Review phim Tár (2022): khách hàng – cánh tả – thượng đế – robot

4

Tár là phim tâm lý – nghệ thuật rất sâu sắc, bởi thế nó dễ khiến khán giả hiểu sai, nhưng bạn đã có Chí Blog – “website duy nhất vũ trụ lượng tử giải mã phim nghệ thuật”, tiếc rằng có quá ít người hiểu được giá trị bài viết trên web này, giống như việc khán giả không thật sự hiểu Tár, nên tôi cảm thấy buồn. IMDb 7.7 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Bộ phim bắt đầu bằng chuyện Tár chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của một đài truyền hình nổi tiếng, cô ấy phải may trang phục đắt tiền “bắt chước” mẫu của những nhạc trưởng danh tiếng mà gần như 100% là nam giới, lời giới thiệu về Tár là một loạt những điều ấn tượng, rằng cô ấy xuất thân từ trường danh tiếng nào, có bao nhiêu “bằng cấp”, đạt được những giải thưởng gì. Đó là những điều luôn khiến cho công chúng hâm mộ, việc cô trợ lý thuộc lòng chúng cũng thể hiện như thế – cô ấy cũng như công chúng, nhưng các bạn biết không? Thứ quan trọng nhất để trở thành một nhạc sĩ / nghệ sĩ vĩ đại lại nằm trong sự diễn giải của Tár chứ không phải mấy thứ làm nên danh tiếng của cô ấy, sự diễn giải đó là trừu tượng và siêu hình đối với phần đông con người, họ nghe mà không hiểu.

Phần tiếp theo là bài thuyết trình dành cho những sinh viên của trường âm nhạc, có một nam sinh viên không thích những tác phẩm của Bach vì lối sống của ông ấy có phần phóng đãng, Tár muốn anh ta nên thay đổi cách suy nghĩ, nên tách tác phẩm của Bach ra khỏi vấn đề đạo đức mang tính cá nhân của ông ấy, và hỏi liệu giáo viên sẽ cho điểm thế nào nếu tiêu chí đánh giá không phải là tài năng âm nhạc mà là người đó có xuất thân là người Do Thái hoặc da đen? Các bạn có hiểu điều tôi vừa nói? Đừng xem thường vấn đề này, vì nó diễn ra khá thường xuyên với chúng ta, chúng ta ghét một người, và vì thế chúng ta phủ định luôn giá trị tác phẩm của người đó, trong khi đây là 2 vấn đề hoàn toàn tách biệt nhau, một ví dụ cho dễ hiểu, giả như tôi là một kẻ đạo đức giả vô cùng xấu xa, tôi nói rằng 1+1=2, vậy thì phải chăng vì tôi là kẻ xấu nên lời tôi nói cũng thành sai?!

Nghĩa là quan niệm của nam sinh viên đó đang bị lầm lạc, việc thích hay không thích sẽ không có gì sai nếu nó hoàn toàn dựa vào cảm tính, nhưng nếu nó dựa trên quan niệm lầm lạc thì sẽ sai, tuy nhiên việc Tár giải thích cho nam sinh viên không phải để anh ta thay đổi sở thích, mà để anh ta hiểu vấn đề là ở đâu. Khi này các bạn hãy nhìn vào cái chân trái của anh ấy, nó luôn rung theo cách vô thức – không tự chủ, đây là “ngôn ngữ điện ảnh” nhé; cái quan niệm lầm lạc này không đến từ nam sinh viên, nó đến từ sai lầm của đám đông trong xã hội, nó tác động một cách vô thức lên con người và họ không nhận ra điều đó, ví như việc kêu gọi tẩy chay một thế vận hội thể thao vì bất đồng quan điểm chính trị, và xu hướng của đám đông (bị truyền thông đầu độc tư tưởng) thường là ủng hộ chuyện đó.

Để thật sự hiểu phim thì tôi sẽ bàn một chút về cách hiểu nghệ thuật chân chính, đó là người nghệ sĩ phải trong trạng thái tự do tuyệt đối để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống – thế giới – cảm xúc, và sau đó thể hiện cảm nhận đó ra qua tác phẩm nghệ thuật, như vậy tác phẩm đó cũng thể hiện cái tính cá nhân tuyệt đối. Theo các bạn thì cách mà thời gian trôi qua sẽ thế nào? Nó giống như nhịp gõ của đồng hồ? Không đâu, thời gian “nhanh” hay “chậm” nó hoàn toàn phụ thuộc vào cảm xúc của bạn, khi bạn chờ đợi, nó trôi qua chậm, khi bạn đang hạnh phút, nó trôi qua vùn vụt và bạn mong muốn nó ngừng lại vĩnh viễn trong phút giây đó, hoặc khi bạn bắt gặp ai đó khiến bạn say mê, khoảnh khắc ấy trở thành vĩnh hằng trong tâm trí bạn, nhờ vào cảm xúc, thứ bạn nghe / thấy trở thành trừu tượng – siêu thực – siêu hình.

Để thể hiện cái tính siêu thực từ cảm xúc đó thì bạn phải dùng đến “công cụ” ví dụ như âm nhạc , nhạc sĩ dùng các nốt nhạc và “quảng” thời gian để ghi thành bản nhạc để lưu giữ. Một nhạc trưởng vĩ đại là người nghe tác phẩm đó và hiểu được nó, thể hiện được cái trừu tượng đó, đồng thời cũng mang cảm xúc cá nhân họ vào bản nhạc, và bản nhạc lúc này là sự hòa quyện của 2 dòng cảm xúc, của nhạc sĩ và của nhạc trưởng, nó tạo ra một cảm xúc tuyệt vời mới từ bài nhạc cũ, còn nếu không có cái cảm xúc đó thì robot cũng có thể trở thành nhạc trưởng. Để cảm nhận được điều này thì bạn có thể nghe 2 vị nhạc trưởng danh tiếng khi họ chơi cùng một bản nhạc, từ mỗi người thì bạn sẽ cảm nhận được một sự tuyệt vời riêng. Như vậy, nhạc trưởng là người có quyền lực tuyệt đối trong dàn nhạc, giống như một “Hitler” trên phương diện cảm xúc.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Tár hướng về ánh sáng, người “vợ” hướng về những quyển “sách”

Khi tôi diễn giải đến đây thì bạn đã hiểu những gì mà Tár đã làm khi điều khiển dàn nhạc, ở đây không có gì là “dân chủ” hết, tất cả phải trình diễn theo cảm xúc của vị nhạc trưởng, chúng ta có thể cho rằng mỗi thành viên trong dàn nhạc là một “con rối” của nhạc trưởng – nếu nghĩ theo hướng thực dụng và tiêu cực, còn nếu nghĩ theo hướng tích cực thì vị nhạc trưởng phải cố gắng giải thích cho họ hiểu cái cảm nhận của mình để họ hòa quyện theo, và Tár đã chọn cách này, qua việc cô ấy đã học tiếng Đức và dùng tiếng Đức với các thành viên trong dàn nhạc. Nhưng tiếc thay, từ đầu đến cuối họ vẫn không hiểu được Tár, vì họ đã bị xã hội biến thành robot, nếu họ hiểu được thì không ai có thể “tống cổ” vị nhạc trưởng của họ ra ngoài, họ biến thành nhạc cụ chứ không còn là người chơi nhạc có thể hòa vào cảm xúc của người chỉ huy.

Tại sao ngày nay những thiên tài âm nhạc vĩ đại như Bach hoặc Beethoven không còn xuất hiện ở Đức nói riêng và trên thế giới nói chung? Bởi vì “họ” đã bị cái hệ thống xã hội của loài người ngày nay “triệt hạ”, như cách mà nó đã “triệt hạ” Tár. Cô ấy cố gắng dành nhiều thời gian để sáng tác nhưng không thể, cô ấy vừa là mẹ vừa là “cha” của đứa trẻ, là “chồng” trong gia đình, là nhạc trưởng, là người đứng đầu quỹ học bổng, là “người làm thuê” cho những người tổ chức các buổi nhạc thính phòng, phải dự các buổi phỏng vấn truyền hình, phải sống trong một ngôi nhà luôn bị làm phiền.

Vài người khi nhìn vào cách mà Tár hành xử sẽ nghĩ cô ấy độc tài, ví như việc hâm dọa đứa bé gái đánh con cô ấy, nhưng bạn hãy thử nghĩ theo hướng ngược lại, tại sao đứa bé bị bạn đánh mà không ai biết, kể cả người bạn đời của cô ấy? Cô ta luôn nói rằng Tar không quan tâm đến đứa trẻ, nhưng cô ta không biết rằng trong khi cô ta ngủ say thì Tár luôn là người đến với đứa trẻ khi nó gặp ác mộng hoặc khi bị tê chân, hoặc khi nó chỉ cho Tár đứa bạn nào đã đánh nó.

Hệ thống xã hội của loài người giống thứ gì? Chúng ta hãy lượt qua vài “ngôn ngữ điện ảnh”, giống căn nhà Tár đang ở, nó cất giấu chiếc đồng hồ cứ tích tắc vô cảm, giống người phụ nữ bại liệt ở tầng trên nằm trong đống phân tởm lợm của bà ta, giống bức tường Berlin đã ngăn đôi thành phố, giống khu tồi tàng mà cô gái trẻ Tár chọn đã đi vào. Tár xuống “tầng hầm” – giới bình dân kém học thức, nơi đó chỉ có “chó”, lên “tầng lầu” – giới thượng lưu không “người”, cô ấy ngã dập mặt “trái” – một thứ “cánh tả” được dựa trên những quan niệm sai lầm và robot.

Hãy nhìn cách mà cái đám đông đó biểu tình, họ cho rằng cô ấy là người phân biệt chủng tộc sau khi xem cái video đã bị cắt mất đoạn đầu, cái đám đông “cánh tả” đó bị truyền thông giật dây như con rối. Hãy nhìn vào cô nhân viên trợ lý, cô ấy “yêu” thành tích của Tár và vì không được chọn vào vị trí dàn nhạc nên dùng những bức thư riêng tư để trả thù. Hãy nhìn vào cô gái tự tử, có thể quan hệ giữa cô ta và Tár là bất chính, nhưng tại sao cô ta lại chọn cách cách tự tử khi Tár muốn kết thúc mối quan hệ đó?

Khi đọc các bài viết của tôi, các bạn biết thế giới chúng ta bị phân đôi, cảm tính – lý tính, cá nhân – tập thể, tinh thần – xác thịt; nhưng ngày nay sự biến đổi trong cái phân đôi đó rất quái dị, một bên là “Tư Bản” (thượng lưu) hoàn toàn bị chi phối bởi tiền bạc và lý tính như robot, một bên là “Xã Hội” (bình dân) bị chi phối bởi hình thức – cảm tính – dốt nát, và 2 thứ này hòa vào nhau, cuối cùng thì nó giết chết 3 thiên tài thuộc 3 thế hệ trong phim này.

Thế hệ thứ 1 là Tár; thế hệ thứ 2 là cô gái được chọn, có vài người nói rằng cô ấy được chọn vì Tár say mê cô ấy, như vậy là họ đã bỏ qua cảnh cô ấy đàn bản nhạc của Tár, và đoạn cô ấy chỉ cho Tár một dàn nhạc “bình dân” trên youtube chơi nhạc rất có cảm xúc – không giống cách dàn nhạc “thượng lưu” chơi nhạc như robot, và cô gái thích con gấu bông – giữ được sự hồn nhiên; thế hệ thứ 3 là con gái của Tár, đoạn cô bé trốn bà ngoại vì bà ấy cho rằng đứa bé không xếp gọn đồ chơi của nó, với bà ấy thì phải xếp mấy món đó lên kệ theo từng dãy hoặc tống tất cả vào hộc tủ thì mới gọi là “ngăn nắp”, trong khi với đứa bé thì nó đã xếp chúng thành một dàn gia hưởng, bà già không hiểu điều đứa trẻ làm, nhưng Tár thì hiểu, và Tár còn giúp nó hiểu rằng “dân chủ” không phải  là trao cho mỗi thành viên trong “giàn giao hưởng” một cây bút chì, chỉ có nhạc trưởng mới có được, nếu không thì dàn nhạc sẽ loạn, cuối cùng thì đứa trẻ bị giao cho người không hiểu nó chăm sóc.

Đoạn mà Tár khóc khi xem lại đoạn băng video về lời mà vị nhạc trưởng danh tiếng nói là vì chỉ có cô ấy thật sự hiểu nó, trong khi không ai thật sự hiểu và cảm thông cho cô ấy. Tại sao họ không hiểu? Tiêu đề bài viết tôi ghi “khách hàng – cánh tả – thượng đế – robot”, cánh tả và robot tôi đã giải thích, còn 2 từ còn lại thì nó nằm trong câu “khách hàng là thượng đế”, quan niệm này phát sinh khi mọi giá trị trong xã hội đều đặt trên nền tảng tiền tài, nghĩa là bạn bỏ tiền ra thì bạn phải được phụ vụ tốt, nhưng nếu dùng lối suy nghĩ đó vào nghệ thuật thì nó sẽ giết chết nghệ thuật.

Ngày xưa, để được nghe một vị nhạc trưởng tài ba biểu diễn, khán giả phải bỏ tiền ra để mua, vì giá trị của tác phẩm đó đắt giá và nó xứng đáng, mà nó xứng đáng vì nó xuất phát từ cảm xúc tuyệt đối và hoàn hảo của nhạc trưởng; còn ngày nay, bởi vì đồng tiền, người ta xem vị nhạc trưởng đó như một “bồi bàn”, một người phục vụ cho sở thích của khách hàng, họ muốn nhạc trưởng chơi nhạc theo cái cảm xúc rẻ tiền của họ, tác phẩm chẳng còn giá trị mẹ gì hết (có làm bạn liên tưởng đến phim The Menu?). Điều tôi nói cũng ứng với điện ảnh và mọi loại hình nghệ thuật khác, cho nên đa phần phim thị trường toàn là nhảm nhí và rác rưởi.

Những giấc mơ của Tár thể hiện rất nhiều điều, cô ấy nằm trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng bỗng dưng bốc cháy, ngọn lửa đó là sự giận dữ của Tár trong cách xã hội đối xữ với cô ấy, hoặc nó là sự hỗn loạn của thế giới loài người; rồi giấc mơ về cô gái, có thể Tár thích cô ấy vì cô ấy “đẹp”, đó cũng có thể là tác động từ đám đông khi họ cố tình diễn giải sự yêu quý tài năng mang tính trong sáng thành một ý đồ xấu xa và nó khiến Tár bị ám ảnh trong vô thức.

Cảnh cuối chúng ta thấy gì? Tár biểu diễn nhạc cổ điển cho những khán giả ở “thế giới thứ 3”, khán giả đó mang trang phục như loài thú – họ nghe nhưng họ có hiểu gì đâu, nhưng họ còn hạnh phúc hơn nơi mà Tár đã ra đi, cái đám đông bị biến thành robot kia chẳng được nghe cái gì hết. Bạn có nhớ cảnh Tár muốn đi massage? Cả một nhóm các cô gái tùy ý cho Tár chọn, tất cả đều cúi đầu như con rối, chỉ có một cô gái “đặt biệt” ngẩn đầu lên, và Tár thấy bản thân giống như cô gái đó, một người đặt biệt bị xã hội “chà đạp” và biến thành người phục vụ “rẻ tiền”, cô ấy cảm thấy muốn mữa vì điều đó.

Việc Tár bị đuổi khỏi dàn nhạc của giới “thượng lưu” có thể bị nhiều người xem là “thất bại”, nhưng đối với Tár thì đó chính là món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho cô ấy, Tár đã tự do để chỉ huy dàn nhạc theo ý mình, tâm hồn cô ấy thanh tĩnh để có thể sáng tác ra những bản nhạc vĩ đại – sự vĩ đại đến từ bản chất chứ không phải từ cái danh tiếng hảo huyền mà thế giới này đang theo đuổi.

Chương trình phân tích phim đến đây là hết, để hiểu rõ hơn thì các bạn đọc thêm vài bài viết mà tôi dẫn link phía dưới. Các bạn thấy bài này thế nào? Có chất lượng hơn những bài phân tích “cao siêu” khác trên mạng? Tiếc là quá ít người đọc, quá ít người nhìn ra giá trị của nó, cực ít người thật sự làm gì cho nó, vì phần lớn con người bây giờ chuộng câu “khách hàng là thượng đế”, họ thích được phục vụ theo “nhu cầu” của họ, mà tôi thì không làm được điều đó. Chúc các bạn xem phim vui vẻ, nhớ chia sẽ bài viết và Chí Blog với nhiều người và “cứu tế” tôi qua:

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Tuổi Trẻ – Youth (2015): sức sống của tâm hồn – Nghệ Thuật

Thương Nhớ Cố Hương – Nostalghia (1983): khi sự sống phân đôi – Nghệ Thuật

Moby Dick – Herman Melville: là núi cao hay vực thẳm?

Xứ Con Người – Antoine De Saint Exupery: nơi con người đang tự hủy hoại

Dưới Bánh Xe Cuộc Đời – Hermann Hesse: cái chết của những thiên tài

Cái chết của sự hồn nhiên – CHÍ BLOG

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

4 thoughts on “Review phim Tár (2022): khách hàng – cánh tả – thượng đế – robot

  1. Tár không chết đâu anh, xã hội này chết. Em từng nghe bản Virus của Beethoven remix trên youtube và cảm thấy wao thà bị điếc như ông ấy còn hơn. Nhưng đôi khi em cũng tự hỏi hay là đấy là sự thay đổi mà em chỉ đang quá cổ hủ mà thôi, người ta nên tìm cái đẹp trong cái mới, phải thích nghi để sống? Đúng, cuộc sống có lẽ nên như vậy, nhưng nghệ thuật thì không thế. Em không phải là người quá am hiểu nghệ thuật hay gì bởi vì đôi lúc em phải đọc lại bài anh vài lần mới hiểu, cũng không có năng khiếu tranh ảnh gì hết. Nhưng em yêu cái cách chuyển động trong mùi đu đủ xanh, hay trong La grande bellezza, nhưng nơi mà tâm hồn em gần như trong và thanh. Tức là nghệ thuật có giới hạn, tức là nó có thể chết ở nơi nó phải chết, là tâm hồn của những kẻ giết nó.

    1. Nói như bạn cũng đúng, bao giờ con người còn có một tâm hồn trong sáng và nhạy cảm để cảm nhận cái đẹp thì nghệ thuật chân chính sẽ không chết, ít ra thì nó sẽ không chết ở Châu Âu vì họ rất biết giữ gìn các giá trị nghệ thuật, ví như những LHF như Cannes – Berlin – Venice, Nhưng nếu cái xu hướng xã hội cứ đặt mọi giá trị trên thước đo vật chất thì rất khó để các thiên tài bẩm sinh có thể trưởng thành, vì xã hội sẽ làm các thiên tài đó mai một tài năng, biến họ thành những con người tầm thường. Thế giới ngày nay đang phân cực rất rõ rệt và sâu sắc, một phần rất lớn sẽ chạy theo những thứ tầm thường, một phần rất nhỏ sẽ theo đuổi những giá trị hoàn hảo.

  2. Bài review đáng đọc nhất về Tar – một tác phẩm không phải ai xem cũng hiểu được hết giá trị truyền tải! Cảm ơn bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim The Glory (series 2022): báo thù hay đòi công lý thật?

T2 Th1 23 , 2023
Tôi ít xem phim Hàn nhưng The Glory đã làm tôi phẫn nộ và khóc, điều này rất khó xẩy ra với Chí Blog – “website duy nhất siêu vũ trụ lượng tử giải mã phim nghệ thuật” sau khi xem qua hàng ngàn phim và viết review cho hơn […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese