Burning (Thiêu Đốt) là phim tâm lý kinh dị của Hàn – Nhật, Chí Blog – “website duy … gì đó … thuật” sẽ đào bới xung quanh cái “giếng” này để bạn đọc có thể thấy được nhiều thứ khác, nói như thế bởi vì trên mạng (chủ yếu là trang nước ngoài) đã có khá nhiều bài phân tích rất độc đáo mà các bạn nên tham khảo, không cần phải biết tiếng Anh, trên google có chức năng “dịch” đấy, như mọi khi, tôi sẽ lượt qua chúng, sau đó là phần của tôi. IMDb 7.5 , bài viết tiết lộ nội dung phim.
Ý nghĩa thông điệp truyền tải
Phần trên mạng: không khó để thấy rằng bộ phim nói về sự lạc lõng của giới trẻ trong xã hội ngày nay, ở đông Á nói riêng và phương tây nói chung, rồi sự phân cấp giàu nghèo, hoặc nếu bạn đã xem khá nhiều phim về những kẻ giết người hàng loạt thì thấy được Ben có thể như thế qua những chi tiết như đồ trang sức của các cô gái trong phòng tắm hoặc chiếc đồng hồ và con mèo của Hae-mi. Có bài nói về tính siêu thực của con mèo khi so sánh với thí nghiệm về “con mèo trong hộp”, nó có thể tồn tại (sống) hoặc không tồn tại (chết), cho nên có thể Hae-mi là có thật với Jong-su hoặc cô ấy chỉ là tưởng tượng, cũng có bài nói Hae-mi không bị giết mà bị bán đi làm gái, mọi chuyện đều có thể, vì bộ phim không cho chúng ta thấy toàn bộ câu chuyện.
Phần của tôi: Phim này có đạo diễn là người Hàn, kịch bản lại dựa trên truyện ngắn của nhà văn Nhật, nên để hiểu sâu hơn thì chúng ta cần nói về văn hóa của 2 nước này. Nhìn chung thì các nước đông Á đều thiên về cộng đồng tính, nhưng Nhật là một cộng đồng của vô số cá nhân tính riêng lẽ, bởi vì phát triển kinh tế sau thất bại đệ nhị thế chiến nên cảm xúc của con người bị kiềm nén vô cùng khủng khiếp, có thể nói rằng đó là một xã hội đang giết chết phần “nữ tính”, hoặc việc họ biến nữ giới thành công cụ để giải tỏa sự đè nén đó. Còn Hàn là một cộng đồng tính gần như triệt để, chỉ có điều cái triệt để đó có phần giả tạo, họ thể hiện điều đó qua hình mẫu gia đình “hoàn hảo” hoặc sắc đẹp “giải phẩu”, nhưng ẩn bên dưới lớp “mặt nạ” đó là cái nam tính có phần độc hại.
Chúng ta hãy thử nói về cái chết, người Nhật thường tự sát (nam giới) bởi áp lực công việc và sự cạnh tranh quá lớn, trong khi người Hàn lại tự sát (nữ giới) do áp lực từ cộng đồng. Từ đó chúng ta biết tại sao Ben được đóng bởi diễn viên giống người Nhật và Jong-su đóng bởi diễn viên Hàn, còn Hae-mi là biểu tượng cho phần nữ tính (hoặc nữ giới) và những con người trong xã hội nói chung.
Bộ phim được bắt đầu bằng cảnh Jong-su đứng hút thuốc bên cạnh một container chứa hàng, cậu ấy khuân hàng vào siêu thị và gặp Hae-mi trong vai trò nhân viên khuyến mãi, cô ấy nhận ra cậu ấy nhưng Jong-su thì không nhận ra, có thể vì cô ấy đã “giải phẩu thẫm mỹ” để trở nên xinh đẹp hơn. Hãy chú ý đến cái ly họ dùng, cái ly giấy – nơi mà người ta dùng để ăn và uống thì sau đó cũng trở thành thứ dùng để khạc nhổ và gạt tàn thuốc, tiếp theo là chú ý đến chiếc đồng hồ – nó là “quà trúng thưởng” của nhà sản xuất (người giàu), Hae-mi bốc thăm, Jong-su trúng thưởng, cậu ấy tặng cô ấy, cuối cùng nó nằm ở nhà của Ben (người giàu), đâu thì cũng vào đó mà thôi!
Bạn biết một xã hội chạy theo vật chất như vậy giống điều gì không? Nó giống như vở kịch câm của Hae-mi về trái quýt, cô ấy cầm nó lên, bóc vỏ, ăn quýt, ném hạt, tất cả y như thật nhưng chẳng có trái quýt nào tồn tại ở đó, tất nhiên là Hae-mi đã từng ăn một trái quýt thật thì sau đó mới diễn lại nó như thật; cái xã hội đó cũng giống với chuyện Jong-su về nhà Hae-mi và được làm tình với cô ấy, nó có phần giống với món quà rút thăm trúng thưởng, sau đó thì sao? Jong-su ở trong phòng của cô gái mà không có cô gái, điều cậu ấy có thể làm là thủ dâm ở đó.
Thêm lần nữa, nó giống như ước mơ trở thành nhà văn của Jong-su và ước mơ trở thành diễn viên của Hae-mi, cái xã hội đó mở trường đại học để đào tạo những người muốn làm nhà văn, mở lớp dạy nghệ thuật cho ai muốn làm diễn viên, nhưng thực tế thì thế nào? Jong-su thất nghiệp và phải là nhân viên khuân vác, Hae-mi trở thành nhân viên giới thiệu sản phẩm, một xã hội chỉ chú trọng vật chất và tiền bạc, còn những thứ có giá trị thì chẳng ai cần và chẳng ai quan tâm (cũng giống hoàn cảnh của Chí Blog hen, đau khổ á!). Tóm lại thì nó vẽ lên cho những con người trong đó những giấc mơ vô cùng đẹp đẽ, điều đó khiến con người cố gắng “tiến lên” nhưng thực chất thì cuộc sống như “nô lệ” và như những con cừu chờ bị vặt lông.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Mặc dù Hae-mi có cuộc sống khá khó khăn – cô đơn – lạc lõng, nhưng tâm hồn cô ấy vẫn giữ được sự nhạy cảm và nhiều ước mơ, nó thể hiện qua việc cô ấy dành dụm tiền để đi du lịch, vì ít tiền nên chỉ có thể đi châu Phi, ở nơi này, cô ấy bắt gặp điệu vũ của “người đói” – nó có 2 loại là “người đói nhỏ” và “người đói lớn”, đói nhỏ là đói thức ăn, đói lớn là đói tinh thần, sau đó cô ấy quen Ben. Bạn nghĩ Ben là gì? Ở trên tôi có nói đến người Nhật, vậy Ben là biểu tượng của “người đói lớn”, anh ta đến châu Phi để “săn mồi”, và rủi thay, Hae-mi là con mồi của anh ta.
Những điều Hae-mi làm, kịch câm, điệu vũ, làm tình với Jong-su, cởi trần múa khi chiều tà, với tôi thì cô ấy rất đẹp – vẻ đẹp không mang tính trần tục mà của một nghệ sĩ và diễn viên, cô ấy biết bản thân muốn gì, nhưng có vài thứ vượt qua sự hiểu biết của cô ấy, ví như những kẻ như Ben, tại sao cô ấy không biết? Vì cô ấy không có điều kiện để học hành, Jong-su biết nhưng buồn thay là cậu ấy đã không biết tích cực ngăn cản, bởi vì sự cách biệt giàu nghèo quá lớn, bởi vì cậu ấy cũng chưa thật sự nhận ra sự nguy hiểm đó.
Để hiểu về tính biểu tượng của Hae-mi thì chúng ta phải liên hệ với “nhà kính”, nó là gì? Nhà kính có tác dụng gì? Người ta dựng nhà kính để trồng rau sạch – loại rau bán giá cao dành cho giới nhà giàu, rau được trồng trong nhà kính sẽ được chăm sóc tốt, không bị sâu bọ và không có (hoặc ít) thuốc trừ sâu, loại rau này ăn tốt cho sức khỏe, nhưng bởi vì sống trong môi trường như vậy nên nó rất yếu ớt, nó không mạnh mẽ như những loài rau không sống trong nhà kính, Hae-mi giống loài rau trong nhà kính, cũng có thể nói cô ấy giống “nhà kính”, xã hội Hàn hay Nhật giống như những trang trại với hàng lô “nhà kính”, nó tạo ra sự ngăn cách giữa người với người, chẳng ai quan tâm ai.
Hae-mi kể rằng cô ấy lúc nhỏ bị té vào cái giếng không nước, nước ở cái giếng này là tình cảm – sự quan tâm, cô ấy không được ai quan tâm, đến gia đình của cô ấy cũng không biết chuyện này, chỉ có Jong-su là tìm được và cứu cô ấy, nhưng cậu ấy lại không nhớ gì về chuyện đó bởi vì … cô ấy xấu. Chỉ có những ai bị té giếng hoặc bị cho là xấu mới hiểu được sự cô đơn là như thế nào, cũng vì thế mà khi được Ben quan tâm thì cô ấy vô cùng vui vẻ và từ đó trở thành “thức ăn” của anh ta, hoặc trở thành “nhà kính” để anh ta “đốt”.
Các bạn nghĩ cái “giếng” đó có tồn tại không? Có đấy! Vậy nó ở đâu? Phim có cho chúng ta thấy cái “giếng” đó, chỉ có điều nó đã thay đổi quá nhiều đến nỗi không ai nhận ra, đó là cái hồ nước mà Ben đứng ngắm, cái “giếng” đã rộng lớn hơn hàng ngàn lần, và nó chứa đầy nước , nước lúc này là biểu tượng của tiền, có lẽ Hae-mi đã bị giết ở đây, bạn có thể hiểu theo nhiều cách, bị giết thật, hoặc mang tính ẩn dụ là cái “giếng” đầy “tiền” này đã “giết chết” vô số những cô gái hoặc con người trong xã hội.
Khi còn nhỏ thì Jong-su cứu Hae-mi ra khỏi “giếng” không “nước”, nhưng khi lớn lên thì cậu ấy không thể cứu cô ấy khỏi cái “hồ” đầy “nước”, không những vậy, cậu ấy bị xã hội làm biến đổi, trở thành một người sống trong tự ti mặc cảm nên đã trao Hae-mi cho Ben, cảnh Jong-su chủ động để Ben đưa Hae-mi về nhà, chuyện này cũng ứng với chuyện con mèo, Jong-su đã tìm ra và gọi đúng tên con mèo nhưng cậu ấy lại trao con mèo cho Ben, dù con mèo muốn chạy khỏi căn nhà của Ben, giống với ánh mắt của Hae-mi nhìn lại Jong-su khi đặt vali vào cốp xe Ben.
Điều tôi vừa nói khi kết hợp với phân tích về cái chết của người Nhật và người Hàn sẽ tạo nên cái kết trong phim này, những gì Ben làm, đó là giết Hae-mi – biểu tượng của phần nữ tính, sau đó anh ấy bị Jong-su giết chết – biểu tượng của phần nam tính, có thể xem như một hành vi “tự sát”. Những gì tôi đang diễn giải hơi trừu tượng và siêu thực nhé các bạn, còn những gì Jong-su làm, là trao Hae-mi cho Ben (biểu tượng của vật chất) – có thể hiểu rằng khiến Hae-mi “tự sát”, và sau đó Jong-su giết Ben – lúc này là biểu tượng nam tính. Hoặc cũng có thể hiểu rằng việc Jong-su giết Ben và đốt xe là muốn phá hủy cái hệ thống đã tạo ra một xã hội chạy theo vật chất và tạo ra hàng loạt “nhà kính” để nuôi trồng “rau sạch”.
Cái siêu thực trong phim này nằm ở chỗ tính đa nghĩa khi chúng ta nhìn một nhân vật, khi chúng ta đặt nhân vật đó vào phương diện nào thì họ sẽ biến đổi tương ứng với phương diện đó, ví như Ben có thể là biểu tượng cho người Nhật, là biểu tượng cho một hệ thống đặt nền tảng trên vật chất và vô cảm, là biểu tượng cho giới thượng lưu, là biểu tượng cho phần nam tính; Hae-mi và Jong-su cũng vậy.
Cha và mẹ của Jong-su có thể hiểu là biểu tượng cho Triều Tiên và Hàn quốc, cũng tương ứng với tính cách của họ trong phim, người cha thích bạo lực và không chịu thay đổi nên ông ấy bị cầm tù – bị cấm vận, người mẹ thì chạy theo vật chất, và Jong-su lúc này là biểu tượng giới trẻ Hàn, về mặt xã hội thì họ đánh mất phần nam tính, nhưng ẩn sâu bên trong thì cái bạo lực của phần nam tính vẫn còn – qua hành động giết người đốt xe.
Tôi nghĩ viết đến đây là đã đủ để bạn đọc có thể hình dung bộ phim, tôi biết có khá nhiều bạn đọc rất thích nhà văn Murakami và muốn ông ấy đoạt giải Nobel văn học, nhưng riêng tôi lại không thích ông ấy, vì văn của ông ấy tuy đẹp nhưng lại có quá nhiều “sự chết”, mà muốn đoạt giải Nobel thì phải mang sự sống chứ không phải sự chết, Hàn quốc cũng có rất nhiều phim hay, nhưng đa số đều nói về cái chết hoặc sự trả thù vô cùng tàn bạo, nên tôi chỉ chọn một số phim đặt biệt để viết review thôi.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Gia Đình Đạo Tặc – Shoplifters (2018): bản chất của gia đình là gì? – Cành Cọ Vàng
Không Ai Biết – Nobody Knows (2004): giá phải trả cho sự phát triển
Đứa Con Của Thời Tiết – Weathering With You (2019): kệ con.. khỉ nó thời tiết
Tên Cậu Là Gì – Your Name (2016): ta thấy em trong tiền kiếp
Khát Vọng Đổi Đời – Minari (2021) : lý do phim đoạt giải quả cầu vàng
Ký Sinh Trùng – Parasite (2019): từ cộng sinh đến ký sinh – Cành Cọ Vàng – Oscar Phim
Ủa ben là diễn viên người hàn mà anh nhỉ
Cảm ơn bạn đã chỉ ra, mình bị nhầm vì phong cách diễn của anh này không giống các diễn viên Hàn khác, chắc do là người Mỹ gốc hàn nên mình nghĩ anh ấy là người Nhật, mình đã sửa lại trong bài viết.