Review phim White noise (2022): tạp âm của nỗi sợ – chết

White noise (Tạp Âm Trắng – 2022) là phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Don Dlillo, cuốn tiểu thuyết này cực khó hiểu, Chí Blog – “Website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” đọc cách đây 7 năm và chỉ có thể hiểu mơ hồ, nhưng nhờ vài năm review phim nghệ thuật, nhận thức khá hơn nhiều, rồi sau khi xem bộ phim này thì tôi mới thật sự hiểu nó nói về “cái gì”, dù sao thì xem phim cũng ngắn hơn là đọc sách, mà cái “tạp” trong sách dàn trải ra trong thời gian dài dễ khiến người đọc bị điên – chắc đây cũng là một trong những mục đích có chủ ý của nhà văn. IMDb 5.8 –  nhìn điểm là biết khán giả giống như bị “loạn trí” sau khi xem, đây là một bộ phim hay nha các bạn, nhưng phải hiểu thì mới thấy nó hay, bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Phim được bắt đầu bằng buổi thuyết trình của một giáo sư ngành xã hội học,nó nói về những cảnh đụng xe và cháy nổ trong phim Mỹ, rằng đó là một thứ nghệ thuật độc đáo giống như những bản nhạc kinh điển, nó khiến cho người xem háo hức và say mê, sự thật thì đúng là như vậy. Sau đó vị giáo sư này đề nghị Jack là giáo sư nghiên cứu về Hitler giúp đỡ trong buổi thuyết trình về Elvis Presley của ông ấy, nguyên nhân của sự nhờ vã là do có vẻ như sinh viên không mặn mà lắm với đề tài này. Và sau đó giống như chúng ta thấy, buổi thuyết trình về Elvis cực ít người nghe, nhưng sau khi có sự tham gia của Jack, họ đã kéo đến đông hơn, một vị nói về Elvis, một vị nói về Hitler, 2 thứ đó hòa trộn vào nhau, Jack nói về Hitler hay đến nỗi vị giáo sư kia cũng phải ngồi xuống lắng nghe.

Các bạn có thấy bài thuyết trình về đụng xe và bài thuyết trình về Elvis – Hitler rất giống nhau về bản chất? Hầu hết khán giả đều rất thích nghe hoặc xem về sự tàn phá, cháy nổ, độc tài, chết chóc … sau khi chúng được “hùng biện” hóa – “văn vẻ” hóa – “nghệ thuật” hóa từ các nhà hùng biện – chuyên gia phân tích – nghệ sĩ. Đó không phải là chuyện trên phim, đó là chuyện thực tế đang tồn tại trong cuộc sống thật, từ việc phần lớn khán giả rất thích xem phim siêu anh hùng hoặc kinh dị hoặc có nội dung liên quan đến cái chết; hoặc chuyện có nhiều triệu người say mê những kẻ độc tài, những tổ chức khủng bố.

Thế giới của chúng ta là sự hòa trộn giữa ánh sáng và bóng tối, giữa Elvis và Hitler, giữa tập thể và cá nhân, giữa tốt và xấu; có thể phía sau “sự sống” là cái chết, và có thể phía sau “cái chết” là sự sống. Những điều mà tôi vừa nói rất trừu tượng, siêu hình, thuộc về triết học hoặc thần học, nhưng qua sự cụ thể hóa hoặc miêu tả của nhà văn – nghệ sĩ – biên kịch – đạo diễn và sự diễn giải của Chí Blog, các bạn thấy rất dễ hiểu đúng không?!

Sự hòa trộn nhiều phương diện đó được thể hiện rõ ràng nhất ở gia đình Jack, anh ấy là một giáo sư nghiên cứu Hitler, Babette là một người dạy Yoga và tham gia nhiều nhóm hội trong cộng đồng, đây là cuộc hôn nhân thứ 4 đối với mỗi người họ, gia đình này có 4 người con, 2 của Jack, 1 của Babette, và 1 là con chung của 2 người, tất cả họ sống rất hòa thuận nhau, mỗi người có một tính cách – sở thích riêng, lứa tuổi cũng khác nhau. Đó chính là lý do khi chúng ta xem đến cảnh sinh hoạt trong gia đình Jack mà cố gắng lắng nghe họ đang nói cái gì thì rất dễ bị “loạn trí”, đã vậy còn có cái TV đang bật.

Cả Jack và Babette đều bị cái chết ám ảnh, họ tranh luận xem ai sẽ chết trước và đều cho rằng bản thân họ sẽ chết trước người kia, các bạn có biết tại sao? Vì Jack là chuyên gia về Hitler – “chúa tể” mang đến sự chết, vị quốc trưởng này giết chết hàng chục triệu người, hàng chục triệu khác theo ông ta tìm chết, bản thân ông ta thì tự sát; còn Babette là một người có thiên hướng cộng đồng, điều đó còn khủng khiếp hơn, các bạn hãy tưởng tượng, tại sao chúng ta tập Yoga, tại sao chúng ta phải ăn thứ này mà không phải thứ kia? Để chúng ta lâu chết, các bạn hãy thử tìm kiếm thông tin về thứ gì đó, ăn quá nhiều thịt mỡ thì các bạn có chất ABCD trong máu, nó có hại cho tim và thận, nam giới uống thứ này thì khả năng bất lực cao, ăn nhiều muối thì huyết áp cao, ăn thức ăn cháy khét thì dễ bị ung thư, hút thuốc nhiều thì hư phổi, uống rượu nhiều thì hư não …, mọi thứ mà các bạn quan tâm đều ám chỉ bệnh tật và cái chết, tất cả chúng tạo ra sự ám ảnh chết chóc.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Đến cả giới trí thức mang tính cộng đồng và cá nhân còn bị sự chết ám ảnh, huống hồ là chúng ta

Con người thích cảnh đụng xe và cháy nổ trên phim, vậy sẽ thế nào nếu nó diễn ra trong hiện thực? Bộ phim sẽ cho chúng ta thấy cảnh đó, một chiếc xe bồn chở xăng (cá nhân) lao thẳng vào đoàn tàu chở chất độc (cộng đồng), cả 2 cùng phát nổ và bốc lên khói độc, sau đó khói độc tạo ra một cơn bão lớn màu hồng rất “đẹp”. Con người đã phản ứng thế nào với chuyện này? Họ hoảng loạn chạy đi tránh nạn, chưa biết liệu chất độc đó có giết họ hay không, nhưng trước mắt thì chúng ta thấy vô số tai nạn xe cộ đã diễn ra, rất nhiều người chết vì hoảng loạn. Điều buồn cười là vị chuyên gia nói rằng không thể biết chính xác tác hại của chất độc lên Jack sau khi anh ấy bị phơi nhiễm, anh ấy phải chờ khoản 15 năm mới biết rõ, và sau 30 năm thì chất này mới hoàn toàn biến mất trong cơ thể, nghĩa là Jack phải sống lâu hơn chất độc thì mới thật sự yên tâm (haha).

Những chuyện thế này xẩy ra không ít trong cuộc sống của chúng ta, một vụ chập điện trên cây cầu trong lễ hội nước ở Campuchia, hơn 200 người đã bị chèn chết; vụ cháy nhỏ nào đó ở sân vận động, khán giả bỏ chạy, sân vận động sập; vụ nào đó trong lễ hội nào đó gần đây, khiến hàng trăm người chết vì bị giẫm đạp, hoặc đợt bùng phát Corona vừa qua. Cái nguyên nhân phát sinh chưa chắc giết được ai, nhưng đám đông tự giết nhau vì hoảng loạn.

Tiểu thuyết hoặc bộ phim này chỉ ra cái sự thật đang tồn tại trong xã hội chúng ta, nhưng chúng ta không biết, bởi truyền thông, bởi lợi ích nào đó, người ta phóng đại mọi thứ lên, họ bảo chúng ta phải thế này và phải thế kia để khỏi chết, ví như ăn thứ này rất tốt – nó không tốt nhiều như vậy, hoặc ăn thứ này rất độc – nó không độc nhiều như vậy. Mà cái loại “âm thanh” kiểu này thì đầy dãy trong cuộc sống, nó trộn lẫn vào nhau và tạo nên một “tạp âm” màu “trắng”, nghĩa là bạn không xác định được “màu sắc”  của nó, nó không thật sự chỉ về thứ gì đó hoặc mang tính đặc trưng nào đó mang tính ý nghĩa, nó giống như thứ khói độc không mùi trong phim, cho nên khi tiếp nhận “tạp âm trắng” này thì chúng ta không xác định và không nhận thức được rõ ràng.

Tuy nhiên, không nhận thức được thì không có nghĩa là không có tác động nào, từng dòng “âm thanh” trong cái “tạp âm trắng” này sẽ chìm vào trong vô thức của mỗi người, nó sẽ chi phối đời sống của bạn mà bạn không biết, nó giống cách người ta quảng cáo sản phẩm trên TV, khi bạn xem nhiều quá và bạn thấy sản phẩm đó thì bạn rất muốn mua nó, và sự chi phối này thường dựa trên sự sợ hãi về cái chết, ví như bạn ăn/dùng thứ này thì sẽ lâu chết hơn.

Căn bệnh của người vợ là do nhiễm phải thứ “tạp âm trắng” này, bị ám ảnh về cái chết, trong khi đó Jack và những đứa trẻ trong gia đình lại không bị vì họ mang xu hướng cá nhân. Babette muốn tìm một loại thuốc chữa căn bệnh nên tham gia vào cuộc thử nghiệm, cô ấy là biểu tượng cá thể trong cái tập thể theo xu hướng cộng đồng bị nhiễm “độc”, còn nhân vật người đàn ông tạo ra viên thuốc thì là biểu tượng cho vị “thần tượng” có thể giúp cái đám đông đó thoát khỏi căn bệnh về sự ám ảnh chết chóc. Nhưng căn bệnh này có thể chữa được bằng thuốc không? Hoàn toàn không! Nó chỉ giống như một loại thuốc an thần, nó khiến người ta tạm thời quên đi sự ám ảnh đó, nó khiến người uống bị mất trí nhớ, sự thật là mất ý thức, còn tác động từ vô thức thì vẫn y nguyên, chúng ta có thể đồng hóa người đàn ông đó như là Hitler hoặc những nhà độc tài khác, Hitler nghĩ rằng có thể mang dân tộc Đức đến vinh quang, nhưng con đường hướng về sự chết.

Cũng giống như lời Babette nói, ban đầu chỉ là một thử nghiệm, nhưng  sau đó cô  ấy trở thành một “con nghiện”, sau nữa cô ấy dâng luôn cả thân thể. Cái gã loạn trí trong phim không chỉ ám chỉ những kẻ độc tài, mà nó còn ám chỉ cách mà xã hội Mỹ đang vận hành, vì lợi ích tư bản, nó tạo ra thứ “tạp âm trắng” cùng với những viên thuốc an thần màu trắng khiến người uống mất trí. Bộ phim ví von điều đó như điều mà Babette đã kể khi cô ấy làm tình với gã theo phong cách Mỹ, khi tôi tả điều này thì bạn hãy nghĩ nó theo lối ẩn dụ nhé, một cô gái trần truồng – chỉ có bản năng, đầu thì đang trùm vào chiếc vớ phụ nữ – quái dị và không não, hoặc nó ứng với cảnh Jack mơ thấy Babetta trùm vào tấm chăn màu trắng nhưng không có đầu.

Mặc dù Jack là chuyên gia về Hitler, anh ấy hiểu rất rõ điều mà Hitler đã gây nên, nhưng như vậy không có nghĩa là những cái “độc” của vị lãnh tụ này không ngấm vào vô thức của anh ấy, kể cả vị giáo sư về Elvis còn say mê huống hồ là Jack, cho nên anh ấy mới quyết định giết gã “tình địch”, sau đó anh ấy lại đặt khẩu súng còn đạn vào tay gã kia, và hắn nổ súng bắn vào Jack, sượt qua bàn tay (đã cầm khẩu súng) của anh ấy, sau đó sượt qua chân (thích chạy loạn) của Babetta.

Trong phim, có một nhân vật khá đặt biệt, đó là cô con gái phát hiện ra Babette đang uống thuốc, cô gái này không chú tâm vào những điều mà người khác nói, cô ấy chỉ quan tâm đến sự thật và tự tìm hiểu về nó, đó chính là cách mà chúng ta nên dùng để đối phó với thứ “tạp âm trắng” ngày nay, và vì có quá nhiều thông tin cần quan tâm, nên ta chỉ nên quan tâm đến vài điều hoặc vài người quan trọng đối với ta, tôi đang nói trên cả 3 phương diện, cá nhân – gia đình – xã hội, mà muốn “nhìn” rõ thì phải nâng cao nhận thức và biết chọn lọc thông tin.

Phim còn khá nhiều “ngôn ngữ điện ảnh” thể hiện hiện sự hỗn tạp trong đời sống xã hội chúng ta, nhưng đọc đến đây chắc bạn đã hiểu thông điệp phim hoặc tiểu thuyết, tôi cũng rất nhiều lần cảnh báo điều này nhưng nhiều người không tin, ví như nên ít coi phim về chặt chém hoặc kinh dị, hoặc ít đọc tiểu thuyết trinh thám, nhiều người còn vào bài viết ném đá tôi. Series Hot Kull mà tôi viết review cũng nói về điều tương tự, bạn có thể xem phim và đọc bài viết để hiểu rõ hơn.

Chúc các bạn xem phim vui vẻ, nhớ chia sẻ bài viết và giới thiệu Chí Blog với nhiều người, và nhớ “cứu tế” tôi để có thêm nhiều bài giá trị:

 OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Review phim Hot Skull (series): xác sống thời hiện đại

Thời Thơ Ấu Của Ivan – Ivanovo detstvo (1962): đừng sang bờ sự chết – Nghệ Thuật

Lễ Hội Đẫm Máu – Midsommar (2019): bóng tối giữa bông hoa

Chiếm Hữu – Possession (1981): cơn vật vã của sự tách biệt – Nghệ Thuật

Bí Ẩn Hành Tinh Chết – Prometheus (2012): bài học từ nguồn cội

Tam GIác Quỷ – Triangle (2009): làm tổn thương chính mình

Hitler Trở Về – Look Who’s Back (2015): một xu hướng đang thành hình

Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi

Khoảng Tối Lịch Sử Mỹ – American History X (1998): đâu là lối thoát?

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Tár (2022): khách hàng – cánh tả - thượng đế - robot

T2 Th1 16 , 2023
Tár là phim tâm lý – nghệ thuật rất sâu sắc, bởi thế nó dễ khiến khán giả hiểu sai, nhưng bạn đã có Chí Blog – “website duy nhất vũ trụ lượng tử giải mã phim nghệ thuật”, tiếc rằng có quá ít người hiểu được giá trị bài […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese