Finch (2021) là phim về hậu tận thế, đầu bài đùa chút, sau này điện ảnh Việt hòa vào dòng chảy quốc tế thì đừng quên Chí Blog vì sự phát hiện “vĩ đại” về “bộ 2” và “bộ 3” và “tương phản” và “điệp gia” … là những nền tảng cốt lõi nhất của điện ảnh phương Tây nhé! Và nghiêm túc, bài này rất lợi ích với những ai làm việc có liên quan đến điện ảnh, nên nhớ đọc kỹ. Nếu bạn xem Trailer, khi thấy ít nhân vật, bạn có thể nghĩ rằng phim sẽ nhàm chán, nhưng thực tế thì ngược lại, phim hay, ấm áp, tươi sáng, chút vui nhộn … dù thông điệp thật sự của phim thể hiện sự tuyệt vọng về con người, điểm độc đáo là ở đó, và quả thật là Tom Hanks rất biết chọn kịch bản. IMDb 7.0 , bài viết tiết lộ nội dung phim.
Ý nghĩa thông điệp truyền tải
Nói thật, sau gần 3 năm viết review phim, tôi bắt đầu cảm thấy lười nếu tả về phần nổi của bộ phim (điều này quả không tốt chút nào), các bạn có thể tự cảm nhận phần nổi đó, nhắc lại nó có vẻ hơi thừa. Một điểm nữa là quá trình viết bài của tôi cũng tương ứng là quá trình phát triển nhận thức về mặt cá nhân đối với bản chất con người và xã hội.
Trở lại vấn đề chính, nếu xét về xu hướng điện ảnh, các trí thức trong ngành (đẳng cấp quốc tế) từ sau CTTG 2 đến kết thúc “chiến tranh lạnh” đều chỉ ra sự phân đôi trong thế giới loài người và kêu gọi sự hợp nhất 2 nửa đó, chúng ta có thể thấy yếu tố này trong các bộ phim của tây Đức; tuy nhiên, trong bộ phim thứ 7 là The Sacrifice (1986) của đạo diễn Andrey Tarkovsky (Nga, đạo diễn tôi thích nhất), chúng ta bắt gặp sự tuyệt vọng toàn tập về sự hợp nhất đó, và xu hướng hiện tại đang thể hiện lời tiên tri của ông ấy.
Nếu quá khứ là “bộ 3”, thì hiện tại chỉ còn “bộ 2”, nhân tố đứng giữa bị xem như đã “chết”, còn nói về mặt tôn giáo (Kito) thì Đức Jesus (đại diện cho sự hợp nhất giữa tinh thần Thiên Chúa và xác thịt loài người) đã “chết” đối với tâm tưởng con người; còn nói đơn giản hơn thì nhân tố tình yêu đã chết, “bộ 2” còn lại chỉ bao gồm tình yêu ích kỷ (nếu còn gọi là tình yêu) và tình bằng hữu. Đó cũng là lý do một số phim thì “bộ 2” hoặc chính xác hơn thì “bộ 4” thường được xem là biểu tượng của sự chết.
Không phải đơn giản khi tôi nhắc đến “bộ 3” và cái chết của nhân tố thứ 2 trong 3 nhân tố, vì nền tảng “điệp gia” trong phim này thể hiện rất rõ dù phân thành nhiều lớp và chồng chéo nhau. Các lớp biểu tượng của bộ 3 gồm hữu – giữa – tả, động vật – con người – máy móc, nam – tình yêu – nữ, xe – chó máy – AI, xe tải – oto – xe bus, cỏ cây – con bướm – con chó, cầu vượt – cầu nhỏ – cầu sắt. Vậy chúng ta thấy gì trong phim? Con người bị giết chết vì không có tình yêu, gã đàn ông trong oto là biểu tượng sự chết, Finch cũng chết, bướm chết, chó máy chết.
Bởi vì nhân tố trung gian mất đi nên thế giới bị phân thành 2 cực, cực bên phải là sự chết và cực bên trái là sự sống, đối với vị trí địa lý thì cây cầu nhỏ bắt qua đường hầm là ranh giới để phân cực. Phim cho chúng ta thấy tính 2 mặt của nam giới, đó là kẻ giết người tàn bạo thể hiện bản tính ác, và Finch là bản tính tốt nhưng ông ấy quá hèn nhát; hoặc về nữ giới, chúng ta có người mẹ và đứa bé gái, người mẹ trở thành vô cảm, đứa bé gái còn giữ được tình yêu thương nhưng vì còn quá nhỏ nên bất lực trước cái ác; cuối cùng thì điều mà đứa bé gái và Finch có thể làm là cứu được con chó.
Ở thành phố ban đầu, chúng ta thấy rất nhiều sự chết, đó là cơn bão điện và cơn lốc xoáy; ở khu vực đối lập, chúng ta thấy cơn mưa và nắng ấm. Mặc dù thế giới loài người phân thành 2 cực đối lập nhau nhưng ở cực có mang sự sống phải được trang bị những yếu tố quan trọng. Chuyến hành trình từ thành phố chết đến thành phố sống, nó tương ứng với sự chuyển biến từ khoa học thuần túy đến một AI có tâm hồn con người, Finch trao lại kiến thức và kinh nghiệm sống cho Jeff để có thể sống sót trong thế giới mới, giống như chiếc xe Bus được cải tạo thành nhà ở.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Tại sao Jeff được tạo hình như vậy? Và biểu tượng cây cầu Cổng Vàng ở San Francisco có ý nghĩa gì? Nếu có thể so sánh, chúng ta sẽ so sánh Jeff với AVA trong phim Ex Machina, Jeff có ngoại hình xấu nhưng “cậu ấy” có một tâm hồn con người thật sự, nghĩa là có sự sống trong một cơ thể sắt thép, ngược lại thì AVA tuy có ngoại hình đẹp nhưng mọi “cảm xúc” của AI này đều là giả tạo và mô phỏng, AVA là máy móc thuần túy. Tương tự, cây cầu vượt ở đầu phim rất trơn tru nhưng nó bắt qua một thành phố chết, trong khi cầu Cổng Vàng thì bắt qua một con sông thật sự, bạn có thấy “cái đầu” của biên kịch phương tây ghê gớm không?
Nói chung thì bộ phim xoay quanh những điều tôi vừa phân tích ở trên, giờ chúng ta liên hệ đến thực tại xã hội loài người, nên nhớ là mọi bộ phim của phương tây đều nhắm đến thực tại. Có thể nói rằng giới trí thức (hoặc nghệ sĩ) phương tây đang trong trạng thái tuyệt vọng về sự hợp nhất tả – hữu, Jeff có thể xem là một biểu tượng cho hệ thống “thiên tả” (tính cộng đồng) nhưng với điều kiện là lưu giữ được những ưu điểm của cánh hữu (hoặc tính cá nhân), nghĩa là một hệ thống xã hội mang tính khoa học nhưng không thể đánh mất bản tính người, nói chính xác hơn thì một “thiên tả” không bạo lực, không đạo đức giả, không trá hình. Tại sao? Vì với công nghệ khoa học hiện tại, nếu xã hội “thiên hữu” mà dẫn đến chiến tranh thì cả loài người xong đời.
Vậy phần tuyệt vọng sâu sắc nhất là ở đâu? Là ở cái kết của phim, cái chết của Finch – một con người toàn vẹn, 2 “nhân vật” còn lại là Jeff và con chó, và con chó đại diện cho bản năng. Xin nhắc lại là đối với phim của phương tây thì việc dùng động vật để làm biểu tượng cho bản năng con người là chuyện thường tình nhé các bạn, họ nói về bản chất vấn đề chứ không phải dạng “sĩ nhục” trong văn hóa châu Á. Phim so sánh thế giới hiện tại giống như cách mà Finch dạy Jeff lấy được “niềm tin” của con chó, chỉ cần Jeff làm được 3 điều, bảo vệ – cho ăn – chơi cùng con chó thì nó sẽ đi theo và tin tưởng Jeff.
Có lẽ viết đến đây là đủ dù phim còn nhiều thông điệp khác, hoặc bạn đọc cũng có thể cho rằng cả bài viết này đều là nhảm nhí, thật ra thì tôi cũng mong là nó nhảm nhí. Bài viết là vậy, nhưng khi xem phim thì sẽ khác rất xa nhé các bạn, phim trao cho người xem rất nhiều năng lượng tích cực, bạn có biết tại sao không? Vì nếu chúng ta vẫn sống trong trạng thái phân cực, thì cả 2 bên là tả hay hữu đều là “cửa tử”, nhưng quá trình mà Finch trải qua lại là quá trình chuyển hóa cửa bên “trái” trở thành “cửa sống”, nghĩa là bộ phim tràn đầy ánh sáng trong một thực tại tối tăm. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!
Top 120 Best review phim ý nghĩa trên Chí Blog
Người Máy Trỗi Dậy – Ex Machina (2015): thông minh hay khôn lỏi
Bank – Người nhận: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Ví momo: