Loving Vincent (Vincent Thương Mến – 2017) là phim hoạt hình nghệ thuật kể về họa sĩ Vincent van Gogh, phim được hoàn thành bởi 65000 bức tranh vẽ tay của hơn 100 họa sĩ – ít ra thì đây là điều khiến người ta quan tâm hơn là chuyện gì thật sự diễn ra đối với vị họa sĩ thiên tài này. Điều đó cũng giống như cách mà ông ấy đã bị phần đông con người hắt hủi khi còn sống, sau đó lại được tôn vinh khi đã chết. Với tôi thì ngược lại, ý nghĩa của phim này – về cuộc đời của ông ấy lại có tác dụng giúp giải mã những đứa con tinh thần được vẽ lên các tấm vải thô. Lúc trước tôi không hiểu về những con Quạ đen, giờ đây tôi đã hiểu … đôi chút; có vẻ chính những con Quạ đã giết chết ông ấy, nhưng ông ấy vẫn thương yêu chúng. À! phim không đơn giản như nhiều người đã nghĩ, có vẻ như với một số người thì hầu hết phim của phương tây đều đơn giản. IMDb 7.8
Phim kể về thời gian sau cái chết của Vincent van Gogh khoản 1 năm, trong quá trình tìm kiếm “ai đó” để giao lại bức thư cuối cùng của Vincent viết cho người em trai là Theo, thì người đưa thư cũng được biết về những năm mà Vincent còn sống. Xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp.
Phân tích ý nghĩa thông điệp phim
Trước khi phân tích, chúng ta nên xác định rõ là bài viết nói về một Vincent của chính bộ phim này, và việc gần gũi với một Vincent thật sự như thế nào thì chúng ta không thể biết được. Phim bắt đầu bởi sự tồn tại của một lá thư từ … người chết, vì lá thư ấy vừa đến tay người đưa thư thì tin chủ lá thư tự sát đã khiến ông ta bối rối, 6 tháng trôi qua, người lẽ ra sẽ nhận thư cũng chết nên nó vẫn nằm trong tay người đưa thư; nhưng cũng vì thế, lá thư giống như một nỗi niềm khó giãy bày, vì chủ lá thư là người mà lão đưa thư luôn yêu mến, nên nó phải được giao cho “ai đó” xứng đáng nhận được.
Từ xưa đến nay, ít có thiên tài nào được xem trọng ở quê nhà, ít có đứa con nào được chính cha mẹ xem trọng, trừ phi đứa con ấy đạt được những thứ mà hầu hết người đời theo đuổi như tiền tài – danh vọng – địa vị. Nỗi đau của Vincent còn sâu sắc hơn, khi bị sự hắt hủi của chính cha mẹ chỉ vì trước ông ấy từng xuất hiện một “Vincent” khác nhưng đã chết. Các bạn có cảm thấy lạ không, khi mà con người cứ tiếc nuối những điều đã chết hoặc không còn tồn tại, trong khi có những điều tốt đẹp và sống động đang diễn ra trước mắt họ.
Bạn có biết tại sao Vincent và Theo luôn yêu quý nhau? Mặc dù phim kể về Vincent, nhưng những gì diễn ra với Theo cũng tương tự với Vincent, cả 2 người em trai phải sống dưới cái bóng mờ của người anh trai đã chết khi còn nhỏ. Chúng ta cũng thấy điều tương tự ở người phụ nữ trung niên tại nhà ông bác sĩ, bà ấy rất sùng đạo, nhưng tính tình khi đối xữ với con người lại khá lạnh nhạt và thiếu lòng trắc ẩn dù là với người đã chết như Vincent; nghĩ xa hơn một chút, con người có thể yêu một Đức Jesus đã “về trời”, lại bỏ mặc những Đức Jesus còn “ở thế gian”, vì Ngài từng nói “ai làm điều gì cho những người bé mọn này là làm cho chính ta”. Đó là thực tế mà chúng ta thường thấy.
Cái thực tế đó cũng giống như việc cô chủ quán tốt bụng đã không cho anh chàng đưa thư ngủ lại quán trọ khi anh ta mất việc và không còn tiền; cũng giống như người cho thuê những chiếc xuồng để dạo trên sông, anh ấy yêu mến Vincent nhưng im lặng khi có người làm nhục Vincent, chỉ vì anh ấy sợ sẽ ảnh hưởng đến chuyện làm ăn; hầu hết mọi người đều như vậy khi đối xữ với nhau, rồi khi bị vạch trần, họ dùng nhiều lý lẽ để biện hộ cho sự hèn nhát đó, đặt biệt là khi sự dũng cảm ảnh hưởng đến lợi ích của họ.
Còn với những người không có lòng trắc ẩn thì sao? Bộ phim so sánh họ giống như những đứa trẻ thường ném đá Vincent khi nghe nói ông ấy giống như một người bệnh tâm thần, dù ông ấy chưa hề làm tổn hại đến họ; một đoạn mô tả hàm ý này là cảnh 3 người đàn ông say rượu đã ngạt chân cậu bé; những người đàn ông đó và những cậu bé ném đá Vincent là giống nhau về bản chất. Đặt riêng cậu bé bị gạt chân và thường ném đá Vincent ra để phân tích, thì tính hồn nhiên thuộc về Vincent, còn tính “gian ác” thuộc về phần đông con người; hoặc cậu thanh niên trẻ tuổi tên René cũng giống vậy, René thường làm nhục Vincent, sau đó lại mời ông ấy uống rượu để tạ lỗi, đó là tính 2 mặt đáng hận và đáng yêu trong bản chất con người. Cái đáng hận đã khiến cho những tâm hồn nhạy cảm như Vincent phải sống trong khổ đau, nhưng cái đáng yêu lại làm ông ấy không thể không yêu mến họ và tìm đến làm bạn với họ.
Bạn có biết tại sao Vincent yêu mến những cô gái điếm đến nỗi cắt tai để làm quà? Vì ông ấy cảm thông cho hoàn cảnh của họ, khi xét theo cách nào đó thì họ và ông ấy là giống nhau – đều bị xã hội khinh khi và ruồng bỏ; hành động cắt tai thể hiện tình yêu chân thật, nó khác với việc tìm đến gái điếm để thỏa mãng dục vọng rồi sau đó trả tiền. Tất nhiên là những cô gái điếm không hiểu điều mà Vincent đã làm, họ cũng như những người khác đều nghĩ là ông ấy bị điên.
Người mẹ và người phụ nữ trung niên ở nhà bác sĩ thì đều như nhau, họ quá “già cỗi”, cảm xúc đã chai lì để có thể thấy được vẻ đẹp trong tâm hồn Vincent. Ngược lại, 2 cô gái trẻ, cô chủ quán và con gái ông bác sĩ lại thấu hiểu được vẻ đẹp trong tâm hồn và tài hoa của Vincent. Đó cũng là sự đối lập giữa già cỗi và trẻ trung của cái phần cảm xúc nơi con người khi đối diện với thời gian. Sống càng lâu, sự nhạy cảm về sự sống càng bị bào mòn, nó dần bị thay thế và bao vây bởi các định kiến và sự chết.
Trong phim này, có 3 người thật sự hiểu Vincent, đó là Theo, ông bác sĩ, và lão đưa thư. Họ hiểu Vincent vì hoàn cảnh sống khiến họ cảm nhận được nỗi đau của ông ấy, họ cũng đau đớn như ông ấy. Từ đó dẫn đến thông điệp trọng tâm của bộ phim này; chính là cuộc sống tồn tại 2 hiện thực song song, nếu con người chọn lựa sống thật với chính mình thì sẽ bị xã hội hất hủi, còn nếu lựa chọn sống theo hiện thực xã hội thì phải từ bỏ ước mơ và bản chất thật của bản thân mình. Và dù chúng ta chọn lựa hiện thực nào đi nữa thì cũng không thể tránh được việc sống trong sự dằn vặt, cũng chính nó đã tạo ra căn bệnh tinh thần phân liệt mà chúng ta thường thấy, thế giới hiện đại của chúng ta không ít người bị bệnh này và sau đó dẫn đến hành vi tự sát.
Những gì mà Theo trải qua đều giống như Vincent, nhưng ông ấy chọn sống theo hiện thực xã hội, và vì hiểu Vincent nên Theo đã cố gắng hết sức để cung cấp chi phí cho người anh theo đuổi con đường nghệ thuật, dù rằng việc đó khiến cho gia đình của Theo khốn đốn; không ngạc nhiên khi mà Theo đã chết sau Vincent 6 tháng, vì Theo đã mất đi người anh có thể san sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống. Bạn có hiểu điều tôi đang nói? Khi Theo nhìn thấy Vincent thể hiện được tài hoa trong hội họa, thì ông ấy cũng có cảm giác bản thân đang được sống trong ước mơ của chính mình – gián tiếp qua người anh, điều đó giúp Theo có đủ dũng cảm khi đối diện với những khổ đau trong đời sống.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Còn với vị bác sĩ, cũng tương tự, ông ấy khát khao trở thành họa sĩ, nhưng hiện thực cuộc sống buột ông trở thành bác sĩ; do đó khi bắt gặp con người tài hoa dám sống thật và dám theo đuổi ước mơ thì ông ấy vô cùng yêu mến và quý trọng; ông ấy tìm thấy một “chính mình” khác trong con người của Vincent. Tuy nhiên khi nói về vị bác sĩ này thì chúng ta tạm dừng một chút để nói đến một thông điệp khác cũng không kém phần quan trọng và nó gắn liền với 2 từ “hiện sinh”.
Đó là việc vị bác sĩ đã ngăn con gái của ông ấy tiếp xúc với Vincent, vì ông ấy nghĩ rằng việc đó có thể ảnh hưởng đến việc Vincent thể hiện hết tài hoa trên con đường hội họa. Câu hỏi được đặt ra là, tại sao Vincent lại yêu hội họa và theo đuổi hội họa? Vì hội họa là thứ giúp ông ấy bày tỏ nỗi niềm ra với cuộc sống và với con người; hội họa là nơi để trải ra những vẻ đẹp của thế giới và của cuộc sống, nơi thể hiện tình yêu lẫn sự đau khổ; mà tất cả những điều này thì Vincent không thể nói được cho người khác hiểu. Trên tất cả, Vincent muốn có được một cuộc sống hạnh phúc như bao kẻ khác, nhưng ông ấy không có được; Vincent muốn cha mẹ yêu thương mình, muốn mọi người yêu quý, dù ông ấy quá nhạy cảm nên trở thành lập dị trong mắt họ.
Tiếc thay con người không có đủ tình yêu hoặc lòng trắc ẩn để làm được điều mà Vincent luôn khát khao, cái hạnh phúc trong hiện sinh của mỗi người mới là thứ quý giá nhất với người đó; và nghệ thuật chỉ là thứ công cụ để biểu hiện sự khát khao đó mà thôi. Đây chính là điều mà vị bác sĩ đã không thật sự hiểu Vincent nên đã ngăn cản con gái của ông ta, và dẫn đến chuyện cãi nhau giữa họ, và góp phần vào cái chết của Vincent. Cái chết của Vincent có thể do ông ấy tự sát, hoặc do người khác bắn thì đều giống nhau về mặt bản chất. Nếu viên đạn được bắn từ ai đó là viên đạn thật, thì cách mà người đời đối xữ với Vincent lại là viên đạn của tâm hồn, nếu con người có thể yêu thương nhau và mang đến hạnh phúc cho nhau thì chả ai nghĩ đến chuyện tự sát.
Giờ chúng ta nói đến những con Quạ đen trên cánh đồng, Quạ là loài chim khá dạng dĩ và hung bạo, chúng thường ăn xác chết lẫn những sinh vật sống nếu sinh vật đó không có khả năng phản kháng, nghĩa là nếu một con người còn sống mà bị trói chặt trên mặt đất, thì anh ta có thể bị đàn Quạ ăn sống. Có thể nói hình ảnh những con quạ có phần nào giống với bản chất con người khi họ sống trong bản năng, một con người nếu có được nhận thức như con người thì sẽ không như vậy; nếu có sự so sánh cho dễ hiểu thì những con quạ ấy giống những đứa trẻ đã ném đá Vincent, bọn trẻ đó làm ông ấy đau đớn nhưng ông ấy cũng không thể căm ghét bọn trẻ đó, vì bọn trẻ không hiểu được việc chúng làm. Đó là lý do mà Vincent cũng yêu thương những con Quạ trên cánh đồng và vẽ chúng trong những bức tranh của ông ấy.
Những bức tranh của Vincent van Gogh cũng khiến tôi nghĩ đến một điều, liệu thế giới mà tôi và bạn đang nhìn thấy thì có thật sự giống y như nhau trong mắt mỗi người? Ồ! Chúng ta luôn nghĩ rằng là chúng y như nhau, nhưng làm sao để biết chắc điều đó khi tôi không phải là bạn và bạn không phải là tôi? Câu hỏi đó của tôi mang tính siêu hình vì nó đã vượt qua kinh nghiệm của mỗi chúng ta. Tranh của Vincent van Gogh cũng giống vậy, nó đã mở ra nhiều phương hướng mới cho nhiều họa sĩ sau này, mở ra cách mà chúng ta nhìn cuộc sống và thể hiện trong hội họa. Nên nhớ rằng xuất thân của Vincent van Gogh không phải là một họa sĩ chuyên nghiệp, những bức tranh của ông ấy được vẽ bằng cách vẽ của riêng ông ấy. Và theo cách đó, mỗi người chúng ta đều có thể trở thành họa sĩ, chỉ là, liệu tâm hồn của chúng ta có đủ nhạy cảm và đủ dũng cảm cũng như khát vọng để “vẽ” lên bản chất của sự sống hay không; không chỉ là hội họa mà còn trên những nẻo đường nghệ thuật khác nữa.
Sau chuyến hành trình để trao đi lá thư thì người con trai của lão đưa thư đã trưởng thành hơn để có thể đối diện với thực tế nghiệt ngã của cuộc sống, anh ấy đã hoàn toàn thay đổi khi so với lúc đầu, đó chính là di sản của những con người như Vincent van Gogh, di sản đó là cuộc đời của họ, sự đấu tranh của họ, ý nghĩa nằm trong những đứa con tinh thần của họ; chứ nó không phải là chuyện bức tranh đó giá trị bao nhiêu triệu đô la. Và đây chính là thông điệp quan trọng thứ 3 mà bộ phim muốn truyền tải. Bản thân bộ phim này cũng vậy, nếu nó sáo rỗng, thì dù nó có hoàn thành từ 100.000 hay một triệu bức tranh vẽ thì nó vẫn là một bộ phim thứ cấp mà thôi. Nhưng chẳng ai đủ dũng cảm để làm một bộ phim về một họa sĩ tài ba như Vincent van Gogh mà nội dung sáo rỗng hoặc đơn giản. Phim hay, nên xem, chúc các bạn xem phim vui vẻ.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Có Nên Chăng Chấm Dứt – I’m Thinking Of Ending Things (2020): không bao giờ! Đó là câu trả lời – new
Thiên Nga Đen – Black Swan (2010): con đường của sự hoàn hảo và tự do – Nghệ Thuật
Chiếm Hữu – Possession (1981): cơn vật vã của sự tách biệt – Nghệ Thuật 1k
Bên Dưới Làn Da – Under the Skin (2014): ‘thức ăn’ của những vì sao – Nghệ Thuật
Ngày Tận Thế – Melancholia (2011): nỗi u sầu ẩn giấu – Nghệ Thuật 1k
Thảm Họa Diệt Vong – Cloverfield (2008): cuộc sống thật đẹp khi camera không rung 1k
Suối Nguồn – The Fountain (2006): suối nguồn sự sống – Nghệ Thuật 1k
Hạnh Phúc Của Lazzaro – Happy as Lazzaro (2018): hạnh phúc của thánh 1k
Ngôi Lều Huyền Bí – The Shack (2017): tha thứ để được hạnh phúc 1k
Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng 1k
Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi 1k
Lạc Bước Đảo Hoang – The Red Turtle (2016): bí mật của sự sống – 1k
Hương Đàn Bà – Scent of a Woman (1992): thử thách đầu đời 1K
Người Soát Vé – Kontroll (2003): đợi chờ nàng Thỏ thiên thần – Nghệ Thuật 1K