Kontroll (Người Soát Vé – 2003) là một trong vài bộ phim tôi rất thích của vô số phim mà tôi đã xem. Bởi phim tồn tại một câu chuyện đẹp trong muôn vàn sự hỗn loạn mà con nngười đã tạo ra. Bộ phim của đất nước Hungary này hàm chứa vô số ý nghĩa về cuộc sống của chúng ta, dù rằng nội dung phim có phần tăm tối, đôi khi tạo cảm giác “bẩn thỉu”, nhưng chúng ta vẫn thấy từng chi tiết của nó tỏa ra một sức sống mãnh liệt và một nét đẹp bí ẩn khó tả, những gì chúng ta thấy thì vừa giống với hiện thực, lại không tầm thường như hiện thực, phim không hề nặng nề, ngược lại, nó vô cùng hài hước và châm biếm. Tôi đang nói rằng đây là một bộ phim nghệ thuật khá hoàn hảo (thật sự thì tôi cũng chẳng hiểu gì về nghệ thuật điện ảnh cho lắm – cười), mà bạn biết đấy, khi dùng từ “nghệ thuật” thì nghĩa là mỗi chi tiết đều mang tính ẩn dụ. IMDb 7.7
Phim bắt đầu trong khung cảnh một người phụ nữ trung niên say xỉn (có lẽ là gái điếm) đang theo thang máy tự động đi xuống ga tàu điện ngầm vắng hoe, đó là thời điểm sắp đến buổi sáng. Cô ấy đang chờ chuyến tàu sắp đến, dù rất say, cô ấy vẫn nhận ra vạch vàng báo hiệu nguy hiểm và lùi về, rồi bất thần khi tàu điện vừa đến, ánh đèn vụt tắt và sáng lại, cô gái biến mất, thứ còn lại là một chiếc giày cao gót màu đỏ. Cô gái ở đâu? Có lẽ là phía dưới đường ray của con tàu. Có điều gì đó vô cùng tối tăm và độc ác đang hiện diện nơi này – phía dưới lòng đất, và nó đã lướt qua khi vắng bóng con người, lấy đi mạng sống của kẻ đơn độc không còn tỉnh táo.
Cảnh tiếp theo là một thanh niên đang nằm ngủ trên sàn của nơi đón tàu, khi con tàu đến, anh ta tỉnh giấc, mũi đang chảy máu, một người đàn ông có vẻ nhút nhát bước ra từ con tàu và chỉ cho anh ta thấy vết máu trên mũi. Chàng thanh niên đó là Bulcsú – một người soát vé, người đàn ông đó có vé tàu và là một người tốt, ít ra thì vẫn còn đâu đó vài người tốt khi đi qua chốn này. Tại sao tôi nói vậy? Vì khi bạn xem tiếp, bạn sẽ hiểu rằng có khá nhiều những kẻ đi tàu là “tên khốn”. Như vậy chúng ta có 2 cảnh liên tiếp nhau nhưng đối lập nhau, bóng tối và ánh sáng.

Phân tích ý nghĩa thông điệp
Đối với một phim đậm tính nghệ thuật biểu diễn và sắp đặt, rất khó hiểu hết các tầng ý, nên tôi chỉ nói qua vài điểm trọng yếu hoặc thú vị. Nếu phải tìm một nơi nào đó để có được cái nhìn tổng quát về xã hội mà chúng ta đang sống, thì có lẽ ga tàu điện ngầm là nơi phù hợp nhất, và có thể xem đó là biểu tượng cho một xã hội thu nhỏ. Ở nơi này chúng ta thấy đủ mọi thành phần đến và đi, thấy được cả những mặt trái của xã hội. Tất nhiên nơi này cũng được điều hành bởi một hệ thống quản lý, có những người giữ gìn trật tự và kiểm soát, có camera giám sát.
Khi nói về cô gái bị xô xuống – là người thứ 7 trong tháng, vị quản lý bảo rằng “Tổng công ty lo ngại ảnh hướng xấu đến hình ảnh ngành đường sắt… Nhưng việc hành khách bước xuống đường ray thay vì vào tàu không phải lỗi do ta“, câu nói này mang đầy sự châm biếm về trách nhiệm của những người điều hành hệ thống, điều mà họ lo lắng là “hình ảnh” của họ chứ không phải sự nguy hiểm đối với hành khách. Mặc dù lo lắng, họ có làm gì để thay đổi tình hình? Hoàn toàn không, mọi thứ vẫn diễn ra như cách nó vẫn diễn ra từ trước đến giờ, giống như hình ảnh người đàn ông dùng bật lửa châm thuốc, ngọn lửa bốc cao làm cháy sém lông mi và lông mày, nhưng ông ta không chỉnh lại bật lửa mà đưa nó ra xa, tiếp tục châm thuốc và sau đó cất vào túi.
Hoặc như anh chàng Muki thích ăn khoai tây chiêng, khi lão già đồng nghiệp cảnh báo nó có thể gây trụy tim, anh ta bảo rằng đếch cần sự quan tâm đó, lão già vẫn nói, anh ta bắt đầu nóng giận và … ngất đi, mặt đập xuống dĩa thức ăn. Việc ngất đi đối với Muki là chuyện thường, tôi đã thật sự giật mình khi xem phim lần đầu. Việc hành khách bị xô xuống đường ray cũng là chuyện thường, đội dọn dẹp tai nạn vừa làm công việc hốt xác hết sức bình tĩnh vừa nói về cách chế biến thức ăn với nước sốt cà chua. Nếu phải dùng thứ gì đó để miêu tả rõ nhất về bản chất của hệ thống này, thì đó phải là mẫu quảng cáo mà họ đã dùng, xác một chiếc ô tô dập nát – nghĩa là “đi tàu điện thì an toàn hơn là ô tô” (haha), họ không bảo rằng “hãy đi tàu điện vì tiết kiệm và tiện lợi” hoặc điều gì tương tự như vậy, họ dùng sự tồi tệ khác để “khủng bố” hành khách.
Mỗi khi những người soát vé bắt đầu công việc của họ, nó diễn ra như một cuộc chiến thật sự, với đủ mọi hình thái, từ vận dụng cơ bắp, cho đến đấu trí, thi chạy với “vận động viên điền kinh”, đấu với thú dữ – hành khách mang chó theo để trốn vé tàu, phải đối mặt với ma cô, gái điếm, người nhập cư (TQ), bọn cớm, những kẻ bần cùng, bọn du đảng v..v. Tuy vậy, may mắn đã đến với Bulcsú, vì anh ấy bắt gặp một nàng Thỏ trên con tàu, cô ấy đã khiến trái tim anh ấy run rẩy.

Việc phải sống và làm việc trong một môi trường như thế, không phải bất cứ ai cũng có thể chịu đựng được, đặt biệt là với vài người hiền lành như Laci, anh ấy thường xuyên bị gã hành khách trốn vé đánh đập, đến một ngày nào đó Laci đã cắt cổ gã. Hoặc chuyện Gonzó thách đấu “chạy tàu” với Bulcsú, đó là một trò chơi mạo hiểm có thể chết người, nhưng nó tạo ra sự kích thích, nó khiến con người quên đi thực tại nghiệt ngã mà họ đang sống. Sau vụ giết người của Laci, tất cả các nhân viên đều phải được kiểm tra về tâm thần. Một anh chàng bảo rằng “Tôi thấy sợ nếu có ai đó nói trong não mình!“, lão già ở bên cạnh bảo “Không thể có sóng nếu không có nước, hiểu không?”, anh ta ngơ ngác (haha, ý bảo rằng trong đầu anh ta chỉ toàn là nước chứ không có não). Bởi vì tất cả nhân viên đều có vấn đề về tinh thần (cười), nên họ đều được qua cuộc kiểm tra.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Khi nghĩ về Bulcsú, chúng ta tự hỏi rằng anh ấy là người thế nào? Tại sao anh ấy sống trong sự chán chường, ngủ ở tầng hầm mà không về nhà? Sự thật thì Bulcsú là một người có tài năng, nhưng anh ấy quá mệt mỏi vì cứ phải tranh đấu, lại không tìm thấy ý nghĩa thật sự trong sự tranh đấu đó, như lời anh ấy đã nói “Khi nào mà anh thức dậy mỗi sáng, anh thấy hàng ngày mình phải chiến thắng mọi thứ để chứng minh anh giỏi mọi việc, tôi lúc đó lo lắng điều gì sẽ đến nếu tôi không phải người giỏi nhất”. Nhưng liệu cái cuộc sống mà Bulcsú đang chọn có phải là sự lựa chọn đúng đắn? Để hiểu được điều này thì chúng ta phải nghe câu chuyện mà bác lái tàu đã kể:
“Một người bước vào quán rượu và gọi 10 ly Brandy, chủ quán ngạc nhiên ‘10 ly?‘, ‘Cứ mang cho tôi‘ – anh ta nói, chủ quán rót ra 10 ly, anh ta lấy ly đầu và ly cuối rồi đổ xuống sàn, anh ta uống 8 ly còn lại, hết ly này đến ly khác. Chủ quán ngạc nhiên ‘sao anh lại đổ 2 ly đó đi?‘ , ‘Bởi vì ly rượu đầu khi uống luôn làm người ta gắt, còn ly cuối của bữa rượu khiến người ta muốn nôn‘ – anh ta nói” (cười).
Bạn có hiểu ý nghĩa của câu chuyện này? Đó là một gã ngốc, dù anh ta có đổ đi ly đầu tiên và uống ly thứ 2 thì ly thứ 2 đó vẫn là ly đầu tiên mà anh ta uống, với ly thứ 9 cũng thế, nó vẫn là ly cuối cùng. Việc làm của anh ta chỉ là đang tự lừa dối bản thân, bản chất sự việc chẳng có gì thay đổi. Đây là một chuyện cười nhưng nó rất thâm thúy, nó phản ánh chính xác về sự chọn lựa hoặc trốn chạy của Bulcsú, của vô số người, của chúng ta nữa. Hầu hết chúng ta đều chọn lựa một sự tồi tệ thay cho một sự tồi tệ, rồi sau đó tự trấn an bản thân là chọn lựa mới tốt đẹp hơn chọn lựa cũ.
Nhưng như tôi đã nói ở trên, Bulcsú đã rất may mắn khi anh ấy gặp được nàng Thỏ, cô ấy giống như một thiên thần soi sáng cho tâm hồn của Bulcsú, như những hình ảnh trong giấc mơ, Bulcsú thấy mình được nàng Thỏ đánh thức, cô ấy chỉ cho anh thấy một đường hầm, Bulcsú cứ bò theo đường hầm và cuối cùng anh ấy đã gặp được tên “ác quỷ” thích xô người xuống đường ray. Giấc mơ đó là một sự cảnh báo về con đường mà Bulcsú đang đi, nó chỉ mang đến cái chết. Và quả thật là “quỷ dữ” đã một lần lướt qua anh ấy.
Có lẽ đời sống của chúng ta cũng chẳng khác chi là một cuộc “chạy tàu”, nếu chúng ta không thật sự nỗ lực vượt lên, đoàn tàu cuối cùng sẽ cán qua chúng ta, vì nó chỉ dừng lại ở ga cuối cùng. Đoàn tàu cuối cùng đó chính là hiện thực xã hội. Nhờ hiểu rõ hệ thống, nhờ việc luôn cố gắng chiến thắng dù xuất phát từ sự bất cần, Bulcsú đã chạy thoát được tên “ác quỷ” trong cuộc đua giành lấy sự sống, anh ấy giống như con Cú luôn tỉnh táo với cặp mắt sáng nhìn rõ trong bóng tối, hoặc giống như một con Thỏ tinh ranh đã thoát được cú vồ của con Cú – kẻ săn mồi ban đêm. Cuối cùng thì chàng Thỏ tinh ranh đã nắm tay nàng Thỏ thiên thần để bước lên phía trên – nơi ngập tràn ánh sáng.
Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:
Hàng tháng: https://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews
Paypal: https://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806
Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Ví momo:

……………………….
Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Những phim cùng chủ đề:
Một Thời Ở Anatolia – Once Upon a Time in Anatolia (2011): ánh sáng thiên thần trong đêm
Vẻ Đẹp Mỹ – American Beauty: vũ điệu cơn gió xoáy
Nửa Đêm Ở Paris – Midnight In Paris (2011): cảm xúc thật vs vẻ bề ngoài
Bóng Ma Sợi Chỉ – Phantom Thread (2017): độc dược tình yêu
Thời Khắc Sinh Tử – In Time (2011): khi con người sở hữu thời gian
Thành Phố Bóng Đêm – Dark City (1998): khi quá khứ là mộng ảo
Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách
Một Tâm Hồn Đẹp – A Beautiful Mind (2001): vượt lên số phận
Wall-E (2008): sự tiến hóa … ngược