Review phim Kill Boksoon: ai là cao thủ số 1?

Kill Boksoon (2023) là phim hành động Hàn quốc, thể loại giải trí, nhưng tại sao nó lại được ra mắt ở LHF Berlin? Chúng ta cần hiểu rằng ở những LHF như Cannes – Venice – Berlin – Oscar thì muốn được công chiếu là cực khó, khi mà có hàng ngàn phim khắp nơi trên thế giới đổ về, còn ai nói dễ thì là xạo nghen. Chí Blog – “website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật” sẽ phân tích cái hay của phim. IMDb 6.6 , bài viết tiết lộ nội dung phim.

Khi các bạn đọc các bài viết về điện ảnh đang trôi nổi trên internet thì không biết có cảm thấy ngán hay không? Vì nội dung của chúng quá sơ sài, nếu các bạn muốn có những bài thú vị hơn, thì nhớ “cà phê” thường xuyên cho mình nhé.

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Về mặt hành động giải trí, Kill Boksoon hoàn toàn thuộc đẳng cấp quốc tế ngang ngữa với bất kỳ bộ phim Mỹ nào, điều này cho thấy điện ảnh Hàn đang vươn lên rất cao, đó là chưa nói những series phim Hàn gần như bao phủ trong top 10 series “tiếng nước ngoài” trên Nexflit; còn nội dung, việc Kill Boksoon trình chiếu ở LHF Berlin đã dư thừa chất lượng. Với cùng một mô típ thể loại hành động, các bạn có thể so sánh phim này với những phim khác của Mỹ mà có nội dung dạng như vai chính có con ở tuổi vị thành niên như The Mother (2023) do Jennifer Lopez thủ vai, sẽ thấy rằng Kill Boksoon sống động và lôi cuốn hơn nhiều, điện ảnh Mỹ đang đi vào bế tắt, hầu như mọi bộ phim về cùng chủ đề cứ na ná như nhau.

Điểm đặc sắc của phim nằm ở chỗ nội dung của nó bao quát mọi mặt đời sống của con người, thể loại hành động – sát thủ, nghề nghiệp, gia đình, nhà trường, chính trị, xu hướng thời đại, bản chất con người – xã hội.

Tại sao ở trên tôi mang phim này so sánh với các bộ phim có cùng mô típ của Mỹ? Vì có sự khác biệt vô cùng lớn trong cách nhìn “trẻ em” của phương tây và phim của Hàn này, những đứa trẻ phương tây trong phim cứ như là những thiên thần ngu ngơ không biết gì, đó là một quan niệm kiểu quán tính mà điện ảnh Mỹ chưa nhận ra, hoặc cách giáo dục của phương tây quá “hoàn hảo” để tạo ra những đứa trẻ ngây thơ, văn hóa phương đông khác rất nhiều, những đứa trẻ trong gia đình phải chịu áp lực rất lớn từ nhiều mặt như phụ huynh, học hành, sự đánh giá của xã hội – mang tính bảo thủ, chính vì thế mà nó biến thế hệ trẻ thành những “cao thủ võ lâm” thượng hạng. Nói đến đây thì các bạn cũng có thể đoán “cao thủ số 1” mà tôi nói là ai rồi đấy – đây cũng là thông điệp trọng tâm nhất mà bộ phim muốn truyền tải.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Ngôn ngữ điện ảnh: nghề chính (tay phải) là làm mẹ, nghề phụ (tay trái) là sát thủ

Trở lại phim, nhớ là những gì tôi viết trong bài đều đang chỉ ra “ngôn ngữ điện ảnh” nhé! Phim được bắt đầu bằng cảnh chiến đấu giữa 2 cao thủ Nhật và Hàn, đó không chỉ là vai diễn, nó còn thể hiện rõ nền văn hóa của 2 quốc gia thông qua giới tính, vũ khí, võ thuật, phương thức hành động. Văn hóa phương đông nói chung thiên về “cộng đồng tính”, tuy nhiên ở vài quốc gia thì đó chỉ là bản chất bên ngoài, với văn hóa Nhật thì “cá nhân tính” mới là bản chất, “võ công” của gã sát thủ Nhật cao hơn nữ chính Boksoon, nhưng thiện biến thì thua xa cô ấy, văn hóa Hàn mới thật là “cộng đồng tính”, chịu sự chi phối rất lớn bởi “gia đình” – cảnh nhớ lại đứa con gái nói về “công bằng”, thế là Boksoon cho gã sát thủ một cơ hội chiến đấu “công bằng”, nhưng khi nhìn ra khả năng chiến thắng không cao thì cô ấy xử gã này bằng súng, điều này cũng thể hiện rằng lý tưởng và thực tế có một khoản cách khá xa, cuối cùng thì sự sống còn của bản thân luôn vượt qua sự lý tưởng mang tính lý thuyết.

Bộ phim cho chúng ta thấy cái nghề nghiệp sát thủ được tổ chứ hết sức bài bản, giống như mọi công ty của bất cứ ngành nghề nào, từng cấp độ chức vụ trong quản lý, sát thủ “làm công” và được trả lương như những nhân viên bình thường, làm tốt thì được thăng chức, được các “đồng nghiệp” ngưỡng mộ và thần tượng; nó vừa mang tính châm biếm vừa mang tính ẩn dụ, thật ra thì cái bản chất cạnh tranh trong xã hội ngày nay nó thế, mỗi chúng ta dù không phải là “sát thủ” nhưng cách chúng ta sống cứ như là sát thủ chuyên nghiệp, chúng ta phải triệt hạ người này, đâm lén người kia để có miếng cơm manh áo, để có xe có nhà và để có tiền cho con cái học trường tốt.

Tôi thích tính hài hước trong phim này, nó tạo ra những nụ cười rất thâm thúy, ví như cảnh cha của Boksoon phạt cô ấy khi biết cô ấy hút thuốc, lời nói của ông vô cùng từ tốn, bắt con gái quỳ xuống và đọc kinh để hối lỗi, đó là phân đoạn đầu – nửa mặt phải hoàn hảo, phân đoạn kế lại cho thấy sự đối lập vô cùng tàn bạo, nửa mặt trái của cô ấy bị bầm dập và người cha bắt cô con gái nuốt cả điếu thuốc; phim chỉ ra cái sự hoàn hảo dối trá trong xã hội Hàn khi đàn ông làm chủ gia đình và xã hội, nó được thể hiện qua các nhân vật như người cha, ông trùm, gã chính trị gia muốn giết con vì ghế tổng thống. Cha của Boksoon là cảnh sát nhưng cô ấy lại là sát thủ!

Để hiểu rõ hơn về bản chất xã hội, các bạn có thể sữ dụng “bộ 3” mà tôi thường nhắc tới để phân tích, ví như 3 nhân vật nam trong phim; đầu tiên là gã chính trị gia – thể hiện cho mặt nổi (hình thức), bề ngoài thì là một người có đạo đức được dân chúng ủng hộ, nhưng bản chất thì hoàn toàn vô cảm, giết con để lấy sự đồng cảm tranh chức tổng thống; tiếp theo là gã trùm sát thủ, làm sát thủ nhưng lại có nguyên tắc, không giết trẻ vị thành niên, tính ra thì còn nhân tính hơn là kẻ trước; tiếp theo là gã sát thủ đàn em, hắn phải làm “chui” để có tiền trị bệnh cho mẹ, giết người nhưng phải làm lén lút cơ, đủ thấy xã hội bây giờ nó khắc nghiệt đến cỡ nào!

Hoặc 3 nhân vật thiếu niên trong phim; đầu tiên là cậu học sinh dùng clip điện thoại để “tống tình”, một tên con trai hèn yếu, dựa vào gia đình và thủ đoạn để đạt được mục đích; tiếp theo là cô con gái của Boksoon, cô bé có xu hướng đồng tính, tâm hồn trong sáng, khôn khéo, có lý tưởng và rất mạnh mẽ; tiếp theo là cô bé đang học nghề sát thủ. Để tồn tại trong xã hội hiện đại là cực kỳ khó khăn, cô bé sát thủ dù học được những kỹ năng giết người chuyên nghiệp nhưng cuối cùng vẫn khó thoát được cái chết, bởi cái kỹ năng thuộc về “nam tính” đó là chưa đủ, giống như cái kết của gã trùm, để có thể tồn tại, cái mà người ta cần học bây giờ là hiểu bản chất con người và xã hội, phải biết “diễn”, nhận ra đâu là giới hạn để không bước qua.

Boksoon nói không sai khi bảo rằng làm sát thủ còn dễ hơn là làm mẹ, tương đồng, làm con nít ngày nay còn khó hơn là làm sát thủ chuyên nghiệp, tại sao? Vì trẻ em – mà đặt biệt là trong văn hóa phương đông lại thuộc về thành phần yếu thế nhất trong xã hội, ở phương tây thì khác, bạn chỉ cần đến gần một đứa trẻ thì đã có nhiều người nhìn bạn chăm chú, bạn chạm vào nó thì bạn có thể hầu tòa, bạn làm nó tổn thương thì sẽ ngồi tù mọt gông. Còn trẻ em phương đông bị nhiều tần nhiều lớp áp chế, chúng có thể bị cha mẹ bạo hành, bị bạn bè bức hiếp, bị các quan niệm bảo thủ của xã hội kiềm kẹp mất tự do để sống đúng với bản tính thật.

Tổng hợp những thứ đó đã tạo nên một hình mẫu mang tính biểu tượng – dù không nhiều nhưng vẫn là xu hướng, đó là nhân vật con gái của Boksoon. Có thể nói Boksoon trong vai trò là sát thủ chuyên nghiệp, khả năng đọc vị rất cao, nhưng không khó để nhận ra là cô ấy gần như hoàn toàn bị đứa con gái áp chế, đứa trẻ này quá thông minh, nó biết đâu là giới hạn của người mẹ, nó sẽ chống đối nhưng nó chưa bao giờ để người mẹ kịp thời nổi nóng, như cảnh xin lỗi Boksoon, cảnh nói trớ rằng người mẹ làm cho “bộ nội vụ”, hoặc cảnh giả vờ không thấy mẹ giết người ở cuối phim. Bạn có biết vì sao tôi gọi cô bé này là “cao thủ số 1”? Vì cô bé không cần phải “động thủ” nhưng vẫn có thể gạt bỏ những trở lực từ bên ngoài, mà nếu có “động thủ” cũng biết giới hạn – vụ rạch cổ gã bạn học.

Tóm lại thì, thiếu niên trong xh phương đông ngày nay không hề ngây thơ như chúng ta tưởng, chúng bị áp chế bởi văn hóa phương đông bảo thủ, lại tiếp thu được những bài học về tự do của văn hóa phương tây, học được cái xấu lẫn cái tốt của cả 2. Và vì như thế, việc gã trùm dùng cách cho con gái Boksoon thấy mẹ giết người để khiến Boksoon phải đau khổ trở nên thất bại, hắn lầm khi cho rằng trẻ vị thành niên bây giờ yếu đuối như ngày xưa, thế giới ngày nay có quá nhiều thứ bạo lực mà những đứa trẻ có thể nhìn thấy, bọn trẻ khó bị tổn thương hơn, hoặc đã bị tổn thương quá nhiều nên sức chịu đựng là cực cao.

Giờ chúng ta bàn đến “nguyên tắc” hoặc “luật lệ” mà gã trùm đã đề ra, chúng xuất phát từ đâu? Từ tình yêu thương, gã không giết trẻ vị thành niên bởi vì gã có đứa em gái đang ở tuổi đi học, gã chấp nhận cái chết vì gã yêu Boksoon; tuy nhiên cách mà gã trùm này yêu lại hoàn toàn khác với cách mà Boksoon yêu, khác chỗ nào? Ở chỗ tình yêu của gã tạo ra sự hủy hoại chứ không mang đến hạnh phúc hoặc sự sống, một tình yêu ích kỷ độc hại. Gã muốn chiếm hữu hơn là mang đến tự do, gã muốn giữ lại Boksoon nên không cho cô ấy giải nghệ, gã muốn giữ lại đứa em gái nên biến em gái thành giám đốc quản lý tổ chức sát thủ và cũng vì vậy mà cô em gái này trở nên tàn độc và biến thái – xu hướng loạn luân, yêu anh trai của mình.

Trong khi cách yêu của Boksoon lại hoàn toàn trái ngược, vì con gái, cô ấy muốn giải nghệ, dù bị sốc khi biết con gái đồng tính nhưng vẫn để cô bé sống như bản tính của nó; trong cách nhìn ngược lại, đứa con gái trở thành tác nhân chính giúp cho Boksoon không bị lạc lối dù nghề nghiệp là sát thủ, nói cách khác thì trẻ em luôn là cứu cánh quan trọng nhất đối với thế giới loài người. Mặc dù hơi có tính bán bổ khi xét trên phương diện tôn giáo, tôi vẫn muốn thêm vào “mối phúc thứ 9” trong bài giảng “8 mối phúc thật” của đức Jesus, đó là “phúc cho ai có trẻ nhỏ bầu bạn, vì họ sẽ không lạc lối trong bóng tối do con người tạo ra”, hoặc bạn có thể liên hệ câu của đức Jesus “Nếu các con không hóa nên trẻ nhỏ, các con không được vào Nước Trời.”

Bàn rộng hơn, về mặt chính trị – xã hội, Chủ Nghĩa Xã Hội là tương lai của mô hình xã hội loài người, chắc một số người sẽ cười khi tôi nói điều này, đó là do họ không hiểu bản chất của từ CNXH, chúng ta gọi các nước phương tây là tư bản, nhưng thực chất mô hình quản lý xã hội của họ là CNXH, nghĩa là xã hội được vận hành dựa trên những nguyên lý khoa học, hướng tới sự hoàn hảo với những bộ luật không có lỗ thủng để mang đến tự do – công bằng – hạnh phúc cho con người. Nhưng … điều đó là bất khả và còn quá xa vời nếu con người không có tình yêu thương.

Dù là quốc gia nào, phương đông hay phương tây, bất kỳ chế độ nào, CNXH đích thực sẽ không thể tồn tại khi rời xa nền tảng là tình yêu thương. Nó có thể là thứ đạo đức giả như phương tây, hoặc nó mang tính độc tài như phương đông, hoặc nó biến con người thành robot và thành vô cảm hoặc vô tính như loài nấm ở cả 2 phương trời. Tóm lại thì XHCN chỉ là phương tiện, nó không phải là cứu cánh, tình yêu mới là cứu cánh, và tình yêu đó hoặc niềm tin về tình yêu đó luôn tràn trề trong những đứa trẻ, bọn người lớn chúng ta nói quá nhiều về tình yêu, về lương tâm, về đạo đức, về tự do và hạnh phúc, nhưng chúng ta không có niềm tin về tất cả những thứ chúng ta nói, nhưng trẻ nhỏ thì tin và chúng luôn hành động theo niềm tin đó.

Vậy nên làm gì để xã hội đi lên? Kết phim đã thể hiện điều đó, Boksoon giết chết gã chính trị gia tàn ác đã nhẫn tâm biến con trai thành vật hy sinh vì lợi ích của gã. Một người bạn của tôi đã nói, trong phim này sát thủ không đáng sợ bằng những kẻ đã thuê họ, mà muốn nhận diện những kẻ này thì phải làm gì? Phải hiểu được bản chất con người và xã hội, đó là phải đọc / xem thêm nhiều sách / phim giá trị, hoặc tích cực đọc bài trên Chí Blog và thường xuyên “cà phê” cho mình á!

Bài viết đến đây có lẽ vừa đủ, còn nhiều thông điệp khác trong phim, các bạn có thể tự “bổ não” thêm, nhớ “cà phê” cho mình để có thêm nhiều bài viết bổ ích:

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

Review phim Peotry (2010): thi ca, viagra, cây cầu

Review phim Suzume (2023): đè con “trùng” xuống, kẻo nó chui ra

Review phim Burning (2018): một xã hội té giếng

Review phim Possessor (2020): vật sở hữu không còn linh hồn

Review phim Jung E (2023): Những phiên bản của sự thoái hóa

Review phim The Glory (series 2022): báo thù hay đòi công lý thật?

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim Men (2022): trở lại vườn địa đàng

T7 Th8 12 , 2023
Men là phim kinh dị – hack não có liên quan đến các yếu tố như lịch sử – tôn giáo – triết học – tình yêu, phim rất khó hiểu, nhưng như mọi khi, bạn đã có Chí Blog – “website duy nhất đa vũ trụ lượng tử giải […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese