The Double (Hai Số Phận 2014) là phim giả tưởng – tâm lý, nhân vật chính bỗng dưng bắt gặp một kẻ giống anh ấy nhưng đối lập về bản tính, phim dựa trên tiểu thuyết The Double của Fyodor Dostoyevsky xuất bản năm 1846. Có những điều chúng ta nghĩ là rất mới nhưng sự thật lại không phải vậy, nó luôn diễn ra từ xưa tới nay, cho đến khi ai đó khám phá ra bí mật này và trở thành kinh điển. Điều thú vị khi xem phim này là chúng ta sẽ nhìn thấy chính mình trong đó, trong cả 2 bản tính, và sau đó tự hỏi rằng chúng ta là ai, có lẽ là cả 2. IMDb 6.5
Chuyện kể về Simon James đang làm việc trong một công ty, anh ấy cố gắng chăm chỉ để vươn lên trong công việc nhưng có vẻ như điều đó hết sức khó khăn, nhiều sự việc phát sinh khi anh ấy gặp được James Simon là một kẻ biết sống thích nghi. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.
Phân tích ý nghĩa thông điệp
Có thể nói phim là một phiên bản được đơn giản hóa về cuộc sống của chúng ta, sẽ không thật sự khó hiểu nếu chúng ta tách 2 nhân vật ra riêng và ghép mỗi người vào 2 khoản thời gian trước và sau. Simon là chúng ta khi bắt đầu quá trình tham gia vào xã hội, tìm kiếm một công việc, chăm chỉ làm việc để đạt được thành công, lúc này trong tâm hồn chúng ta còn rất nhiều sự tin tưởng về những điều tốt đẹp đang tồn tại; nhưng sẽ rất nhanh thôi, chúng ta nhìn thấy nhiều bất công trong mọi thứ và mọi mối quan hệ giữa con người với con người. Kẻ chăm chỉ làm việc thì không được trả công xứng đáng, ở hiền lại không gặp lành; trong khi những kẻ sống bằng sự lương lẹo, nịnh bợ và dối trá lại được khen ngợi và tôn vinh. Thế là chúng ta biến đổi, chúng ta sống như họ, và chúng ta “thành công”.
Đối với vấn đề tình cảm trong tình yêu hoặc trong cách đối xữ với con người cũng y như vậy, sự chân thành không tạo ra được ấn tượng nào với cô gái mà ta muốn theo đuổi, sự hòa nhã không được đáp lại bằng sự hòa nhã; nhưng tất cả những điều đó sẽ thay đổi khi chúng ta nhận cái “đời thường” trong bản tính của mỗi người, và khi đó việc chinh phục được một cô gái trở nên không có gì là khó khăn, giống như anh chàng Don Juan viết hàng chục lá thư tình giống nhau nhưng chưa điền tên. Tất nhiên cái “đời thường” đó cũng có trong chúng ta, vì chúng ta muốn được thành công, muốn đạt được thứ mình muốn cũng như mọi kẻ khác.
Simon là một người rụt rè nhút nhát hoặc có thể gọi là hèn yếu, anh ấy có một tâm hồn đẹp và một trái tim giàu cảm xúc, nhưng như thế cũng chẳng ích gì trong việc kéo gần mối quan hệ với Hannah, vì những điều mà Simon sở hữu thì thuộc về tinh thần, sẽ chẳng ai có thể nhìn thấy được nếu không được biểu lộ ra bên ngoài. À! khi này chúng ta phải tự hỏi rằng tại sao Simon lại trở nên như thế? Đơn giản vì anh ấy đang sống trong một xã hội vận hành theo kiểu máy móc, rập khuôn, và già nua; cái xã hội ấy chẳng dạy được cho Simon bất cứ điều gì, trong nó không có một tâm hồn để có thể bộc lộ ra bên ngoài thì làm sao anh ấy học được cách bộc lộ nó ra. Nếu có bài học thật sự bổ ích thì đó là sự tồn tại, nghĩa là làm cách nào để khỏi chết – đấu tranh sinh tồn, giống như lời của vị cảnh sát, nếu người tự tử nhảy lệch qua phải 1m thì anh ta sẽ không chết.
Như tôi đã nói về chuyện tách Simon và James thành 2 quảng thời gian khác nhau, giả sử sau đó Simon đã hiểu được bản chất xã hội và anh ấy bị biến đổi thành một con người như James, nghĩa là học được bản chất của đấu tranh sinh tồn, học được sự thích nghi, học được việc đạt được mọi thứ bằng sự dối trá, hoặc bằng cách tô vẽ lên những thứ biểu hiện ở bên ngoài, vì con người phần đông chỉ thấy được bằng mắt thường. Kết quả là James không còn coi trọng những vẻ đẹp của tâm hồn và trái tim, anh ấy trở thành một cái xác năng động nhưng trống rỗng.
Cảnh mà Simon thấy về quả trứng và con gà thể hiện những điều mà tôi phân tích ở trên, quả trứng bị bao bọc bởi lớp vỏ cứng nhưng bên trong nó thì tràn đầy sức sống, sau đó quả trứng nổ ra một con gà chết, nó chỉ có cái xác, còn bên trong thì chẳng có gì. Có thể nói cái xã hội mà Simon và james đang sống đã tạo ra thứ gì, đó là những bản copy, nó tạo ra một lô những quả trứng và một lô những con gà chết, quả trứng thì chưa từng được sống thật sự, mà gà chết thì cũng vậy. Chính khi chúng ta nhận ra được điều này, chúng ta đã chạm được vào sự sống, hoặc nói cách khác là chạm đến tính hiện sinh trong đời sống, nên nhớ phim này dựa trên tiểu thuyết của Fyodor Dostoyevsky là một nhà văn và là tư tưởng gia về hiện sinh.
Nhưng để tìm thấy được tính hiện sinh lại không dễ khi mà con người sống theo tuyến tính thời gian, nghĩa là họ chỉ thấy được cái thực tại đang sống, họ bị xã hội biến đổi mà không nhận ra; chính vì thế mà Simon cần phải gặp James, quá khứ và tương lai cần gặp gỡ nhau trong hiện tại, để từ đó thấy được những thứ mà chúng ta nên bỏ đi và những thứ chúng ta cần giữ lại. Quả trứng là biểu tượng cho Simon (sự sống bên trong) và bản chất xã hội (vỏ trứng), khi Simon gặp gỡ James và hiểu anh ta, thì cũng giống như sự sống bên trong quả trứng đang chuyển hóa thành hình thái của con gà, vậy việc cần làm là con gà bên trong quả trứng phải tự phá vỡ cái vỏ để chui ra, nó tương ứng với cái kết phim mà chúng ta thấy, Simon đã “tự sát” bằng cách nhảy lầu, thật ra thì đó là một cú nhảy của tinh thần, phim chỉ cụ thể điều đó cho chúng ta thấy.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Bạn có thể tìm thấy ý nghĩa tương tự trong phim Black Swan hoặc Moon hoặc nhiều phim khác. Cảnh cuối khi Simon ở trong chiếc xe cứu thương, chúng ta thấy có 3 người; nếu các bạn có đọc những bài tôi viết gần đây thì sẽ hiểu tại sao lại là con số 3, đó là 3 bản tính của thế giới, cá nhân tính, cộng đồng tính (bản chất thế giới, sự sinh tồn) và tình yêu. Đó là lý do mà Simon cần lệch sang phải khi nhảy lầu “tự sát”, con người chỉ thật sự tìm được hạnh phúc khi hợp nhất được 3 yếu tố này. Cũng giống như chuyện Simon James và James Simon đều là một người, thì Hannah cũng vậy, đảo chiều cho tên của cô ấy thì cũng là y như thế, và những gì diễn ra với Hannah cũng giống như với Simon, nhưng nó được thể hiện theo cách khác đi, sau khi trải qua nỗi đau và sai lầm, cô ấy đã tìm được hạnh phúc thật.
Chiếc xe cứu thương cũng mang tính biểu tượng, đó là sự sống và là nơi chữa lành những vết thương. Khi có sự hợp nhất của 3 bản tính thì sự sống được đảm bảo, xã hội ổn định, cá nhân hạnh phúc, tình yêu được bảo vệ. Chúng ta hãy nhìn vào đời sống thực đang diễn ra trong hiện tại, tả và hữu đánh nhau, thế giới có xu hướng loạn lạc, tại sao? Vì thiếu sự yêu thương!
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
…………………….
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Thời Thơ Ấu Của Ivan – Ivanovo detstvo (1962): đừng sang bờ sự chết
Mặt Trăng – Moon (2009): tất cả chỉ là ảo ảnh
Thiên Nga Đen – Black Swan (2010): con đường của sự hoàn hảo và tự do – Nghệ Thuật
Kẻ Sát Nhân Không Mùi – Perfume: The Story of a Murderer (2006): phù du – vĩnh cữu
Chiếm Hữu – Possession (1981): cơn vật vã của sự tách biệt – Nghệ Thuật
Kẻ Thù – Enemy (2014): phụ nữ hay đàn ông, kiểm soát thế giới?
Hơn Cả Tiểu Thuyết – Stranger Than Fiction (2006): chúng ta là những Harold
Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng
Lạc Bước Đảo Hoang – The Red Turtle (2016): bí mật của sự sống
Mạng Lưới Thù Ghét – The Hater (2020): vấn đề không phải tả – hữu – new