Review phim Uncle Frank: đừng phán xét để không bị phán xét

Uncle Frank (chú Frank – 2020) là phim tâm lý với chủ đề đồng tính, có thời người ta xem đó như căn bệnh, nhưng thời gian cho chúng ta thấy nhiều sự thật; vì vậy đôi khi chúng ta nên nhìn mọi thứ qua một thời – không gian 4 chiều cùng với tính toàn vẹn lịch sử của nó để nhìn ra đúng và sai. Ít có người làm được như vậy, đa số con người bị thực tại chi phối và từ đó họ tự tạo ra những bi kịch cho chính họ và những người mà họ yêu thương. IMDb 7.3

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Trong một khoản thời gian rất dài của lịch sử, con người đã ủng hộ chế độ nô lệ tàn bạo và xem những người nô lệ như những món hàng, khi đó người ta nhân danh đủ mọi thứ trên đời để ủng hộ quan điểm của họ, nhân danh chân lý, nhân danh Chúa, nhân danh truyền thống; họ biện luận bằng các quan điểm của lý tính, triết học và cả thần học. Tuy nhiên, có một điểm rất nổi bậc trong kiểu “nhân danh” hoặc biện luận này, đó là lợi ích luôn thuộc về những kẻ ủng hộ những quan điểm phi nhân tính đó. Chẳng có người nô lệ nào có đủ sáng suốt lại bảo rằng số phận nô lệ của họ là chân lý hoặc là ý muốn của Chúa; nếu chân lý là thế thì nó không còn là chân lý, và nếu Chúa muốn điều đó thì Chúa đó không khác chi một ác thần. Xin lưu lý, tôi không phải đang báng bổ Thiên Chúa mà chỉ ra rằng Thiên Chúa thật sẽ không bao giờ là một ác thần.

Nhưng những con người đang sống trong thực tại lại không hiểu điều đó, bởi họ đã quen với những tín niệm đã có sẵn, họ được dạy phải tin vào những quan niệm chủ lưu của thực tại, nếu đi ngược lại những quan niệm này, họ sẽ bị xã hội loại trừ và chối bỏ. Tôi không bảo rằng mọi quan niệm đang có đều là sự sai trái, tôi chỉ nói rằng nó không hoàn hảo như cách mà con người thường nghĩ. Khi chúng ta trao cho một thứ gì đó – có thể là một tư tưởng, và cho rằng nó hoàn hảo tuyệt đối thì chính là lúc chúng ta dễ dàng mắc phải sai lầm nhất; vả chăng nếu có một tư tưởng hoàn hảo thì liệu bản thân con người có hiểu đúng về tư tưởng đó hay không? Nếu bảo rằng “có” thì con người đã huênh hoang và tự đại quá mức vì nghĩ rằng họ hoàn hảo như Thiên Chúa hoặc thần thánh.

Thế giới sẽ tươi đẹp hơn nếu “bên trái” là một cô gái trẻ, và “bên phải” là một người đàn ông dịu dàng và lạc quan

Trở lại với chủ đề phim, đồng tính xuất hiện từ khi nào? Có lẽ là từ rất lâu, có lẽ là từ khi con người bắt đầu xuất hiện trên thế gian này, và vì nó là một hiện tượng hiếm hoi, nó khác biệt với quan hệ dị tính mang tính chủ lưu, nên nó bị kỳ thị, nó bị che giấu vì những người “bình thường” sợ hãi những gì khác biệt với họ; còn những ai đang sống trong “sự khác biệt” thì sợ hãi những người “bình thường” có thể làm tổn hại họ. Và thế là cái hiện tượng hiếm hoi đó luôn phải sống trong bóng tối, thế là nó bị đồng hóa với tội lỗi và bị xem như sự ô nhục. Nếu có điều gì đó để tôi có thể ngợi khen khoa học, thì chắc chắn là “ánh sáng” mà khoa học đã mang đến cho loài người, nó đưa ra ánh sáng rất nhiều sự thật bị che giấu từ rất rất lâu. Đồng tính không phải là một căn bệnh, đó là vấn đề thuộc về tự nhiên và mang tính duy truyền, chỉ là tần suất xuất hiện rất hiếm hoi.

Khác với nhiều bộ phim khác đã nói về chủ đề đồng tính, phim xoáy sâu vào cuộc sống hạnh phúc của Frank khi được là chính mình, khi anh ấy đã vượt qua được những rào cản về tâm – sinh lý đang tồn tại của thời đại lúc ấy (1973); trong khi nhiều phim lại xoay quanh nỗi đau và sự kỳ thị. Chính bởi vì Frank đã vượt qua, nên đối với cô cháu gái Beth, anh ấy trở thành một người khá hoàn hảo trong vai trò một người dẫn đường và giúp cô bé cảm nhận được bầu không khí tự do, giúp cô bé sống tự tin và tự chủ về suy nghĩ hoặc hành động trong một thế giới rộng mở. Nỗi đau cũng được thể hiện trong phim, nó gắn liền với người cha khắc nghiệt khi ông ấy đối diện với vấn đề đồng tính của con trai, thật ra thì người cha và Frank chỉ là nạn nhân của những thành kiến cổ hủ. Chính những quan niệm sai lầm đã khiến một người cha mất con, và một người con mất đi người mà anh ấy yêu thương.

Phim cũng cho chúng ta một bài học vô cùng thực tế, đó là hãy tự làm chủ lấy tương lai của chính mình, vì thế giới này vô cùng rộng lớn để chúng ta có thể đến nơi mà chúng ta được chấp nhận như “chúng ta là”. Đối với nước Mỹ thời đó thì đồng tính bị xem như sự ô nhục, đối với vài quốc gia thì đồng tính bị xem là tội ác và bị phán tử hình. Nếu một nơi nào đó không có tình yêu dành cho bạn, hãy rời khỏi đó và tìm đến nơi có tình yêu. Vì chỉ ở nơi mà tình yêu tồn tại thì mới có niềm vui và hạnh phúc, và ở đó chúng ta được là chính mình.

Điều đó không chỉ đúng với vấn đề đồng tính, nó đúng với mọi vấn đề trong cuộc sống, nếu bạn có một người chồng bạo hành, hãy rời bỏ kẻ đó; nếu bạn có những bậc cha mẹ không yêu thương con cái, hãy rời bỏ họ; vì xét cho cùng thì họ – những con người không biết yêu thương sẽ chỉ hủy hoại tâm hồn và thể xác bạn.

Và ngay chính lúc này, chúng ta có thể rút ra một bài học rất đắt giá cho việc phán định những quan điểm đúng sai trong đời sống, đó là khi nào bạn cảm thấy không chắc về điều gì đó, hãy dùng chiếc kính lúp “tình yêu” để soi vào. Tất nhiên đó phải là thứ tình yêu hồn nhiên và trong sáng, một tình yêu của lòng khoan dung, và của hạnh phúc đích thực. Đó cũng là cách mà tôi nhìn nhận Thiên Chúa của tôi, thế nào là một người Cha nhân lành? Đó phải là người Cha không muốn con cái mình phải sống trong nỗi đau, chỉ đơn giản thế thôi; người cha đó có thể nghiêm khắc, nhưng vì muốn tốt cho người con, chứ không phải vì những quan niệm vô căn cứ của ông ấy. Tất nhiên điều tôi nói không hoàn toàn đơn giản như vậy, con người có thể căn cứ vào rất nhiều thứ tưởng chừng như vô cùng hợp lý, ví như việc chống đồng tính của tôn giáo, nó dựa vào cả một hệ thống lý luận thần học, nhưng nếu nó rời xa tình yêu thương thì với tôi, nó chả ý nghĩa gì hết.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Khi người cha của tính thủ cựu mất đi thì chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy gia đình ấy có một người con đã trở về, và gia đình ấy còn có thêm một thành viên khác vô cùng “dễ thương”, thành viên đó có nhiều râu (cười). Bạn thấy đấy, khi xung quanh Frank có nhiều người yêu thương anh ấy thì bi kịch của quá khứ sẽ không trở lại; anh ấy có Walid (người yêu), có người em gái biết cảm thông, có cô cháu gái như một người bạn, có người em trai không cố chấp, và trên tất cả là anh ấy có một người mẹ luôn yêu thương và chấp nhận con mình dù đứa con có thế nào đi nữa – người mẹ yêu thương xứng đáng làm chủ gia đình hơn người cha độc đoán, thế giới sẽ tốt đẹp hơn.

“Yêu người như chính mình”, “Đừng phán xét để không bị phán xét” – đó là những lời có ghi trong kinh thánh. Nếu có ai muốn tìm hiểu về Kitô giáo, tôi dành cho họ một lời khuyên vô cùng chân thành, hãy thấm nhuần tinh thần của Đức Jesus trước đã, sau đó mới nên tiếp tục tìm hiểu về những gì được chép từ kinh thánh phần cựu ước và những tư tưởng của những sách công vụ tông đồ sau này. Và tinh thần của Đức Jesus cũng có thể trở thành “chiếc kính lúp” để soi tỏ nhiều tư tưởng trong nhiều tôn giáo khác, hoặc những mảng khác như triết học, thần học, nghệ thuật, quan niệm sống. Thế giới này trở nên tàn bạo, vô tình, vô cảm, nhiều đau khổ, chiến tranh, thảm họa, bệnh tật … chỉ vì thế giới còn thiếu quá nhiều tình yêu giữa người và người. Nếu mọi người đều biết yêu thương thì làm gì còn khổ đau trên trần thế!

Tóm lại thì khi phán xét một quan niệm nào đó thì chúng ta cần phải thận trọng, vì biết đâu những sự cười chê và dè biểu mà chúng ta dành cho người khác sẽ trở thành sự dè biểu cho chính chúng ta khi mà sự thật được phơi bày. Cách tốt nhất là hãy đặt bản thân chúng ta vào vị trí của người khác để cảm nhận. Người dị tính thử nghĩ họ là đồng tính, người chồng nghĩ về vai trò của người vợ và ngược lại, cha mẹ đối với con cái, giáo viên đối với học sinh, người lớn đối với trẻ nhỏ, người giàu đối với người nghèo, người có học đối với người vô học. Khi ấy chúng ta sẽ biết phải làm gì để thế giới này có thêm nhiều sự tốt đẹp và làm ít đi những khổ đau.

Vì vậy nhớ yêu thương Chí Blog bằng cách ủng hộ tài chính, vì mục đích của Chí Blog là mang nhiều tư tưởng về thương yêu đến với nhiều người hơn.

Hàng thánghttps://www.patreon.com/chi_blog_movie_reviews

Paypalhttps://www.paypal.com/paypalme/nguyenminhchi2806

Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Ví momo:

…………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Màu Xanh Nồng Ấm – La Vie D’Adele (2013): lạc lõng giữa đời – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng

Bức Chân Dung Bị Thiêu Cháy – Portrait Of A Lady On Fire (2019): quý bà trong bão lửa – new – Nghệ Thuật

Cá Lớn – Big Fish (2003): bí mật của hạnh phúc – Nghệ Thuật

Cố Gái Trong Mơ – Ruby Sparks (2012): vì sao con người cần tình yêu?

Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng

Một Thời Ở Anatolia – Once Upon a Time in Anatolia (2011): ánh sáng thiên thần trong đêm Nghệ Thuật

Nguyện Cầu Cho Một Giấc Mơ – Requiem For A Dream (2000): ảo mộng con con – Nghệ Thuật

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review ý nghĩa phim The Nest: nhà là một thực thể sống

T7 Th1 23 , 2021
The Nest (dinh thự – 2020) là phim tâm lý hơi tối tăm, có một số bộ phim sẽ rút đi khá nhiều năng lượng sống của bạn, vì nội dung của nó chẳng nói lên điều gì tốt đẹp trong cuộc sống, tuy nhiên, đôi lúc nó lại mang […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese