Review phim Possessor (2020): vật sở hữu không còn linh hồn

Possessor là phim kinh dị cực kỳ máu me và bạo lực, trước đây tôi không viết bài cho phim này vì 2 lý do, thứ nhất nó quá máu me, thứ 2 là video của một trang trên youtube đã chạm đến khoản 50% tảng băng trôi (3 phần nổi và 2 phần chìm) – như vậy là đủ cho đa số, vì tính của Chí Blog – “website duy nhất .. gì đó .. nghệ thuật” là những gì người khác đã chỉ ra thì tôi không muốn nói lại, nhưng do một “fan cứng” của Chí Blog đã hỏi thì tôi sẽ viết bài để làm rõ 5 phần chìm còn lại, qua bài này bạn sẽ thấy được bản chất xã hội con người ngày nay – cực kỳ quan trọng nhé. IMDb 6.5 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Làm sao để trở thành “fan cứng”? Khụ .. khụ … khụ – bị ho, dạo này bệnh nên đang dưỡng bệnh, ai có lòng thương thì “cứu tế” chút đỉnh để có tiền mua thuốc lấy lại sức khỏe viết bài á! “Fan cứng” là những ai giàu lòng thương người.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Sơ lượt nội dung: Vos là một nữ sát thủ khét tiếng của một tổ chức, cô ấy có chồng và một đứa con trai, Vos được giao nhiệm vụ giết một ông chủ tập đoàn lớn để tổ chức của cô ấy có thể thôn tính tập đoàn đó, để giết người, họ sữ dụng một công nghệ tiên tiến để Vos “đăng nhập” vào thân xác của người khác và thực hiện nhiệm vụ.

Qua bộ phim ,không khó để chúng ta nhận ra rằng thông điệp phim ám chỉ công nghệ đang thao túng tâm trí của con người trong xã hội, nhưng nó không chỉ như vậy. Để hiểu phim này thì chúng ta cần hiểu rất nhiều thứ, ví như con người đang bị “vật chất hóa” nên biến thành vô cảm, sự tranh đấu giữa cá nhân tính và tập thể tính – cực hữu và cực tả, giữa nam tính và nữ tính, sau đó là xu hướng xã hội hiện đại mang tính “thiên tả” này đã tác động thế nào lên bản chất con người. Trong bài viết này, tôi sẽ trực tiếp chỉ ra tính biểu tượng của từng nhân vật và hàm ý luôn nhé, nó hơi siêu hình một tí.

Vos là một cô gái da trắng tóc vàng (hoặc tóc trắng) – biểu tượng cho tính “thiên tả” và phong trào nữ quyền xuất phát từ châu Âu, phim được bắt đầu bằng cảnh Vos “đăng nhập” vào một cô gái da đen, hành động của cô gái da đen thể hiện rằng không có bất cứ sự ép buộc nào từ người khác khi Vos “đăng nhập”, có thể cô ấy làm thế vì tiền hoặc do tự nguyện – người da đen trở thành “công cụ” cho phong trào “thiên tả”. Việc kịch bản dùng nghề “sát thủ” hàm ý rằng sự đổi chiều từ “thiên hữu” sang “thiên tả” của xã hội có liên quan đến yếu tố “bạo lực” và sự giật dây thao túng trong bóng tối, chứ không phải xuất phát từ yếu tố “yêu thương” hoặc “giác ngộ” mà “thiên tả” thường biểu hiện như bề ngoài của nó, nghĩa là về bản chất nó giống như cách mà đàn ông đã làm để nắm giữ quyền lực xã hội.

Ngoài ra công việc của Vos còn thể hiện cái “nữ tính” của những người phụ nữ khi tham gia vào tranh đấu xã hội ngày nay, họ đang bị “nam tính” hóa như đàn ông, nên khi trở về với gia đình thì Vos phải “dợt” lại sự dịu dàng của một người vợ và người mẹ. Về nhà, cô ấy đã thấy gì? Các bạn hãy chú ý đến cuộc trò chuyện trên bàn ăn cùng bạn bè, nó thể hiện rằng người chồng này cực kỳ “tởm lợm”, giống như cái nhúm lông ngực của gã đàn ông nào đó mà họ mang ra làm trò cười, hoặc giống như cái thứ mùi của phụ nữ trong “ngày ấy”, cho nên khi làm tình với chồng, Vos có cảm giác “kinh tởm” như khi cô ấy thọc dao vào cổ nạn nhân, hoặc như nạn nhân bị thọc “dao” vào cổ.

Chuyện y như thế khi ta theo “bước chân” Vos trong lần “đăng nhập” vào thân xác của Tate là bạn trai của con gái ông chủ tập đoàn, lần này Vos và khán giả “nhìn” qua vai trò và cặp mắt đàn ông. Những chuyện các cô gái nói và làm đều hướng về thuốc phiện và tình dục, thậm chí bạn gái của Tate còn chẳng quan tâm nếu anh ấy có “quan hệ” với bạn cô ta, mà điểm trọng yếu nhất là cô ta không thật sự quan tâm đến việc anh chàng người yêu đang bị cha mình chà đạp lên lòng tự trọng, cô ấy nghĩ rằng sự “hy sinh” đó là hiển nhiên để thể hiện rằng Tate yêu cô ấy.

Trong chuyện của Vos, chúng ta thấy một ông chồng tởm lợm, trong chuyện của Tate, chúng ta thấy một cô người yêu ích kỷ; và trong cả 2 câu chuyện, chúng ta thấy một câu nói được lặp lại 2 lần, “rất tiếc khi họ đã không về sớm hơn” – câu này ám chỉ một sự trấn áp không thương tiếc của một xã hội “thiên tả” lên tính cá nhân của con người, dù không thích ai đó, chúng ta không thể nói thẳng với họ vì làm thế sẽ tỏ ra mình là người “bất lịch sự”, là không biết cách “giao tiếp”, là người không có tính “hòa đồng”, khi đó cả đám đông sẽ xúm lại “ném đá” bạn và “phỉ nhổ” bạn.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Ngày nay làm gì còn “cánh tả” hay “cánh hữu” thật sự! 2 bên đều như nhau cả thôi.

Bản chất hay bản thể con người là sự kết hợp của nam tính (trí tuệ: lý tính và chân lý) và nữ tính (cảm xúc: xác thịt và tình yêu), của cá nhân tính và cộng đồng tính, sau đó trong trong mỗi cái “tính” là cái “tốt” và cái “xấu”, nó hơi trừu tượng một chút, ví như tình yêu, tốt là yêu vô vị lợi, xấu là yêu theo cách ích kỷ, hoặc như tình bạn, tốt là vô vị lợi, xấu là vì cái lợi; vậy chuyện gì xẩy ra khi một xã hội “thiên tả” được đặt hoàn toàn trên nền tảng lợi ích về vật chất? Nó sẽ làm biến đổi bản chất con người, khi này bản thể người sẽ tiến tới một bản tính thứ 3 là “vô tính” hoặc vô cảm.

Đó là câu trả lời cho cái kết của phim mà nhiều người cảm thấy khó hiểu, bản thể Vos cuối cùng không phải là Vos mà cũng chẳng phải Tate, nó là sự kết hợp của 2 cái “xấu”, chúng tan ra và hòa vào nhau, chỉ còn lý tính như robot và đam mê xác thịt, con người hoàn toàn bị “vật chất” hóa và tâm hồn biến mất. Cho nên trong câu chuyện Vos đăng nhập vào thân xác Tate, các bạn không cần phải đặt ra là ai đang làm chủ thân xác, cả 2 người đó đều đang song hành cùng nhau, người này mượn người kia để giết người mà họ yêu, họ vừa yêu nhưng họ cũng vừa hận và thấy tởm, sau khi “người yêu” bị giết thì họ hoàn toàn được tự do.

Những giải thích của tôi hoàn toàn tương đồng với những gì tôi viết trong review phim American Psycho, hoặc phim Gaia, chỉ là nó kể theo hình thức khác. Ở 2 phim trên thì nhân vật chính là nam, ở phim này thì nhân vật chính là nữ, là nữ thì nó cũng chỉ là sự “cập nhật” phiên bản mới phù hợp hơn với tình hình thực tế, chứ bản chất thì vẫn là cái bản tính thứ 3 là “vô tính”.

Từ đó chúng ta đề cặp đến tựa phim là Possessor – người sở hữu, đây là thứ duy nhất còn lại, cái họ sở hữu là gì? Là thứ vật chất không có “linh hồn”, nó thể hiện trong 2 lần trắc nghiệm, cái tẩu thuốc của người cha mà thông thường khi nghĩ đến nó thì người ta sẽ hình dung về quá khứ và những hoài niệm về người cha đó, với con bướm cũng vậy, trong lần thứ 2, cái tẩu thuốc chỉ còn là “vật chất” của một “người” từng sở hữu nó, và từ “cha” cũng chỉ là một danh từ không có “linh hồn”, hay con bướm là của Vos nhưng Vos lúc này cũng không có “linh hồn” luôn, vì cô ấy lúc này đã vô cảm như robot.

Cái hình thức trắc nghiệm trong phim cũng mang tính châm biếm cho cách mà chúng ta kiểm tra con người có phải là “bình thường” hay không, tức nó chỉ mang tính hình thức, ví như bạn làm ở công ty hoặc khi ra ngoài xã hội, những vấn đề của nó khiến tinh thần bạn bị ức chế và dẫn đến thể xác mệt mỏi hoặc nhức đầu, người ta sẽ khuyên bạn nên uống thuốc giảm đau, uống thuốc an thần cho dễ ngủ, tập thở đều đặng để lấy lại bình tỉnh, mấy cái đó không giải quyết được gì cho những vấn đề khiến bạn bị đau khổ, nó trị ngọn chứ không trị gốc.

Hoặc như tôi nói, Vos là tượng trưng cho xu hướng “thiên tả” bệnh hoạn kiểu máy móc rập khuôn và robot dựa trên lợi ích vật chất, nên cái việc “đăng nhập” chỉ là sự cụ thể hóa của xu hướng đó đang tác động lên tâm trí con người nhờ vào công nghệ và làm biến đổi họ, nó tác động lên Vos, người chồng, đứa con, lên Tate, những cô gái, lên người da đen, hoặc bất kỳ ai trong xã hội. Mà khi con người đều trở thành “vô tính” thì là gì còn sự tồn tại gọi là “gia đình”?! Bản chất gia đình là gì? Là sự kết hợp của những mặt tốt trong bản chất con người, cái tốt của cá nhân tính và cộng đồng tính, của nam tính và nữ tính.

Như vậy, những bi kịch mà chúng ta thấy trong phim cũng là những bi kịch chúng ta thường thấy ngoài cuộc sống, nhân viên giết chủ, vợ chồng giết nhau, con cái giết cha mẹ, cha mẹ giết con cái, tất cả sinh ra đều từ tác động của xã hội lên con người, khi xã hội con người chỉ biết chạy theo vật chất và đánh mất linh hồn.

Các bạn có nhớ bộ phim vừa chiếu rạp là M3GAN không? Người ta bảo con robot là biểu tượng của công nghệ bây giờ, nó không chỉ bao nhiêu đó, nó còn là biểu tượng cho những đứa trẻ ngày nay, đứa trẻ ban đầu cũng y như con robot đó, tức có thể tiếp thu tri thức, nhưng nếu chỉ tiếp thu tri thức mà không tiếp thu tình cảm hoặc cảm xúc thì đứa trẻ sẽ biến thành thứ mà chúng ta thấy – M3GAN. Hoặc như đứa trẻ trong phim Possessor này bị “đăng nhập”, hoặc trong vô số các phim kinh dị trước đây khi chúng ta thấy đứa trẻ biến thành quỷ dữ đuổi giết cha mẹ chúng.

Thậm chí những điều tôi nói trong bài này thì đều mang tính tương tự như mấy bộ phim tôi vừa review như Babylon, Tár, The Banshees Of Inisherin, Triangle Of Sadness, Aftersun, hoặc Possession (1981), và nó còn được cảnh báo sớm hơn trong 6 bài review phim của đạo diễn Andrei Tarkovsky mà tôi bảo là nền tảng để hiểu phim của phương tây, hoặc nó được thể hiện trong những tác phẩm văn học như 1984, Thế Giới Mới Tươi Đẹp, 451 Độ F, Đồi Thỏ, Người Truyền Ký Ức; điều thú vị là 2 phim VN tôi có review là 578 và Tro Tàn Rực Rỡ cũng có liên quan. Tất cả đều nằm trong câu “hình thức khác nhau nhưng bản chất giống nhau”, chỉ cần bạn hiểu bản chất thì bạn có thể giải mã được hàng hà bộ phim bộ phim khác từ đủ thể loại như nghệ thuật hoặc kinh dị của thế giới, làm sao để hiểu bản chất? Đọc kỹ bài trên website Chí Blog và tích cực “cứu tế” để mình viết bài nhiều hơn chứ còn làm sao!

Nhân việc nhắc đến con người bị biến thành “vô tính” thì các bạn cũng hiểu vì sao xác sống ngày nay được nâng cấp thành “người nấm” rồi đấy, xác sống trước đây chỉ hàm ý con người sống theo bản năng, còn “người nấm” là hàm ý con người bị biến đổi thế nào trong cái xã hội “thiên tả” bệnh hoạn này. Bản chất nó là gì? Một định nghĩa hết sức đơn giản: “thiên tả” máy móc duy lợi = đa phát xít, hoặc = chủ nghĩa Mao, chỉ vậy thôi.

Ý chết! Tôi viết bài thế này thì tất cả bạn đọc đều hiểu ra “bản chất” của con người và xã hội, sau này ai ai coi phim cũng hiểu thì tôi làm sao viết bài tiếp đây?! Các bạn có thấy tôi đáng thương không? Vì vậy nhớ tích cực giúp Chí Blog phát triển bằng cách chia sẻ bài viết và giới thiệu với nhiều người hơn, và quan trọng nhất là “cứu tế” mình nhé:

 OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Review phim Tro Tàn Rực Rỡ: rắn – chim – lửa – nước

Review phim 578 (2022): đạo diễn quốc tế – khán giả quốc nội

Review phân tích phim Zerkalo – Mirror: lạc mất lối về

Review phim Tár (2022): khách hàng – cánh tả – thượng đế – robot

Review giải thích phim Possession: cơn vật vã của sự tách biệt

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim three colors: Blue – xe đụng cây, tự do rồi!

T4 Th2 22 , 2023
Three colors: Blue (1993) là phim đầu tiên trong bộ 3 màu sắc Blue – White – Red của đạo diễn Krzysztof Kieślowski, Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” tìm đến phim này là do sự ám ảnh của Red sau khi xem nó […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese