Review phim Mùi Đu Đủ Xanh: cũ – mới , xanh – vàng

8

Mùi Đu Đủ Xanh (1993) là phim của đạo diễn Trần Anh Hùng, Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” vừa xem xong hôm nay, có khá nhiều bạn đọc muốn tôi viết bài cho phim này, sau khi đã định hình những thông điệp từ phim, tôi thử tìm đọc một số bài phân tích trên mạng và nhận ra một điều, họ hổng hiểu gì hết ngoài chuyện là “người phụ nữ VN có tính hy sinh và cam chịu”, rồi chỉ chú tâm vào kỹ thuật, hoặc nhận định chung chung mơ hồ – cứ như rất thâm thúy và đúng rồi (thật ra là nói nhảm). Đọc đến đây chắc một số bạn đọc (trẻ, mới biết Chí Blog) sẽ thốt lên “A! Thằng này láo! Không biết kiến thức bao nhiêu mà bày đặt chê người ta”. Tôi biết nhận định của tôi là khó nghe, nhưng cái gì nên nói thật thì phải nói thật, nếu không thì những người hiểu phim sai sẽ không biết họ sai ở đâu, để trả lại sự công bằng, tôi cũng thú nhận, khi nghe nhạc giao hưởng và xem tranh trừu tượng thì tôi có hiểu quái gì đâu (cười). IMDb 7.3 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Phim được bắt đầu bằng cảnh buổi tối, “bà cụ” có vẻ dưới quê lên, lúi cúi đi tìm nhà, rụt rè muốn đánh thức người đang ngủ nhưng không dám, sau khi tìm được đúng căn nhà và gõ cửa thì hóa ra “bà cụ” ấy lại là đứa bé gái đến làm “người ở” cho một gia đình giàu có. Tại sao tôi nhắc lại cảnh này? Vì nếu chỉ nhìn bề ngoài thì chúng ta rất dễ đưa ra những nhận định sai lầm, đôi khi điều gì đó có vẻ ngoài mộc mạc cũ kỹ nhưng bên trong chứa đựng những giá trị tinh khiết và dồi dào sức sống.

 Đứa bé gái tên Mùi – là một trái đu đủ non vẫn còn trên cây. Gia đình chủ gồm bà nội, ông nội mất khi còn rất trẻ, kế tiếp là một người cha thích chơi đàn, người mẹ đảm đan có tính cam chịu quán xuyến tất cả việc nhà và thu nhập cho gia đình, 3 cậu con trai gồm một trưởng thành, một thiếu niên và một đứa trẻ tầm tuổi với Mùi, cuối cùng là một bà người ở chuyên bếp núc – giặt giũ – phụ việc buôn bán.

Ở góc nhìn đầu tiên, chúng ta thấy rất rõ vai trò của nam giới và nữ giới trong phim này, nam giới thì vô tích sự chẳng làm nên trò trống gì, đã vậy người cha lại thường xuyên lấy tiền tích góp của vợ trốn nhà đi ăn chơi, người con trai cả ít khi ở nhà, đứa con trai út thì rất thích quậy phá, chỉ có đứa kế là khá đặt biệt. Về phần nữ giới thì … rất tuyệt vời, cho nên trong nhiều bài viết tôi luôn ca ngợi đức hạnh của người phụ nữ VN (xưa), đặt biệt là người mẹ VN trong sự hy sinh vì chồng con, chỉ có điều người phụ nữ Việt còn một khiếm khuyết khá lớn, đó là gì? Là học thức, cái kết của phim đã bù đắp được khuyết điểm này.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Vẻ đẹp của cũ và mới, linh hồn của một gia đình

Có vài “chuyên gia” phân tích rằng phim này tạo ra định kiến về giới, không phải vậy, khi một biểu hiện được đưa ra kèm theo lời giải thích mang tính logic thì đó không phải là định kiến, mà nó mang tính nhân quả. Bạn có tự hỏi tại sao người cha trong phim này lại tác tệ như vậy? Bởi vì ông ấy không có cha dạy dỗ, ông nội chết trẻ, bà nội một mình nuôi con khôn lớn – đây là việc hết sức khó khăn, đã vậy vì rất yêu thương chồng nên ở góa, mọi tình yêu đều dồn vào đứa con nên đứa con đó bị hư, mặt khác, khi một đứa trẻ không có người để tâm sự – làm bạn – chơi cùng, nó sẽ không học được cách để bày tỏ cảm xúc.

Điều này được thể hiện rất rõ trong phim, người cha ít nói, cả ngày chỉ biết ở trong phòng làm bạn với cây đàn cổ, đứa con lớn chỉ biết có bạn bè và suốt ngày ra ngoài; đứa con kế bởi vì thường ở nhà nên khá hiểu chuyện – biểu hiện là khi đứa em chê thức ăn mặn thì nó cầm chén nước mắm lên húp một ngụm, nó rất thương yêu người mẹ, nó ấm ức vì những gì người cha làm, nhưng nó không biết bày tỏ thế nào những đau khổ đó, điều nó có thể làm là trút sự giận dữ đó lên những con kiến ở khung cửa sổ, giết chúng và làm chúng đau đớn, vì nó cũng đang đau đớn, lẽ ra nhân vật này hứa hẹn nhiều tính đột phá, nhưng có ai dạy dỗ nó đâu, sách ở trường không dạy nó nên nó mang ra đạp, cảm xúc của nó giống như con chim nhốt trong lồng – biểu hiện là nó chỉ có thể ngồi trên bệ khung cửa sổ mà không phóng hẳn ra ngoài; còn đứa út thì thích quấy phá Mùi, sự thật là nó muốn được làm bạn với cô bé, nhưng cũng giống người cha, nó không biết cách để kết bạn.

Đạo Phật là đạo về sự giác ngộ, nhưng nếu con người không có đủ học thức thì lấy gì mà giác ngộ?! Giống như những điều bà nội đã làm, bà không nhận ra đứa con hư là vì thiếu sự dạy dỗ, lại đổ cho con dâu không biết chìu chồng, người con dâu thì chỉ biết lo cho gia đình và không hiểu chồng đang nghĩ gì, người chồng cũng có nỗi đau riêng, ông ấy hiểu việc ông ấy làm là sai, ông ấy hối hận khi đứa con gái bệnh chết, nhưng bản thân ông ấy cũng không biết cách thể hiện cái cảm xúc đó ra, ngoài việc cả ngày ôm cây đàn cổ “khóc than” cùng nó, bà nội suốt nhiều năm trời ở trên gác cứ gõ mõ tụng kinh thì được ích gì? Kinh cứ tụng nhưng tâm không hiểu thì cũng vô dụng. Như vậy, không có cái gì gọi là định kiến về giới, nó là hệ quả còn sót lại của những thứ văn hóa xưa cũ thời phong kiến.

Cái văn hóa cũ có khuyết điểm, đó là trói buộc con người trong phạm vi nhỏ hẹp, kiềm nén cảm xúc, sự phân cấp giữa nam và nữ; tuy nhiên không phải là không có ưu điểm, đó là nó mang đến cho phụ nữ những đức tính tuyệt vời như tôi đã nói ở trên. Cái tuyệt vời đó được thể hiện qua những gì chúng ta nhìn thấy ở cô bé “đu đủ non” của chúng ta, Mùi hồn nhiên quan sát những con vật và chăm sóc chúng, làm nhà cho dế, học cách nấu ăn, học may vá và quán xuyến nhà cửa, chăm rau chăm vườn, ngoại trừ không biết chữ và những thú vui quý tộc như cầm – kỳ – thi – họa, thì thiết nghĩ không có việc gì mà cô bé không làm được, giống như người mẹ trong phim, vừa buôn bán vừa quản lý gia đình.

Bạn có biết tại sao tựa phim là Mùi Đu Đủ Xanh? Gia đình chủ là biểu hiện của nét văn hóa cũ, đời sống thì giống như cây đu đủ, và mỗi con người là một trái đu đủ trên cây – chính xác hơn thì đó là hình ảnh người phụ nữ; vậy hãy chú ý cách mà gia đình này sữ dụng trái đu đủ thế nào, chỉ vì một món gỏi – món ăn phụ của bữa ăn, họ đã cắt cả trái đu đủ khi nó vẫn còn xanh và chưa chín, chỉ dùng một phần nhỏ từ nó, phần lớn còn lại thì vứt sọt rác, điều đó giống như đời sống của bà nội, phí hoài tuổi xuân sau khi người chồng chết trẻ, trong khi có một mối chân tình từ một người đàn ông tốt vẫn chờ đợi ở bên ngoài cổng rào, sự thủy chung đáng được ca ngợi nhưng nó phải tương xứng, gia đình sẽ không thật sự là gia đình nếu thiếu vắng một người “chồng” cho bản thân và một người “cha” cho những đứa trẻ, trong khi thứ văn hóa xưa cũ lại tôn vinh sự hy sinh mang tính phi lý đó như thần thánh; hoặc giống như hoàn cảnh của người mẹ, chồng mà như thế thì nên bị đá ra ngoài đường cho tự sinh tự diệt.

10 năm sau, bé “đu đủ non” đã thành cô gái “đu đủ xanh”, may mắn thay là Mùi vẫn còn ở trên cây mà chưa bị cắt xuống làm gỏi (cười). Bạn có nhớ cảnh khi sắp rời nhà chủ cũ, cái lồng con dế đã vỡ, con dế thoát ra ngoài. Tính ra thì cô bé Mùi rất có ánh mắt, cô bé thích Khuyến ngay trong lần gặp đầu tiên, ở lần thứ 2 thì biết chủ động tạo ấn tượng qua trang phục đẹp.

Nếu gia đình chủ cũ là văn hóa cũ thì gia đình chủ mới là văn hóa mới, điều đó thể hiện rất rõ qua thứ nhạc cụ trong phim, một bên là đàn cổ và sáo trúc, một bên là đàn dương cầm. Theo bạn thì loại nhạc cụ nào độc đáo hơn? Có bạn sẽ nói là mỗi thứ có cái hay riêng của nó, nhưng có một điều mà bạn không thể phủ nhận là đàn dương cầm thì có số phím (nốt nhạc) rất nhiều, nghĩa là nó đầy đủ hơn và “rộng lớn” hơn cho việc chơi nhạc; sự khác biệt giữa cũ – mới còn thể hiện ở người sữ dụng “nhạc cụ”, nơi cũ – người cha chỉ biết nằm trong phòng “tự sướng và tự khổ” với những bản nhạc “có sẵn”, còn nơi mới –  cây đàn được đặt trong phòng khách, ngoài việc chơi những bản nhạc cổ điển của thế giới thì Khuyến cũng đang sáng tác những bài mới, và anh ấy không sống nhờ mẹ hoặc vợ nuôi ăn.

Một thứ mà bạn cần chú ý nữa là chuyện về mấy cái bình, theo bạn thì bình hoa dùng để làm gì? Hỏi gì ngu vậy, thì để cắm hoa chứ để làm gì! À! Thế nhưng ở nhà chủ cũ có đầy bình quý lại chẳng khi nào thấy họ cắm hoa, họ chưng bình rỗng, và đứa út thì bỏ con kỳ nhông vào đó nên bình bị vỡ, mà bình không đủ “cặp” thì không có giá trị cao; còn ở nhà chủ mới, Mùi đã cắm đầy hoa vào trong những chiếc bình, các bạn cần nhớ kỹ, bình hoa dù quý cách mấy mà không cắm hoa thì nó cũng thành vô dụng.

Nhắc đến bình hoa thì cũng đến lúc giải oan cho Khuyến rồi, nhiều người nói là tính tình của Khuyến cũng không khác chi người cha ở nhà chủ cũ, tức thói ưa phụ bạc, cách hiểu đó là tầm bậy nhé các bạn, thứ nhất thì Khuyến và cô gái kia chỉ mới đính hôn, thứ 2 là anh ấy cũng không thật sự muốn giấu diếm khi vẫn để những bức vẽ trong hộc bàn, thứ 3 thì bạn nghĩ cô bạn gái đó giống gì? Giống “bình hoa di động”, chỉ có vẻ đẹp được tạo nên bởi son phấn và quần áo lụa là, cả ngày rong chơi, người vợ của đứa con cả ở chủ cũ cũng vậy, cho nên từ khi người mẹ già yếu thì gia đình không thể thoát được sự lụi bại không thuê nổi người ở.

Thời đại mới và văn hóa mới làm biến đổi con người, ở nam giới chúng ta thấy sự khác biệt giữa người con cả và Khuyến, ở nữ giới là cô vợ với người yêu của khuyến và Mùi. Tầm nhìn của người con cả và Khuyến cũng khác nhau, một cô gái đảm đan và có tâm hồn đẹp như Mùi ở ngay trong nhà mà cả 3 cậu con trai vẫn không nhận ra, Khuyến thì nhận ra được vẻ đẹp đó, và Khuyến còn biết Mùi – đu đủ xanh còn thiếu gì, đó là học thức, cho nên anh ấy mới bồi đắp cho Mùi, trong cảnh cuối chúng ta thấy gì? Đu đủ xanh đã chín vàng, và trong quả “đu đủ vàng” ấy có những hạt mầm có thể trổ thành một cây đu đủ mới, còn nếu người ta chỉ biết hái đu đủ xanh để làm gỏi thì hạt mầm trong đó cũng sẽ chết theo.

Cũng giống như bình hoa, một căn nhà dù có lộng lẫy và tiện nghi cách mấy mà không có được linh hồn của nó thì căn nhà đó trước sau gì cũng sụp đổ, linh hồn của căn nhà mới là Khuyến và Mùi, ưu điểm của hai nền văn hóa mới và cũ kết hợp lại, ưu điểm của cái cũ là những giá trị nền tảng và bền vững, mang lại sự sống, ưu điểm của cái mới là giải phóng con người, là tri thức giúp con người nhận ra cái gì là chân giá trị, nếu con người không nhận ra được chân giá trị thì dù mang nó trong người cũng không nhận ra nó và chà đạp nó, giống như cách mà những người đàn ông ở gia đình cũ đã làm.

Với những gì tôi đã phân tích trong bài thì bộ phim này của Nguyễn Anh Hùng đã tạo ra định kiến về giới? Hãy so với phim “gì đó rực rỡ” – đang được ca ngợi mát trời mây, bạn sẽ thấy cái tầm của phim (lẫn văn) cũng chỉ tương ứng với nửa đầu của phim Mùi Đu Đủ Xanh, đã vậy còn thiếu cái phần diễn giải tính nhân – quả, chỉ thể hiện được cái hình thái bên ngoài thôi. Muốn so phim Việt khác với những bộ phim được những LHP như Cannes hoặc Berlin hoặc Oscar công nhận thì vẫn còn xa lắm. Nói thế để nền điện ảnh của chúng ta rút kinh nghiệm, hãy nhìn vào linh hồn, sự trường tồn, sự sống động của nó, chứ không phải thứ lụa là gấm vóc bên ngoài.

Cảm ơn bạn đã đọc bài, nhớ ủng hộ Chí Blog để website có thể duy trì và ra những bài viết chất lượng, bạn có thấy câu mà tôi đã ghi là “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật”? Câu đó tôi đùa vui, nhưng đùa cũng là thật nếu bạn đọc nhiều bài hơn trên Chí Blog. Mại dô! Mại dô! Website không đăng quảng cáo nên không có thu nhập gì, gánh nặng quằn vai tôi (khóc), bạn đừng để quả “du đủ xanh” này bị dòng đời mang đi làm gỏi khi còn chưa chín nhé!

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Review phim On Body And Soul (2017): sự đồng điệu của tâm hồn

Ảo Ảnh – Mirage (Durante la tormenta – 2018): thâm thúy như búp bê Matryoshka

Ngôi Lều Huyền Bí – The Shack (2017): tha thứ để được hạnh phúc

 Cây Đời – The Tree of Life (2011): biết ơn và oán trách – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng

Sao Y Bản Chính – Certified Copy (2010): quá trình ‘thực chứng’ của bản sao

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

8 thoughts on “Review phim Mùi Đu Đủ Xanh: cũ – mới , xanh – vàng

    1. Rất khó cắt quả đu đủ này xuống làm gỏi vì “nó” có chân để chạy á, mà nếu có bắt được “nó” và làm gỏi thì sẽ bị “trúng độc” rất nặng, thử nghĩ coi, bình thường “nó” có thể viết mấy bài review thế này, vậy nếu “nó” tập trung sức lực đó vào việc đầu độc tư tưởng thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Chỉ là “nó” cảm thấy mệt khi phải nghĩ tới mấy chuyện độc ác hoặc xấu xa, cho nên cách tốt nhất là lâu lâu ai thấy bài viết có giá trị thì ủng hộ “nó” tí là được haha, vậy là đẹp cả đôi đường :))))

        1. Lầm! Lầm! Lầm! Chí Blog – “Website duy nhất siêu đa đa vũ trụ giải mã phim nghệ thuật” giống một khu vườn mát mẻ vừa đa dạng để tìm kiếm sự thật và tìm lại cảm xúc. Không nên “hắc hóa” cách nhìn như mấy phim của phương tây 😛

  1. Anh chí sai nhá
    Năm nay việt nam có mấy bộ phim vươn tầm oscar như Cù lao xác sống hay virus cuồng loạn
    Xem xong choáng ngộp lun :)))))

    1. Về đẳng cấp của 2 phim đó và một vài phim khác nữa thì mấy giải như Oscar hoặc cành cọ vàng – gấu vàng – sư tử vàng đều không đủ tầm, phải là giải “Gánh Xôi Vàng” mới xứng, vì một Mâm Xôi Vàng là không đủ á kkkk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Bàn về điện ảnh: phong cách đánh trận cho phim lịch sử

T4 Th12 21 , 2022
Hiện tại và tương lai điện ảnh Việt có khá nhiều dự án tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc – đây cũng là định hướng củ chính phủ, mà lịch sử của chúng ta là sự nối liền không dứt của vô số trận đánh lớn nhỏ […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese