Review ý nghĩa phim Renoir: nghệ thuật và cuộc sống

2

Renoir (Bức Tranh Thiếu Nữ – 2012) là phim nghệ thuật của Pháp, sau khi bạn đã xem qua quá nhiều phim của Hollywood và cảm thấy chán chê với những pha hành động kịch tính hoặc giết chóc, thì bạn sẽ tìm đến nền điện ảnh thiên về nghệ thuật của các nước châu Âu mà đặt biệt là Pháp. Nếu ai bước sang giai đoạn này thì tôi xin chúc mừng cho người đó, vì nhận thức đã nhảy lên một cấp độ mới, tất nhiên trừ những trường hợp “cố ý” tìm đến các phim nghệ thuật để thể hiện bản thân (cười), trường hợp này không hiếm trong xã hội đâu; nhưng điều thú vị là dù ban đầu người đó chỉ vì muốn “thể hiện”, sau đó họ cũng dần dần tiến lên trên con đường nhận thức của bản thân. Không cần biết mục đích ban đầu là gì, khi chúng ta chọn đúng cái đẹp để theo đuổi, dần dần cái đẹp đó sẽ cảm hóa tâm hồn chúng ta. IMDb 6.5

Phim kể về vài chuyện diễn ra trong gia đình Renoir – một gia đình có truyền thống theo đuổi nghệ thuật. Một cô gái trẻ được thuê để làm người mẫu cho vị họa sĩ già, sau đó là người con trai của họa sĩ trở về từ cuộc chiến và … bạn nên xem phim để biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Mặc dù phim dựa trên câu chuyện có thật của gia đình Renoir, nhưng chúng ta cũng nên hiểu rằng mọi bộ phim đều được thực hiện để mang đến cho người xem một điều gì đó có ý nghĩa, điều tiếp theo là chúng ta tự ngẫm xem ý nghĩa đó nằm ở đâu và nó như thế nào. Là một phim nói về nghệ thuật hội họa thì sẽ không thiếu những cảnh quay đẹp và thơ mộng, cũng không thiếu vài cảnh “nóng”, tuy nhiên nếu tâm hồn người xem đạt được mức độ nhận thức nào đó, họ sẽ xem với thái độ thưởng thức vẻ đẹp hơn là muốn “ăn” vật / người làm mẫu. Tôi vốn không muốn nhắc gì đến cái gọi là cảnh “nóng”, vì khi làm thế thì giống như đang chà đạp lên tác phẩm, nhưng cái phần “xác thịt” đó thường tồn tại ở phần đông con người. Giống như câu nói của lão họa sĩ trong phim “luôn luôn là xác thịt” khi ai đó nhìn các bức họa mà không hiểu vẻ đẹp được thể hiện.

Mục đích của nghệ thuật là gì? Rất khó để đưa ra một định nghĩa rõ ràng với thứ mang tính trừu tượng, nhưng chúng ta có thể hiểu sơ lược rằng nghệ thuật được tạo ra để thể hiện hoặc lưu trữ vẻ đẹp của tạo hóa trong tác phẩm của nó. Và điều trọng yếu nhất, đó là vẻ đẹp ấy phải đến từ sự tự nhiên chứ không phải giả tạo. Vậy sự tự nhiên có ở đâu trong cách tạo dáng của người mẫu? Đó là khi họ có được sự buông lõng và thoải mái trong các tư thế, ví dụ như cảnh thiếu nữ khỏa thân nằm trên sofa, giống như cô ấy đang nằm ngủ hoặc ngắm nhìn cảnh vật ngoài cửa sổ hơn là đang cố tình tạo dáng; nói cách khác thì sự sắp đặt chỉ là bước khởi đầu hoặc mang tính khái quát, còn sự tự nhiên thì nằm ở chi tiết; hoặc giống như cảnh các cô gái đùa giỡn bên bờ suối, sự sắp đặt là chủ đề bức họa, nhưng những gì diễn ra bên bờ suối là hoàn toàn tự nhiên, họ đùa giỡn với dòng nước và với nhau đều tự nhiên như một buổi cắm trại dã ngoại, và người họa sĩ mang cái đẹp tự nhiên – hồn nhiên đó vào tranh.

Trong gia đình Renoir có rất nhiều phụ nữ làm công mà không cần được trả lương, hầu hết họ đều đã – đang – sẽ là người mẫu của người họa sĩ, vì sự cảm hóa bởi cái đẹp nên họ tự nguyện ở lại bên người họa sĩ. Bạn có tự hỏi tại sao họ lại chọn điều đó? Vì khi họ được làm người mẫu, họ đang thể hiện cái đẹp, hòa vào cái đẹp và đang sống trong cái đẹp của thiên nhiên và tạo hóa, không thể phủ nhận rằng đó là một cuộc sống vô cùng hạnh phúc. Khi người họa sĩ muốn có một tác phẩm giá trị, thì phải tìm kiếm cái đẹp để lưu giữ nó, nhờ nỗ lực tìm kiếm, họ khám phá ra nhiều cái đẹp hơn, khám phá càng nhiều thì càng hiểu nhiều và sẽ phát hiện nhiều hơn nữa, đó là một chuỗi liên tiếp nối liền nhau và nó tạo ra một cuộc đời đẹp. Nói cách khác, khi con người theo đuổi nghệ thuật chân chính, nghệ thuật sẽ giúp người đó thoát khỏi những điều xấu xa hoặc sự sa ngã đang tồn tại trong cuộc sống.

Điều tôi vừa nói cũng ứng với những gì đã diễn ra đối với Andrée – cô gái người mẫu muốn theo đuổi nghệ thuật, khi chàng trai thất hứa và muốn ra chiến trường lần nữa, cô ấy bỏ việc làm người mẫu, nhưng sau đó cô ấy đã làm gì? Cô ấy chìm vào sự trụy lạc ở một nhà thổ, sống như gái điếm. Có thể nói rằng được trở thành người mẫu cho một họa sĩ chân chính là điều rất may mắn đối với Andrée và tương lai của cô ấy, nghệ thuật chân chính đã kéo cô ấy ra khỏi vũng bùn – nơi hủy hoại biết bao nhiêu cô gái đẹp. Trong phim có chi tiết nói rằng Andrée được giới thiệu bởi vợ của người họa sĩ trước khi bà ấy mất, nghĩa là không phải ai cũng được chọn để trở thành người mẫu cho ông lão họa sĩ, cô gái được chọn phải là một người muốn theo đuổi nghệ thuật mà vẫn giữ được sự hồn nhiên vốn có ban đầu.

Khi nói về nghệ thuật, ông lão Renoir chỉ xem bản thân như một “công nhân” chứ không phải là một “nghệ thuật gia”; hàm ý rằng, để trở thành một nhà nghệ thuật chân chính thì xuất phát điểm không phải là tham vọng mà là tình yêu trong sáng dành cho loại hình nghệ thuật người đó chọn. Vì khi chúng ta dùng từ “tham vọng”, thì tình yêu mà người đó có lại không dành cho nghệ thuật, thứ họ thật sự yêu là danh vọng – tiền tài – địa vị, nếu họ không yêu cái đẹp trong nghệ thuật thì làm sao có thể toàn tâm toàn ý dành cho nó, và làm sao có thể hiểu nó rồi đắm chìm trong nó? Ngoài ra thì khi con người sống trong nghệ thuật chân chính, nó sẽ giúp họ nhận ra nét đẹp của bản thân và của người khác, và tình yêu sẽ phát sinh để gìn giữ nhau.

Nghệ thuật chân chính giúp con người nhận ra vẻ đẹp của nhau

Trước khi trở thành họa sĩ thực thụ, công việc của ông lão Renoir là vẽ tranh trên gốm – một loại hình nghệ thuật thủ công khác, nhưng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã gần như loại bỏ ngành thủ công này, họ tạo ra những sản phẩm hàng loạt, nếu ông lão vẫn tiếp tục nghề cũ thì ông ấy sẽ biến thành công nhân thật sự, chứ không phải là “công nhân” của nghệ thuật. Tình yêu đối với hội họa đã giúp nhà họa sĩ rời bỏ con đường tầm thường và rẽ sang con đường nghệ thuật mang tính thuần túy. Đối với ông lão Renoir thì nghệ thuật phải tạo ra được một sản phẩm có thực như cái ghế hoặc cái bàn, nên ông ấy không thích nghề biểu diễn trên sân khấu của người con trai cả, vì loại hình đó mang tính phù du.

Tuy nhiên nếu sự phát triển của khoa học kỹ thuật vùi lấp vài loại hình nghệ thuật thì nó cũng sản sinh ra một loại hình mới, đó là điện ảnh, nhờ đó, loại hình biểu diễn từ sân khấu dần được chuyển sang màn ảnh. Thời đại sẽ làm thay đổi nhiều thứ, và chỉ những gì thật sự có giá trị mới có thể tồn tại qua sự bào mòn của thời gian, một nghệ sĩ chân chính sẽ sớm nhận ra điều này để có được lựa chọn sáng suốt.

Bộ phim không chỉ đề cập đến nghệ thuật hội họa, mà còn nói về bản tính Pháp. Văn hóa Pháp rất giàu cảm xúc, điều này khiến cho người Pháp rất dễ sa ngã vào đam mê “xác thịt”, nhưng nhờ có sự tồn tại của một nền văn hóa giàu tính nghệ thuật lâu đời nên nó trở thành một “tấm khiên” bảo vệ họ không bị sa ngã – tương ứng cảnh cuối trong phim, cô gái đang khuyến khích đứa trẻ bước đi những bước đầu tiên trong đời. Điều này rất dễ thấy khi chúng ta so sánh nền điện ảnh của Pháp và Mỹ, điện ảnh Hollywood phát triển rất nhanh và khủng khiếp, nhưng trong nó cũng tồn tại vô số khuyết điểm, khi mà có quá nhiều kẻ hám lợi đang lợi dụng nghệ thuật, họ tạo ra những bộ phim góp phần đầu độc xã hội và khiến cho tâm hồn con người trở nên què quặt và biến thái. Điều này có thể tương ứng với chi tiết người con cả thì bị thương ở tay, còn người con thứ 2 thì bị thương ở chân, tức loại hình nghệ thuật mới là điện ảnh đã có phần lệch khỏi tính nghệ thuật thuần túy.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Trở lại với điện ảnh Pháp, chúng ta thấy rằng tuy không phát triển như cách mà Hollywood đã thể hiện, nhưng về tính nghệ thuật thì điện ảnh Pháp hoàn toàn vượt qua Mỹ khi xét tổng quát. Những bộ phim do Pháp sản xuất luôn giàu tính nghệ thuật và nhân văn, chính vì vậy nó cũng ít được ưa chuộng hơn; nhưng như tôi đã nói ở trên, khi nhận thức của chúng ta được nâng cao hơn, chúng ta có xu hướng tìm đến phim Pháp nói riêng và phim châu Âu nói chung, vì trong các bộ phim này ẩn chứa nhiều cái đẹp hơn, những cái đẹp không dễ nhận ra đối với đa số.

“Luôn luôn là xác thịt” không đơn thuần ám chỉ về những đam mê thể xác, nó còn nói đến bản năng trong bản chất của con người, ví dụ như dục vọng hoặc ham muốn đối với sự giết chóc của con người. Cuộc chiến nào rồi cũng sẽ kết thúc, và đôi khi việc người ta muốn dấn thân vào giết chóc là xuất phát từ một lý tưởng cao đẹp nào đó, tuy nhiên bản chất thật sự của chiến tranh vẫn là vô nghĩa, giống như việc người con thứ 2 đã theo nghiệp lính 10 năm để bảo vệ cho những kẻ như gã bán đồ cũ. Xét theo lẽ thường thì với bản chất con người, sẽ rất khó không xẩy ra việc giết chóc; nhưng nếu con người nhận ra được những vẻ đẹp đang tồn tại trong đời sống, thì tự khắc họ muốn sống trong vẻ đẹp, tạo ra vẻ đẹp chứ không phải là sự giành giật và tàn phá cuộc sống của nhau.

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

…………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Thiên Nga Đen – Black Swan (2010): con đường của sự hoàn hảo và tự do

Ngày Tận Thế – Melancholia (2011): nỗi u sầu ẩn giấu

Suối Nguồn – The Fountain (2006): suối nguồn sự sống

Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách

Bức Chân Dung Bị Thiêu Cháy – Portrait Of A Lady On Fire (2019): quý bà trong bão lửa

Nửa Đêm Ở Paris – Midnight In Paris (2011): cảm xúc thật vs vẻ bề ngoài

Một Thời Ở Anatolia – Once Upon a Time in Anatolia (2011): ánh sáng thiên thần trong đêm

Người Soát Vé – Kontroll (2003): đợi chờ nàng Thỏ thiên thần

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

2 thoughts on “Review ý nghĩa phim Renoir: nghệ thuật và cuộc sống

    1. Những bài này phải đăng ký Thành Viên mới đọc được 🙂 , bạn đã đọc được chưa? mình thấy bạn đăng ký thành viên rồi mà ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim Ida: không có gì ở phàm trần

T4 Th9 30 , 2020
Ida (2013) là phim nghệ thuật của Balan, lấy đề tài hậu thế chiến thứ 2, phim chỉ sữ dụng 2 màu trắng đen, thời lượng ngắn 82 phút, nội dung rất đơn giản. Tuy nhiên có điều gì đó không đơn giản ở bộ phim này, đó là nó […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese