Review phim Only God Forgives: kinh sợ và muốn trở về

Only God Forgives (2013) là phim nghệ thuật khó hiểu, nhưng điều đó “No problem!” với Chí Blog – website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật ĐỂ ĐỜI, dạo này “xu hướng” (trend) đặt tiêu đề hay dùng từ này nên mượn dùng tí, ở VN chúng ta có quá nhiều người ĐỂ ĐỜI nên mình muốn chen chân vào một tí á. IMDb 5.7 , số điểm cho thấy đây không phải là phim xem giải trí, nhưng nếu bạn thích dòng phim nghệ thuật – khó hiểu thì rất nên xem, vì phim đẹp và lạ lùng, bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Phim được bắt đầu bởi hình ảnh của một thanh đao màu đỏ, Julian bước ra từ căn phòng có tượng võ sĩ, theo con đường tối, bên ngoài là một không gian rộng lớn hơn với võ đài, một bức tranh đầu rồng màu đỏ, 2 võ sĩ đang đấu nhau, võ sĩ mặc quần xanh gục ngã. Tại sao tôi kể lại những chi tiết này? Bởi vì tất cả chúng đều là ngôn ngữ điện ảnh gắn liền với thông điệp phim, nếu xét về màu sắc, đỏ là cộng đồng tính, xanh là cá nhân tính, vậy con đường hầm là gì? Từ từ bạn sẽ biết.

Những diễn biến tiếp theo sẽ cho chúng ta biết Julian là một gã buôn ma túy đến từ Mỹ, anh ta đến Thái là để trốn bản án về tội giết cha, có lẽ người cha cũng là một tên trùm ma túy ở Mỹ. Julian có một anh trai và một người mẹ, diễn biến tiếp theo là người anh đã tự tạo ra rắc rối bởi giết một gái điếm chỉ mới 16 tuổi, sau nữa là chuyện người mẹ muốn báo thù, rồi Julian báo thù nhưng bất thành. Vài người xem nghĩ rằng Julian bất lực và hèn yếu, câu chuyện không đơn giản như vậy.

Sẽ có vô số câu hỏi sẽ được đặt ra, tại sao người anh trai giết cô gái nhưng không bỏ trốn? Tại sao Julian phải cột tay vào ghế nhìn cô gái thủ dâm? Tại sao Julian muốn đưa tay vào căn phòng tối và vào “nơi ấy” của cô gái? Tại sao Julian thấy bản thân bị chặt tay, thấy đôi bàn tay đầy máu? Và cuối cùng, tại sao ở đoạn gần cuối thì Julian rạch một đao trên bụng người mẹ đã chết và đưa tay vào?

Còn về “gã trùm” cảnh sát, tại sao có những đoạn một đám đông cảnh sát ngồi lặng im xem gã trùm độc diễn trên sân khấu? Và những màn múa đao đó có ý nghĩa gì? Để hiểu rõ những điều này cần liên hệ với rất nhiều thứ.

Văn hóa phương tây gắn liền với thần thoại Hy Lạp, có bài tôi đã nhắc qua, đó là chuyện cha giết con và con giết cha. Trong phim có một đoạn người mẹ nói rằng bà ấy ban đầu không muốn sinh ra Julian, nhưng cuối cùng bà ấy vẫn để Julian chào đời, về ý trong lời nói đó, nó tương đồng phần nào với câu chuyện vị thần giết cha đã được “người mẹ” giấu đi để không bị “người cha” nuốt sống như đứa con trước đó. Hoặc dấu ấn nổi trội của phương tây là cá nhân tính, còn dấu ấn trong văn hóa phương đông là gì? Là cộng đồng tính.

Nếu xét về tính cộng đồng lẫn cá nhân, thì phương tây là một cộng đồng của nhiều cá nhân riêng biệt, còn phương đông là một cộng đồng thống nhất phục vụ cho “một cá nhân” duy nhất – biểu tượng của gã trùm, đó là lý do tại sao chúng ta luôn thấy gã trùm thường xuyên độc diễn.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Bản thể cá nhân luôn gục ngã trước bản thể cộng đồng

Nếu cần một biểu tượng cho phim này, thì đó chính là đôi bàn tay – cái bản năng khát máu của con người. Những hành vi của Julian thể hiện rằng, mặc dù anh ấy “bị” sinh ra trong một gia đình tội phạm, nhưng anh ấy có một lương tâm vô cùng trong sáng, Julian luôn ý thức mọi thứ mà anh ấy làm. Bởi vì “tự vệ”, bởi vì muốn bảo vệ và giải phóng người mẹ, anh ấy đã giết cha. Cái từ “nuốt sống” mà tôi nói ở trên không hẳn là giết chết, mà có thể hiểu là sự đồng hóa về bản tính, giống như sự tàn bạo và ham muốn nhục dục của người anh; hoặc trong những lời nói của người mẹ, chúng ta thấy phản phất một sự loạn luân nào đó giữa người mẹ và anh trai.

Đó chính là lý do Julian mở câu lạc bộ võ thuật, và tự trói tay vào cái ghế, anh ấy muốn học cách khống chế đôi tay ấy. Trong vô số lần, Julian muốn vươn tay về phía cô gái, nó luôn luôn là điều ám ảnh, nhưng anh ấy biết anh ấy là “ai” và bản chất thế nào, đôi tay ấy chạm vào ai thì kẻ đó sẽ bị hủy hoại, mà Julian không muốn điều đó diễn ra. Cũng bởi vì một số người xem (hoặc nhà phê bình nước ngoài) không hiểu nên bảo là Julian bị bất lực.

Gã trùm chính là cao thủ tuyệt đối về khả năng khống chế “đôi tay” – quyền lực, cho nên mặc dù Julian đã cố gắng học cách sữ dụng đôi tay nhưng chẳng là gì khi giao đấu với gã.

Vậy thì những con người sống dưới sự bảo vệ của “gã trùm” sẽ có tương lai tốt đẹp hơn? Không hề! Hãy nhìn vào những cảnh sát, họ chỉ như những công cụ của gã, hãy nhìn vào những cô gái, họ giống những chiếc lồng đèn đỏ treo trên cao, hoặc như khuôn mặt ngơ ngác của cô gái điếm 16 tuổi trước khi bị giết.

Hoặc nói cách khác, con người của phương đông phần lớn sống trong sự ngơ ngác và mơ hồ về cuộc sống, họ thiếu khả năng tự vệ, họ chỉ làm theo lệnh của “gã trùm”. Trong khi con người ở phương tây thì được sống “tự do” trong cái tàn bạo của bản năng và sự ích kỷ. Tất nhiên là ở đây tôi hoặc thông điệp phim chỉ nói về mặt tối của con người. Ngơ ngác như cô gái điếm thì bị kẻ khác gây tổn thương, còn sống bởi tàn bạo thì tự đưa bản thân vào chỗ chết, đều như nhau cả.

Cho nên trong phim này, cô gái 16 tuổi bị giết, người anh trai bị giết, bố cô gái bị giết, cảnh sát bị giết, dân thường bị giết, tội phạm bị giết, người mẹ bị giết, cô giữ trẻ bị giết. Cuối cùng chỉ có gã trùm còn sống  và Julian chấp nhận bị chặt tay. Thật ra thì Julian có thể chạy trốn nhưng anh ấy không trốn, cũng giống như sự lựa chọn của người anh trai ở đầu phim, trong thâm tâm thì anh ta biết việc anh ta làm là tàn bạo, nhưng anh ta không cưỡng lại được, giống như việc Julian bị ám ảnh muốn đưa tay chạm vào cô gái – người mà anh ấy thật sự yêu thương.

Còn hành vi đưa tay vào bụng người mẹ, đó là Julian muốn trở lại cái bào thai, vì đó là nơi yên bình và ấm áp, nó không tàn bạo như thế giới bên ngoài, cái cảnh tôi tả ở ban đầu phim có ngụ ý giống như sự sinh ra của một đứa bé, ra đời là phải tranh đấu, một bên là cá nhân tính, bên kia là tập thể tính và cuối cùng thì cái cá nhân tính gục ngã trước cộng đồng tính, như cái kết của phim, nhưng kết phim là sự chọn lựa trong sự ý thức của chính Julian, còn cái chết của người mẹ là sự “gục ngã” bởi vì không hiểu nên tự gánh lấy hậu quả do bản thân gây ra.

Với những gì mà con người đang tự tạo ra cho chính họ thì quả thật “chỉ có Chúa mới có thể tha thứ”. Trong phim chúng ta thấy bức tranh nghệ thuật – người đàn ông khỏa thân, có người phân tích rằng hình thể của người đàn ông đó mạnh mẽ và cơ bắp nhưng “nơi đó” thì rất nhỏ, đó là thể hiện của sự run sợ ở bên trong đối với đám đông khi đám đông đó nhìn vào “anh ta” cái cơ bắp của thân xác chỉ là những biểu hiện của bên ngoài, như việc Julian luôn lạnh lùng trong vai trò trùm buôn ma túy, đó là cách tự vệ của anh ấy (hoặc của chúng ta), cái ý này cũng được thể hiện trong bộ phim The  Power Of The Dog mà tôi đã review.

Bạn nghĩ những gì tôi phân tích có đúng không? Bài viết không giống với bất cứ nguồn nào dù là so với bình luận của các chuyên gia nước ngoài. Cảm ơn bạn đã đọc bài, nhớ chia sẻ bài viết với nhiều người, vì tôi sẽ ngừng viết khi có quá ít hoặc không ai đọc bài.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

The Lighthouse (2019): sự đọa đày của thần thánh – new

Tam GIác Quỷ – Triangle (2009): làm tổn thương chính mình

Chuyến Tàu Băng Giá – Snowpiercer (2013): sự cân bằng dối trá

Equilibrium (2002): vô cảm là cái giá để được hạnh phúc?

Tiếng Gọi Của Metal – Sound of Metal (2020): tiếng rú của cuồng nộ … tắt liệm – new

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Deep Water: con người có thể “bao dung” đến đâu?

CN Th3 27 , 2022
Deep Water (2022) là phim kinh dị – tâm lý – khiêu dâm (wikipedia ghi vậy), tôi cực kỳ thấy ức chế khi xem phim này, bởi cảm thấy người chồng quá bao dung với vợ, về mặt lý trí hoặc tâm lý theo lẽ thường, nó là sự phi […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese