Review phim It’s Kind of a Funny Story: nhìn từ trên cao

It’s Kind of a Funny Story (như một truyện cười – 2010) là phim tâm lý – lạc quan và nhiều ý nghĩa, lẽ ra chứng trầm cảm và ý định tự tử là điều hết sức nặng nề, nhưng phim đã thể hiện theo lối kể chuyện khá nhẹ nhàng và hài hước. Nếu bạn cần một bộ phim tràn đầy năng lượng sống thì hãy xem nó, phim sẽ giúp bạn vực dậy niềm vui sống và chỉ cho bạn thấy nhiều ngã đường để chọn lựa. Phim sẽ đưa bạn lên cao để bạn hiểu rằng khi con người muốn được hạnh phúc thì có vô số cách, chỉ cần sống thật với chính mình, dù điều đó tương đối khó khăn, nhưng dù sao vẫn còn tốt hơn những con đường mà xã hội này đã tôn vinh và từ đó tạo cho con người những áp lực vô cùng khủng khiếp. IMDb 7.1 , xem phim nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc đọc bài tiếp

Ý nghĩa thông điệp truyền tải

Trong một số bài viết khác, tôi có nói rằng những tổ chức và hình thái xã hội giống như một thực thể sống, và để nó có thể phát triển liên tục thì nó sẽ tạo ra những áp lực lên những cá nhân thuộc về tập thể đó. Xã hội sẽ vạch ra cho bạn một con đường định sẵn, bạn phải học thật giỏi, vào trường danh tiếng, sau đó phải tìm được một công việc tốt, nếu bạn không làm được như vậy thì bạn phải sống trong sự nghèo khổ, bạn sẽ bị mọi người khinh chê, bạn sẽ không tìm được bạn gái, và về già bạn sẽ sống cô đơn và trở thành người vô gia cư. Đó là một phần của sự thật, nhưng chỉ một phần mà thôi, và có lẽ nó nhỏ nhoi hơn cách mà chúng ta nghĩ, hoặc cái xã hội đó cố ý muốn chúng ta nghĩ như vậy, theo cái lối hy sinh đời sống của chúng ta để phục vụ cho lợi ích của chính nó.

Điều đáng nói ở đây là những áp lực vô hình kiểu đó sẽ khiến cho con người chìm vào sự bế tắt, khi nó buộc chúng ta phải cố gắng hết mức để trở thành “người giỏi nhất” hoặc là một trong những người “được chọn”. Thực tế cuộc sống có 2 phần là hạnh phúc và khổ đau, và tỉ lệ đó thường là 50 – 50 , nhưng nó lại “lừa dối” chúng ta rằng cuộc sống chỉ có 1 cửa “sinh” nhưng có đến 9 cửa “tử”, hoặc tỉ lệ là 1 – 99. Nhiều người không hiểu điều đó nên họ tự tạo cho bản thân một mục tiêu quá cao không chạm đến được, hoặc mục tiêu đó không phù hợp với khả năng và sở thích, rồi khi không đạt được, họ nghĩ đến chuyện tự sát. Đó là sự vô nhân của xã hội.

Craig được sinh ra trong một gia đình “thành công”, cha mẹ là những người có địa vị tốt trong xã hội, em gái là thiên tài, bạn bè của Craig cũng là những thiên tài, và cậu ấy đang trong giai đoạn phải đạt được mục tiêu là vào được một ngôi trường tốt. Những áp lực từ gia đình và xã hội khiến Craig bị mắc chứng trầm cảm, cậu ấy sợ bản thân không đạt được điều mà mọi người mong muốn, cậu ấy muốn từ bỏ tất cả, muốn từ bỏ cuộc sống; nhưng khi đối diện với ý định tự sát thì cậu ấy lại sợ những người thân đau khổ, và bản thân Craig cũng muốn được sống, thế là cậu ấy đến bệnh viện để nhờ trợ giúp.

Khi xem phim, bạn sẽ cảm thấy kinh ngạc khi nhận ra sự trái ngược giữa môi trường trong bệnh viện tâm thần và môi trường bên ngoài; với bản thân tôi thì bệnh viện tâm thần chẳng khác chi là thiên đường, vì ở đó con người được là chính mình, không cần phải nói dối, không giả vời rằng “mọi chuyện đều ổn”, vì tại nơi đó thì phần lớn con người đều bất ổn. Vậy những người đang sống trong xã hội có ổn không? Không ổn tí nào, nhưng họ không biết điều đó hoặc họ tự lừa dối bản thân rằng họ ổn.

Ở nơi chỉ có sự thật, bạn sẽ tìm được cô gái của bạn

Ở bệnh viện tâm thần, Craig được là chính mình, được sống và thể hiện mọi thứ theo cách mà cậu ấy muốn, không phải cách mà người khác muốn. Khi sống trong sự thật, khi bị buộc phải dừng tất cả mọi thứ mà xã hội buộc chúng ta phải theo đuổi, thì chúng ta có thời gian để nhìn lại bản thân, chúng ta có thể ngẫm nghĩ và so sánh về những điều khiến chúng ta hạnh phúc và những điều khiến chúng ta khổ đau, nghĩ về cái nguyên nhân khiến chúng ta muốn từ bỏ cuộc sống.

Những điều mà xã hội hoặc con người trong đó vẽ lên qua các quan niệm sống thì thường chỉ có 2 màu đen trắng, nếu bạn không giàu thì sẽ nghèo, nếu bạn không thành công thì sẽ thất bại, và nó khiến bạn nhìn cuộc sống một cách phiếm diện; nó tô hồng quá mức sự thành công hoặc sự giàu sang, nó tô đen quá mức sự thất bại và nghèo khổ, và quan niệm về “thành công” hoặc “thất bại” cũng phiếm diện không kém. Từ đó nó khiến chúng ta có những niềm tin lệch lạc, khiến chúng ta làm rất nhiều điều vô nghĩa trong đời sống, chúng ta tự làm khổ bản thân và làm khổ những người mà chúng ta yêu thương.

Không chỉ có vậy, ví dụ như chuyện Craig yêu cô bạn Nia, tôi tự hỏi rằng đó có phải là tình yêu? Hay đó chỉ là điều mà Craig khát khao vì Nia thông minh và xinh đẹp? Có một điều vẫn thường thấy trong cuộc sống, là con người có xu hướng yêu thích những điều mà mọi người tôn vinh và yêu thích, trong khi có thể điều đó hoàn toàn trái ngược với điều mà bản thân người đó mong muốn. Khi thấy một ca sĩ nổi tiếng, chúng ta ước trở thành ca sĩ, khi thấy một nhà chính trị tài giỏi, chúng ta muốn theo chính trị, và có biết bao điều tương tự thế; trong khi chúng ta chưa bao giờ tự hỏi bản thân rằng chúng ta thật sự yêu thích điều gì.

Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?

Vào bệnh viện tâm thần, Craig nhìn thấy sự thật vì chẳng ai phải nói dối nơi đó, sự thật không bị tô hồng hoặc tô đen, cậu ấy thấy nó như nó là. Và khi so sánh, cuộc sống của Craig tốt đẹp hơn người bạn Bobby rất nhiều, vì Bobby không có nhà nhưng lại có một người vợ và một đứa con gái phải chăm sóc. Điều đó cũng giống như cách bạn nhìn một thành phố, khi bạn đứng trên con đường, tầm nhìn của bạn bị những tòa nhà ở 2 bên đường che khuất, nhưng khi bạn đứng trên cao, bạn thấy có vô số những ngã đường để chọn lựa, bạn thấy thế giới rộng lớn và nhiều màu sắc, bạn thấy bạn có thể trở thành bất cứ “ai” mà bạn muốn và bạn có thể sống theo cách của bạn. Và khi Craig hiểu được điều đó, cậu ấy biết rõ cô gái dành cho cậu ấy và có thể khiến cậu ấy hạnh phúc.

Đừng sợ hãi khi muốn được là chính mình, đừng vội từ bỏ cuộc sống khi chúng ta có trăm ngàn ngã đường để chọn lựa, thế giới này còn rất nhiều điều tốt đẹp để được khám phá, còn rất nhiều hương vị để chúng ta nếm trải, còn vô số những ý nghĩa để chúng ta thấu hiểu. Nhân việc nói về trầm cảm và sự sát, bạn có biết sự khác biệt khi một người phương tây và một người phương đông chọn lựa tự sát? Người ở phương tây tự sát vì họ cảm thấy cuộc sống vô nghĩa và không hạnh phúc, người phương đông tự sát vì … áp lực của công việc hoặc định kiến xã hội mang lại; xét về bản chất thì lý do tự tử của người phương đông (ví dụ như Nhật Bản và Hàn Quốc) là vô cùng nhảm nhí.

Từ bỏ cuộc sống là một hành vi hèn nhát, nếu hoàn cảnh sống không cho chúng ta một cuộc sống hạnh phúc thì chúng ta có thể tự tạo ra nó, có rất nhiều người đã làm được điều đó, hãy học cách thấu hiểu cuộc sống và học cách mà những người đang hạnh phúc đã làm. Hãy tìm nơi có nhiều “ánh sáng” để đi, tìm những bài viết tràn đầy những tư tưởng về yêu thương để đọc, ví dụ như những bài viết của Chí Blog (cười), hoặc tìm đọc những cuốn sách có nhiều năng lượng tích cực và nhiều ý nghĩa. Những điều như thế có rất nhiều trong thế giới của chúng ta; hãy tìm kiếm hạnh phúc, vì “ai tìm thì sẽ thấy, gõ cửa thì cửa mở cho” – Đức Jesus.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.

OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526

…………………….

Nhớ Share bài viết, Like Chí Blog (Facebook) để dễ dàng theo dõi những bài viết mới.

Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog

Top 50 bài review sách văn học kinh điển của Chí Blog

Những phim cùng chủ đề:

Nửa Đêm Ở Paris – Midnight In Paris (2011): cảm xúc thật vs vẻ bề ngoài

Cá Lớn – Big Fish (2003): bí mật của hạnh phúc – Nghệ Thuật

Bóng Ma Sợi Chỉ – Phantom Thread (2017): độc dược tình yêu – Nghệ Thuật

Chuyến Đi Của Tình Yêu – 303 (2018): giáo dục xã hội và giới tính cho thanh niên

Ngày Chuột Chũi – Groundhog Day (1993): ngày để ta bước sang xuân

Tia Nắng Vĩnh Cửu Của Tâm Hồn Tinh Khiết (2004): đồng nghĩa – khác ý

Thời Niên Thiếu – Boyhood (2014): văn hóa gia đình thời hiện đại – Quả Cầu Vàng

Hạnh Phúc Mong Manh – The Weather Man (2005): thời đại thức ăn nhanh

Facebook Comments

About Author

Minh Chí

Bạn tôi góp ý là: nhiều người ở VN thích làm màu, nên tôi cần làm màu hơn thế. Cho nên các bạn cứ nghĩ tôi rất "đỉnh" là được!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Next Post

Review phim The Climb: những con dốc lên và xuống của đời

T7 Th1 30 , 2021
The Climb (vượt rào – 2020) là phim tâm lý – hài hước và thâm thúy, bạn nghĩ cuộc sống giống thứ gì? Tôi thì cho rằng nó giống như con đường mà Mike và Kyle đã đạp xe ở đoạn đầu của bộ phim, có đoạn đường bằng phẳng […]

You May Like

Translate» English - Vietnamese