Review phim The Banshees of Inisherin: khi 2 gã ngớ ngẩn đánh nhau

The Banshees of Inisherin (2022) là phim hài kịch – đen, trong wikipedia thì ghi là “bi kịch – đen”, nhưng Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” cảm thấy nó hài hơn là bi trong sự châm biếm tuy tương đối nhẹ nhàng nhưng sâu cay, nếu có bi thì đó là cái chết của một nhân vật không nên chết. IMDb 7.9  , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Bối cảnh câu chuyện diễn ra ở một hòn đảo nào đó ở Ireland vào khoản thời gian sắp kết thúc cuộc nội chiến của nước này, sự việc diễn ra khá đơn giản, Colm và Pádraic từng là đôi “bạn nhậu” rất thân, chợt một hôm Colm không muốn làm bạn với Pádraic nữa, điều này khiến Pádraic cảm thấy buồn phiền, ngạc nhiên và rất muốn hiểu tại sao, thế là anh ấy cứ quấy rầy Colm mãi, sự việc ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi Colm bảo rằng ông ấy sẽ tự cắt ngón tay nếu Pádraic tiếp tục làm phiền.

Có một điều tôi rất khó chia sẻ với các bạn theo cách sâu sắc nhất, đó là khi chúng ta càng hiểu sâu về bản chất con người và xã hội thì những việc mà loài người chúng ta đang làm nó mang tính xàm xí hết chỗ nói, nó giống như trò trẻ con vậy, vấn đề ở chỗ là cái nguyên nhân tạo ra sự xung đột rất xàm xí ngớ ngẩn và nhảm nhí nhưng hậu quả của nó lại vô cùng khốc liệt, từ đó càng khắc sâu hơn cái sự phi lý trong bản tính con người.

Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu cái việc “nghỉ chơi” này diễn ra với bọn con nít, chúng sẽ giận nhau vài ngày rồi thôi, nhưng chuyện ngớ ngẩn này lại diễn ra với một lão già và một gã trung niên, cái “cuộc chiến” và sự thăng cấp của nó cũng ngớ ngẩn không kém. Colm bảo rằng những lần nói chuyện với Pádraic vô cùng nhàm chán nên ông ấy muốn kết thúc nó, ông ấy muốn làm gì đó có ý nghĩa hơn, ví dụ như sáng tác một bản nhạc bất hủ để trao lại cho hậu thế, ấy vậy mà khi bị làm phiền thì ông ấy cắt đi ngón tay chơi đàn của mình, rất là nhảm nhí, đó chính là lý do tôi bảo đây là phim hài.

Tương tự thì Pádraic cũng chẳng kém là bao nhiêu khi so với Colm, anh ta giống như một vị “thánh” đứng giữa đám đông nói về sự tử tế giữa người và người, nhưng anh ta có tử tế với Colm khi ông ấy sẽ tự làm hại bản thân nếu Pádraic vẫn tiếp tục làm phiền?! Ngược lại, Pádraic dùng mọi lý do và mọi chiêu trò ngớ ngẫn có thể nghĩ ra để làm phiền Colm.

Bạn có biết biểu tượng thể hiện bản tính của 2 nhân vật này là gì? Đó chính là vật nuôi của họ, một bên thì bảo thủ (trung thành) như con chó, bên kia thì ngu ngốc như một con lừa. Nhắc lại, khi phương tây sữ dụng loài vật để làm biểu tượng thì chúng (con vật) đang thể hiện cái bản tính hoặc bản chất chứ không phải mang hàm ý khinh bỉ hoặc xúc phạm, hoặc nếu có thì cái sự “xúc phạm” đó là cực ít.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Một thế hệ trẻ trong sáng bị giết chết bởi những lão già ngớ ngẩn

Bộ phim không chỉ dùng 2 nhân vật làm biểu tượng cho sự phân ly giữa tính cá nhân bảo thủ và tính tập thể ngớ ngẩn, nó còn châm biếm luôn cái xã hội với những con người nhạt nhẽo và buồn chán, chẳng có một chút sức sống nào trên hòn đảo này, người dân trên đảo gần như thờ ơ và vô cảm khi cuộc xung đột đang diễn ra giữa Colm và Pádraic, họ chỉ góp vài lời, nhưng họ không làm gì để ngăn “cuộc chiến” này, từ vị cảnh sát cho đến vị linh mục.

Vị cảnh sát chỉ thực hiện nhiệm vụ sau khi tội ác diễn ra, vị linh mục chỉ giảng giải rằng tự hại mình là tội lỗi, bà già “phù thủy” thì toàn cảnh báo về cái chết; 3 nhân vật này đại diện cho 3 thứ trong xã hội, thứ nhất là phía chính phủ hoặc quân đội gìn giữ “hòa bình”, thứ 2 là vai trò của tôn giáo, thứ 3 là nền văn hóa cũ toàn bị sự chết ám ảnh.

Nếu có một chút “ánh sáng” nào đó còn le lói khiến hòn đảo sinh động hơn thì đó chính là cô em gái của Pádraic với cậu con trai của vị cảnh sát, kết quả là cô em gái bỏ đi, còn chàng thanh niên thì tự sát vì nơi này chẳng có tình yêu, chẳng còn người tốt, và người cha thì là kẻ tàn bạo.

Tất cả những điều tôi vừa kể ra thì nó thể hiện sự ảm đạm của loài người ở móc thời gian này; tại sao chúng ta không thấy hình ảnh của những cô gái trẻ trung tràn đầy sức sống? Vì thời đó thế giới đang nằm trong tay đàn ông, cuộc CTTG lần 1 vừa trôi qua, nội chiến Ireland đang diễn ra, sau đó thì loài người lại chuẩn bị bước vào CTTG lần 2 tàn khốc gấp nhiều lần.

Nếu xét kỹ bản chất của những cuộc chiến đó thì chúng hết sức xàm xí và không đáng chút nào, như tôi vẫn thường nói “hình thức khác nhau nhưng bản chất giống nhau”, nghĩa là các cuộc chiến tranh của loài người không khác chi cuộc chiến ngớ ngẩn tự tàn của 2 kẻ từng là bạn nhậu của nhau, kết quả thì kẻ này có 1 bàn tay không còn ngón nào, kẻ kia có con lừa ngu ngốc chết vì ăn phải ngón tay, rồi chàng thanh niên duy nhất trên đảo cũng chết luôn – anh ấy đại diện cho thế hệ trẻ của loài người; về phần con lừa thì tôi chợt nghĩ đến một dân tộc nào đó rất nổi bậc trong thế chiến thứ 2 nếu nhân vật Colm khiến ta liên tưởng đến người Đức, còn Pádraic thì là người Nga.

Vậy thì nhân vật cô em gái khiến chúng ta liên tưởng đến điều gì khi cô ấy bỏ chạy khỏi hòn đảo đó? Đó là những người thông minh và yêu hòa bình, họ sẽ bỏ chạy sang Mỹ, hoặc nếu áp câu chuyện mang tính ngụ ngôn này vào cuộc nội chiến ở Ireland thì thời đó có vô số người Công giáo lẫn TinLành chán ghét chiến tranh đã bỏ chạy khỏi đất nước để đến Anh hoặc các nước khác ở châu Âu sinh sống.

Qua bài phân tích này thì bạn đã hiểu tại sao phim này được đánh giá cao ở các LHP lớn trên thế giới, một câu chuyện nhỏ nhưng mang thông điệp lớn và sâu sắc. Cho nên các bạn nhớ tích cực chia sẻ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến nhiều người hơn, đặt biệt là “cứu trợ” mình để có chi phí viết nhiều bài hơn:

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Kẻ Rình Mò – Stalker (1979): không còn ai để dẫn đường – Nghệ thuật

Thời Thơ Ấu Của Ivan – Ivanovo detstvo (1962): đừng sang bờ sự chết – Nghệ Thuật – Sư Tử

The Lighthouse (2019): sự đọa đày của thần thánh – new

Chiếm Hữu – Possession (1981): cơn vật vã của sự tách biệt – Nghệ Thuật

Mê Cung Thần Nông – Pan’s Labyrinth (2006): những người lớn “trẻ con” – Nghệ Thuật

Những kẻ Khốn Khổ – Les misérables (2019): bộ mặt xã hội hiện đại – new

Đi Qua Màn Sương – Landscape In The Mist (1988): về bên Cha … trên trời – Nghệ Thuật –

Facebook Comments

Minh Chí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Belle (2021): khi linh hồn cất tiếng ca

T5 Th1 5 , 2023
Belle (2021) là phim hoạt hình duy nhất khiến Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” cảm thấy đồng cảm nhất cho đến thời điểm này, tôi từng xem rất nhiều phim hoạt hình, có phim tôi thích, có phim tôi thấy hay, nhưng chỉ […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese