Blue Valentine (2010) là phim lãng mạn – tâm lý và buồn, Chí Blog – website duy nhất VN giải mã phim nghệ thuật hơn TRĂM TỈ (trend mới) sẽ giải thích phim này, vì đây là một bộ phim tưởng dễ hiểu nhưng không dễ tí nào, nhưng nếu có thể hiểu sâu sắc hơn thì phim rất buồn. Tôi ghét phim buồn, ví dụ như Manchester by the Sea, nhưng buồn và bế tắt kiểu này thì tôi không viết bài hen, đặt biệt là về cái chết của những đứa trẻ; còn Blue Valentine thì khác, rất xứng đáng để viết. IMDb 7.4 , bài viết tiết lộ nội dung phim.
Giải bày tí, nhiều khi tôi cảm thấy bức bối khi phải nói thật, dạng như “khán giả xem nhưng không hiểu”, nếu bạn đọc nhiều bài tôi viết thì biết rằng đó là sự thật, chỉ có điều khi tôi nói ra sự thật đó thì nhiều người nghĩ là tôi đang thể hiện cái tôi của mình, rằng tôi hơn người này nọ. À! Nếu tôi thật sự muốn làm điều đó thì sẽ nói một cách khéo léo hơn, có hàng trăm cách để làm, chúng ta đang sống trong một thời đại mà khi nói thật rất dễ bị ghét, nên phần lớn chúng ta đều học cách để nói dối với nhau.
Ý nghĩa thông điệp truyền tải
Phim này có thể tách ra làm 2 phần, phần 1 là câu chuyện đẹp và lãng mạn ở quá khứ, cũng như mọi khi, tôi sẽ không nói về những gì thuộc về cảm xúc của tình yêu, để các bạn tự cảm nhận khi xem; phần 2 là câu chuyện của 5 năm sau, trong hiện tại, nó khá buồn. Nhiều người nói rằng tình cảm giữa họ chết đi vì sự phai nhạt của tình yêu, bởi những khó khăn trong đời sống, nó chỉ là một vấn đề rất nhỏ, thông điệp của phim không ở điểm này, hoặc vẻ ngoài của nó chỉ thể hiện giống vậy mà thôi.
Phim bắt đầu bằng cảnh Frankie – đứa bé gái gọi tìm con chó Megan, cánh cổng nhà quên đóng, con chó đã chạy ra đường, và … sau đó chúng ta biết rằng nó đã bị xe tông chết. Fankie không hề biết chuyện này, không biết sự thật đau lòng đó. Thông điệp thứ nhất và quan trọng nhất của phim là “không biết” hoặc “không hiểu”.
Cindy không hiểu rằng chỉ vì quên đóng cổng – một việc rất nhỏ nhưng khiến cho con chó chạy đi, hoặc con chó không biết khi nó thoát khỏi căn nhà và chạy ra đường thì sẽ dẫn đến cái chết. Phần lớn chúng ta không thật sự hiểu điều gì đó khi nó không diễn ra với chúng ta hoặc khi chúng ta không trở thành nạn nhân. Và toàn bộ cái sự “không biết” này lại tập trung ở Cindy, cô ấy hoàn toàn không biết rằng cô ấy đang sở hữu những điều vô cùng quý giá, đó là gia đình, là tình yêu của Dean.
5 năm trước, cảnh đầu tiên mà chúng ta thấy là Cindy đang vui vẻ ngồi trên chiếc xe lăn của người bà và đến gặp gã người yêu học võ thuật ở trường đại học. Cảnh này có thâm ý như tôi vừa nói, cô ấy không hiểu khi con người không thể đi trên đôi chân và phải ngồi trên xe lăn thì sẽ khốn khổ thế nào.
Nếu bạn muốn hiểu phim sâu sắc hơn, nhớ suy diễn thêm về những điều mà phim không cho chúng ta biết hoặc là rất ít thông tin, ví dụ như tại sao cô ấy lại yêu một gã thích dùng bạo lực? Vì nó thể hiện trong truyền thống gia đình, qua hình ảnh người bà ở viện dưỡng lão, phòng bà ấy không có những đồ vật “kỹ niệm”, bà ấy thích hút thuốc – dấu hiệu của sự tự hủy hoại, và thái độ của bà ấy khi bị từ chối; hoặc về người cha của Cindy, ông ấy không phải là người chồng tốt, một kẻ bạo hành gia đình, chỉ có điều nạn nhân của ông ta là mẹ của Cindy.
Sẽ có 2 xu hướng diễn ra với những ai sống trong một gia đình như vậy, hoặc họ sẽ kinh sợ và căm ghét bạo lực nếu ở tầm nhận thức cao, hoặc họ vừa sợ hãi lại vừa bị thứ bạo lực đó lôi cuốn, và đồng hóa tính bạo lực đó như một thứ sức mạnh hoặc quyền uy; và Cindy cũng phần nào “học” sự cam chịu của người mẹ trước người cha cộc cằn.
Đó là lý do Cindy yêu cái gã kia, và sau đó 5 năm mà cô ấy vẫn không thể quên được anh ta. Đoạn Cindy dừng xe lại và lao vào rừng không phải là do tức giận vì sự ghen tuông mù quáng của Dean, mà vì cô ấy gặp lại gã kia, nó khơi lên những hồi ức về quá khứ như chúng ta đã thấy trong phim, và bạn phải công nhận với tôi rằng Dean cực kỳ nhạy cảm trong chuyện này, vì điều khiến anh ấy mất bình tĩnh là hoàn toàn có lý.
Lẽ ra tôi đã không review cho phim này, nhưng tôi viết vì muốn “giải oan” cho Dean, vì anh ấy quá xứng đáng với điều đó. Dean là một chàng trai sống lý tưởng, anh ấy biết bản thân muốn gì, và hoàn toàn tin vào sự đẹp đẽ đó, chỉ tiếc là sự thật cuộc sống không đẹp như ý nghĩ. Dean là một người có rất nhiều tài năng và sự nhạy cảm, ví như khi anh ấy dọn nhà giúp cho ông lão phải chuyển vào viện dưỡng lão, anh ấy đã sắp xếp mọi món đồ kỹ niệm giống như khi ở ngôi nhà cũ. Và ông lão đó là một biểu tượng tương phản với người bà của Cindy, người bà dù đang bệnh “ung thư” nhưng vẫn sống, trong khi ông lão không bệnh nhưng đã chết rất nhanh, vì ông ấy yêu vợ, hoặc vì phải rời bỏ ngôi nhà.
Chí Blog có kịch bản phim điện ảnh, ai mua không?
Khi xem phim, chúng ta sẽ vô cùng ngạc nhiên khi ngoại hình của Dean thay đổi quá lớn so với 5 năm trước, anh ấy già hơn, hói đầu, trong khi Cindy luôn xinh đẹp và hấp dẫn, tại sao? Đây chính là lý do tôi nói rằng các bạn nên suy diễn, về những gì đã diễn ra trong 5 năm đó mà chúng ta không thấy được.
Gần như chắc chắn rằng Frankie là con của gã người yêu cũ chứ không phải là của Dean, đó là lý do Cindy muốn phá thai, vì cô ấy phần nào hiểu gã, đó là một kẻ vô trách nhiệm, và may mắn thay, sau lần làm tình đó thì cô ấy đã gặp Dean, nên khi phát hiện có thai thì Dean đã cầu hôn cô ấy.
Dean đã nói đúng về tâm lý phụ nữ, rằng họ sẽ chọn một người đàn ông tốt làm chồng chứ không phải gã người yêu khốn nạn, nhưng anh ấy sai khi cho rằng cô ấy sẽ hết yêu gã kia. Khi nói như vậy không có nghĩa rằng tôi phủ định tình yêu của Cindy dành cho Dean, tình yêu này cũng có tồn tại, nhưng cô gái sẽ rất khó quên người tình cũ khi chưa thật sự chung sống với gã khốn nạn kia.
Điều tôi vừa nói là một kinh nghiệm vô cùng thực tế nhưng chỉ những ai trải qua mới hiểu, giả như Cindy trở thành vợ của gã người yêu cũ, cô ấy mới thấu hiểu sự khổ đau mà người mẹ của cô ấy trải qua khi có một người chồng như thế; nhưng cô ấy đã may mắn gặp ngay Dean, sự tồi tệ đã không diễn ra, Cindy có một người chồng tốt, cô ấy đã không phá thai.
Giờ thì bạn hãy tưởng tượng, một cô gái trẻ đang học đại học ngành y – một ngành cực khó, lại đang có thai, trong khi cô ấy không giàu và phải đi làm thêm, vậy bằng cách nào sau đó 5 năm mà cô ấy vẫn xinh đẹp và hoàn thành tốt việc học đó? Bạn có thấy vấn đề trong chuyện này? Sự tàn tạ của Dean chính là câu trả lời cho tất cả. Nếu Cindy không gặp Dean, sẽ xẩy ra 2 trường hợp, hoặc cô ấy phải phá thai để học tiếp, còn nếu trở thành mẹ đơn thân thì gần như chắc chắn phải bỏ học, đó là hiện thực cuộc sống.
Vấn đề là Cindy chưa từng trải qua sự tồi tệ đó, nên cô ấy không hiểu, và vì không hiểu nên cô ấy vẫn còn sống trong sự lý tưởng màu hồng về cái gọi là sự thành công, đặt biệt là khi gặp lại gã người yêu cũ bảnh bao ngày xưa. Hoặc trong việc chăm sóc cho Frankie, chúng ta thấy cô ấy tất bật, nhưng những chăm sóc đó mang tính trách nhiệm hơn là tình yêu dành cho đứa bé, sự chăm sóc về thể xác, trong khi Dean nhìn bề ngoài có vẻ ít quan tâm chuyện ăn uống hay cách sống, nhưng thể hiện của anh ấy cho thấy tình yêu thương thật sự từ một người cha.
Khi cả 2 đến khách sạn tối hôm trước ngày Valentine, Cindy muốn Dean dùng “bạo lực”, nhưng điều đó là không thể với Dean, khi một người thật sự yêu một người, chuyện đó sẽ không bao giờ xẩy ra, nó chỉ diễn ra với những gã đàn ông ích kỹ, chỉ những kẻ chưa từng trải qua sự bạo hành trong chuyện chăn gối mới cảm thấy điều đó là thú vị.
Nhiều khán giả xem đến đoạn Dean uống bia vào buổi sáng sẽ có những nhận xét không tốt với anh ấy, giống như cô bạn đồng nghiệp của Cindy trong phim, vậy tại sao anh ấy chỉ uống vào buổi sáng trước khi đi làm? Có thể chúng ta nghĩ rằng việc say xỉn là xấu, nó quả là xấu – khi người đó không giữ được bình tĩnh và dùng bạo lực, nhưng Dean không như vậy, anh ấy uống vào buổi sáng vừa là thỏa chút sở thích, và anh ấy cũng hăn say làm việc, và … điều quan trọng nhất là anh ấy không hề say xỉn khi chiều tối về với vợ và con gái. Mọi chuyện mà Dean làm đều tồn tại sự thỏa đáng, dù là trong việc rất nhỏ, ví dụ anh ấy không hút thuốc trong nhà của cha Cindy, vì ông ấy thở bằng bình Oxy.
Việc Dean đánh gã bác sĩ có đúng không? Không đúng, nhưng điều Dean nói là đúng về gã này, anh ta muốn lên giường với Cindy.
Đến cuối bộ phim, chúng ta tự hỏi liệu họ có ly hôn không? Tôi không biết, nhưng nếu điều đó diễn ra, Cindy sẽ hối tiếc cho điều đó cả đời, khi mà … giả như cô ấy lấy một kẻ như gã người yêu cũ, điều đó có xu hướng rất cao, vì chưa trải qua thì chưa hiểu, còn sau khi trải qua và hối tiếc thì đã quá muộn màng, giống như con chó bị xe tông chết khi nó chạy khỏi cánh cổng an toàn dành cho nó. Nhưng con người là vậy, chúng ta thấy quá nhiều trong cuộc sống, người ta ủng hộ chiến tranh, ủng hộ kẻ độc tài, trong khi họ chưa bao giờ nghĩ đến chuyện họ có thể trở thành nạn nhân của nó.
Hãy nhớ lại những gì mà người dân Ukraina đã nghĩ về chiến tranh trước khi Nga đổ quân vào, nó nhẹ nhàng quá, và sau đó thì sao? Nó khủng khiếp quá, đó chỉ mới là những gì mà chúng ta cảm nhận ở một quốc gia khác, nếu nó diễn ra ở VN thì sự khủng khiếp đó sẽ gấp ngàn lần như thế. Vì lẽ đó, tôi chưa bao giờ cảm thấy buồn cười khi nghe câu nói kinh điển của mọi hoa hậu hoàng vũ – “vì hòa bình thế giới!”.
Đây là một bộ phim hay, dù buồn, mong là chúng ta sáng suốt để nhận ra sự thật, và vẫn giữ được trái tim của trẻ thơ như bé Frankie trong phim, bé biết cha thương yêu bé vô cùng. Chúc các bạn xem phim vui vẻ, nhớ chia sẻ bài viết nếu các bạn muốn đọc nhiều bài viết ý nghĩa thế này.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài, nhớ chia sẽ bài viết và giới thiệu Chí Blog đến mọi người, và tích cực “cứu tế” để mình có thêm động lực viết bài nghen.
OCB – ngân hàng phương đông, tk: 0003100008898001, NGUYỄN MINH CHÍ, chi nhánh Thủ Đức. Hoặc: Nguyễn Minh Chí, NH TMCP SAI GON THUONG TIN CN TIEN GIANG, Số TK: 0601 4671 8526
Những bộ phim tương tự:
Hạnh Phúc Của Lazzaro – Happy as Lazzaro (2018): hạnh phúc của thánh
Nỗi Đau – Calvary: nơi phúc lành ra đi
Em Không Phải Là Em – You Are Not You
Nhật Ký Tình Yêu – The Notebook (2004): điều em muốn là gì?
Tuổi Trẻ – Youth (2015): sức sống của tâm hồn – Nghệ Thuật
Đời Sống Thượng Lưu – La grande bellezza (2013): ta thấy gì khi cúc áo cô gái mở ra? – Nghệ Thuật
Cây Lê Dại –The Wild Pear Tree (2018): loài “xương rồng” trên đồi hoang
Ngủ Đông – Winter Sleep (2014): chập chờn – lạnh lẽo – cô độc – Nghệ Thuật – Cành Cọ Vàng
Manchester by the Sea next time
Không viết về phim đó đâu hihi, vì bi kịch đó đi vào bế tắt, cũng có phim tương tự như vậy nhưng hướng đến anh sáng, là phim The Shack (2017), phim này tôi có review.
Cảm ơn anh đã viết bài review này cũng như rất nhiều bài khác. Em rất thích cái nhìn sâu sắc của anh về từng chi tiết trong những bộ phim. Càng đọc càng thấy thấm và ngộ ra nhiều điều mà nếu chỉ xem phim một cách hời hợt với tâm thế để giải trí đơn thuần thì sẽ không bao giờ hiểu được. Em biết có những người cho rằng xem phim chỉ để giải toả căng thẳng, rằng không nhất thiết phải làm quá vấn đề “người xem phim nhưng không hiểu” và cho rằng anh đang dạy đời. Coi phim là công cụ giải trí đúng là hoàn toàn không sai, vì phim làm ra để phục vụ con người mà, nhưng bên cạnh đó với em những bộ phim và sách hay là thứ nghệ thuật mà người xem cần phải cảm nhận, phải thấu hiểu, phải trân trọng, chứ không phải xem chỉ để xem đó rồi kệ cho ý nghĩa của nó trôi tuột đi. Như vậy thì thực sự quá lãng phí. Rất cần những người phân tích như anh giúp mọi người hiểu sâu sa được từng tầng ý nghĩa được ẩn giấu, hiểu được cái hay của từng thước phim. Một trong những người thầy em rất quý ở trường đại học từng dạy em rằng, leader hay người dẫn dắt không nhất thiết phải là người mang chức vụ đứng đầu trong một nhóm, một tập thể, mà chỉ đơn giản là người đang trình bày, giảng giải về những vấn đề mình đã hiểu rõ cho những người chưa hiểu. Khi thầy giáo giảng bài, thầy là người dẫn dắt. Nhưng khi một người học sinh nêu lên suy nghĩ hay trình bày về những nghiên cứu của mình, chính học sinh đó lại trở thành người dẫn dắt, người leader cho cả thầy giáo và các bạn học khác, và người đó có quyền tự tin, tự hào về bản thân, thể hiện cái tôi của mình. Ở đây anh cũng đang là người dẫn dắt mọi người trong vấn đề về nghệ thuật, phim ảnh, vì vậy những gì anh nói, cách anh thể hiện là hoàn toàn chính xác chứ không có gì sai cả. Cá nhân em rất thích cách nói thẳng nói thật của anh, cảm giác anh hoàn toàn tự tin vào bản thân và nó đem lại sự tin tưởng chứ hoàn toàn không có cảm giác khó chịu gì. Cảm ơn anh và mong anh luôn giữ vững niềm đam mê của mình. Em sẽ tiếp tục ủng hộ trang blog của anh. Chúc anh thành công trong cuộc sống và cũng chúc anh một ngày nào đó sẽ thành công vs những kịch bản của mình nữa nhé
Cảm ơn bạn đã chia sẻ, đồng cảm, và lời chúc. Về những người “hơi bị sốc” khi đọc được những lời nói thẳng mà tôi đã viết, tôi luôn khuyên họ hãy tiếp tục đọc thêm vài bài nữa thì sẽ biết là tôi không hề có ý muốn “thể hiện”, những bài ban đầu tôi cũng thường tránh việc nói thẳng, nhưng sau khi viết quá nhiều bài mà mỗi khi có gì đó chỉ ra mà phải viết quanh co mãi thì rất mệt á, nên sau này cứ có gì nói đó, vậy cho tiện và tập trung được vào những vấn đề quan trọng trong bài viết. Về chuyện “người dẫn đường”, đúng như bạn nói, bất kỳ ai có thể giúp ta hiểu ra điều gì đó thì đều là “người dẫn đường”, là tôi, là bạn, thậm chí là một đứa trẻ khi nó dạy ta cách sống hồn nhiên. Tôi sẽ cố gắng giữ nhiệt huyết để viết bài, và cũng chúc bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.
Có môt bộ phim có vẻ khá khó với anh nhưng em vẫn muốn giới thiêu :)) em đã đọc môt số vài review nhưng có vẻ vẫn ko đúng lắm vì biết anh là một người yêu điện ảnh nên cũng muốn giới thiệu cho anh biết :)))
Cure-1997 Thử thách :))))
“có vẻ khá khó với anh”, dùng chiêu khích tướng à haha, là phim của Nhật? Xem trailer thì thấy có vẻ hay, ừ để chút xem thử – nếu xem được trên mạng, có lẽ sẽ viết review về nó. Còn nói về phim khó, thì phải nói đến 7 bộ phim của ông đạo diễn người Nga kìa, mình đã xem cả 7 phim, bộ phim thứ 7 cả thế giới đều hiểu tầm bậy nhưng mình cảm thấy chưa muốn viết ra đấy thôi hihi, 😛