Review phim You Were Never Really Here (2017): can đảm bước đi trong thế giới vô tình

You Were Never Really Here có IMDb 6.8 , là một phim đáng chú ý cho thể loại hành động – tâm lý. Kể về một sát thủ tàn bạo nhưng chuyên thực hiện các nhiệm vụ giải cứu những đứa trẻ bị bắt cóc. Nội dung phim khá đơn giản nhưng đặt ra những vấn đề về góc khuất của xã hội, đó có thể là quyền lực của quan chức, sự chấn thương tâm lý sinh ra từ bạo lực gia đình và bạo lực của những người từng nhập ngũ. Liệu con người phải “sống” như thế nào trong một thế giới có vô vàn sự rủi ro hoặc tội ác được pháp luật bảo vệ.

Chúng ta đều biết rằng có vô số luật dùng để trừng phạt những người đàn ông bạo hành gia đình, nhưng thực tế cho ta thấy luật pháp không thể len lõi đến mỗi ngõ ngách của từng nhà. Phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân rất yếu đuối về thể chất lẫn tinh thần, nếu họ gặp phải một người đàn ông man rợ, họ không chỉ bị tổn thương về thể xác mà cả tinh thần nữa, những ám ảnh đó sẽ theo họ đến cuối cuộc đời, tác động lên sự trưởng thành, cô lập họ với xã hội. Những nạn nhân thường tìm cách giải tỏa ức chế cũng bằng phương thức bạo lực lên người khác.

Nếu bạo lực gia đình thuộc về hoàn cảnh mang tính cá nhân, thì việc đào tạo nên những người lính phục vụ cho đất nước lại mang tính xã hội. Đó là một đòi hỏi thiết yếu của quốc gia, chúng ta biến con người thành vũ khí để tự vệ, để giết chóc kẻ thù, nhưng cái sản phẩm đó sẽ ra sao khi được trả về với xã hội? Họ – sản phẩm dùng để giết chóc sẽ sống thế nào, ai sẽ trả lại cho họ sự an bình trong tâm hồn khi đối diện quá nhiều với cái chết hay sự tàn bạo. Những khuôn mặt lạnh băng của người chết sẽ hòa vào khuôn mặt cười của người sống khi họ gặp gỡ ai đó. Cái giá phải trả là quá lớn với những cá nhân đó, thế nhưng chúng ta bất lực, vấn đề này chỉ giải quyết khi thế giới không bao giờ còn chiến tranh.

Joe là một sát thủ, cha anh là kẻ tàn bạo, nhưng anh có một người mẹ vô cùng yêu thương anh, có lẽ nhờ thế mà dẫu anh trở thành sát thủ cũng không giết những người vô tội. Anh cũng từng đi lính. Anh nhận nhiệm vụ giải cứu con gái của một thượng nghị sĩ và mọi chuyện ngày càng tồi tệ hơn … bạn nên xem phim.

Bạn sẽ không bao giờ nhận được công bằng và sự thật nếu đối đầu với những con người đang nắm giữ quyền lực. Lúc này, những cơ quan có nhiệm vụ ngăn chặn tội ác lại trở thành công cụ phục vụ tội ác, và bạn chỉ có 2 lựa chọn duy nhất, đầu hàng số phận hoặc chống lại nó đến cùng. Joe là một sát thủ, chúng ta biết anh sẽ làm gì, cũng như vô số những bộ phim khác ta từng xem. Điều đáng nói ở đây là kết phim đã có một sự thay đổi nho nhỏ, kẻ chủ mưu của tội ác đã chết trong tay cô bé chứ không phải chết bởi Joe. Khi nhìn thấy cảnh này Joe đã khóc và tự nói với bản thân “mình đã quá hèn nhát” khi nhớ lại người cha khốn nạn, nếu anh đủ can đảm khi còn nhỏ, có lẽ anh và mẹ đã thoát được con người tàn bạo đó.

Trong suốt bộ phim, không ít lần ta thấy anh muốn tự tử để chấm dứt cuộc đời, ở đoạn cuối phim cũng thế. Nếu bạn để ý kỹ đoạn tưởng tượng đó của Joe, sau khi anh nổ súng bắn vào đầu, máu tràn ra cả bàn, thế mà nhân viên phục vụ vẫn xem như không có việc gì và gửi hóa đơn tính tiền, hàm ý này chỉ ra rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự sống hay cái chết của ta hoàn toàn không ý nghĩa gì cả, chẳng ai quan tâm hết. Vì vậy khi cô bé nói “hôm nay là một ngày đẹp trời” thì anh đã cùng cô rời đi, tại sao phải tự sát khi cuộc sống là của ta? Tại sao phải tự sát khi cô bé cần có Joe và quan tâm anh? Nếu Joe không thể thay đổi được quá khứ thì ít ra anh cũng nên thay đổi tương lai cho anh và cô bé. Thế giới cũng giống như hồ nước tối đen nơi anh thả xác người mẹ, và thứ có thể kéo anh lên chính là cô bé mà anh phải giải cứu.

Bàn xa hơn một chút, chúng ta thích xem các phim về siêu anh hùng, về những sát thủ chống lại kẻ ác, vì nó giúp ta giải tỏa những kiềm nén khi bị áp bức trong đời sống. Nhưng chúng ta đừng bao giờ quên rằng chúng ta không là siêu anh hùng lẫn sát thủ, chúng ta cũng không thể giống cô bé trong phim đã dùng dao cắt cổ tên thống đốc là kết thúc mọi chuyện. Bạo lực giết chóc trong hiện thực chỉ mang đến tù tội hoặc án tử hình, vậy điều duy nhất mà ta có thể làm chính là nhận ra những mối hiểm nguy tiềm ẩn để mà tránh xa, muốn vậy phải nâng cao nhận thức, đừng tự biến bản thân thành nạn nhân bởi sự vô tâm của chính mình.

Tôi cứ ngẫm nghĩ mãi về cái tựa phim, “bạn chưa bao giờ thật sự ở đây” nghĩa là gì? Phải chăng ý là sự tồn tại của ta không có ý nghĩa gì với người khác. Nếu đã thế thì sao phải sợ hãi những gì người khác nói hoặc “nhìn”, can đảm trên con đường theo đuổi ước mơ đi nào!

Để xã hội tốt đẹp hơn – Hãy ủng hộ tài chính Chí Blog:

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

…………..

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Note: nếu bài viết trên trang có giá trị, nhớ tích cực like, share, comment, và giới thiệu với bạn bè về Chí Blog  (Facebook) .

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim I Daniel Blake (2016): đừng biến chúng tôi thành kẻ tìm sự bố thí

T4 Th9 18 , 2019
I, Daniel Blake có IMDb 7.9 , phim thuộc thể loại chính kịch, đoạt giải Cành Cọ Vàng 2016, nhiều phim khác mà tôi review cũng đều đoạt giải này nọ quốc tế cả đấy, chỉ là tôi không viết trong bài để câu view thôi (cười). Bài này viết […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese