịch Sử Mỹ – 1998) là phim tâm lý, lấy đề tài về nạn phân biệt chủng tộc, nhưng không chỉ như vậy, phim còn đề cập đến nhiều vấn đề mang tính bao quát hơn đang tồn tại trong xã hội chúng ta, đặt […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese